Công ty tên lửa Nga công bố kết quả điều tra vụ rơi máy bay MH17
Công ty VKO Almaz-Antey của Nga, nhà sản xuất tên lửa, radar, các hệ thống điều khiển tự động hóa và tổ hợp tự động hóa, đã công bố kết quả nghiên cứu toàn diện về vụ rơi máy bay Malaysia Airlines tại đông Ukraine ngày 17/7/2014, khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng.
Họp báo của Tập đoàn Almaz-Antey công bố kết quả nghiên cứu của
tập đoàn về vụ việc máy báy rơi MH17 ngày 2/6
Dựa trên các phân tích, Almaz-Antey lập luận rằng nếu máy bay Boeing-777 của Malaysia Airlines bị bắn hạ bằng hệ thống phòng thủ quân sự khi bay qua vùng Donetsk, điều này chỉ có thể do tên lửa 9M38 (M1), bị bắn đi từ hệ thống BUK-M1 đặt tại phía nam thị trấn Zaroschenskoe, nơi máy bay bị bắn rơi.
Để xác định loại tên lửa được cho là bắn hạ MH17, các kỹ sư của công ty đã phân tích kỹ lưỡng những hư hại tại lớp vỏ máy bay và kết cấu khung, cũng như phân tích các mảnh đầu đạn được Ủy ban Châu Âu cung cấp, đã được gỡ ra từ nhiều phần của máy bay.
Trong số những mảnh vỡ mà các chuyên gia thu được, có những mảnh vỡ dạng “hai chữ T”. Những mảnh vỡ này chỉ có duy nhất ở đầu đạn hạt nhân của tên lửa 9M38 (M1) thuộc hệ thống tên lửa BUK-M1. Những hư hại trên vỏ máy bay có dạng hình vuông, kích thước 13×13 mm (14×14 mm) cũng hướng tới giả thiết về loại vũ khí này. Thêm vào đó, những hư hại trên máy bay phù hợp với những hư hại gây ra bởi tên lửa 9M38 (M1).
Video đang HOT
Các hư hại được phân tích cả về mặt hình thức lẫn bản chất hình thành.
Các chuyên gia cũng xác định địa điểm đặt tên lửa dựa trên dạng hư hại của chiếc Boeing-777. Bằng những hư hại tiếp tuyến điển hình trên lớp vỏ máy bay ở giới hạn ngoài phạm vi văng mảnh bom, các chuyên gia của Công ty xác định điểm nổ của tên lửa – gần hơn về phía bên trái, trên trục cánh máy bay.
Các chuyên gia đã xác định hướng bay của tên lửa hướng tới chiếc Boeing-777 – góc tiếp xúc theo chiều ngang vào chiều dọc. Kết luận được đưa ra dựa trên phân tích bản chất hư hại trên vỏ máy bay, cũng như vị trí các mảnh đạn phát nổ từ loại đầu đạn này. Nghiên cứu lỗ đạn trên vỏ và vách ngăn cho thấy các yếu tố sát thương đã đi xuyên qua khung máy bay sau khi phát nổ – từ mũi máy bay đến đuôi.
Tái tạo hư hại trên mũi máy bay Boeing-777 cho thấy một vùng khung máy bay bị hư hại hoàn toàn, bao gồm các vách ngăn và trục dọc thân.
Almaz-Antey đã có cuộc điều tra chi tiết về vụ MH17
Quá trình phân tích cũng cho thấy tên lửa không thể bị bắn từ vùng Snezhnoe (do phe đòi độc lập ở miền đông kiểm soát), mà có thể từ thị trấn Zaroschenskoe (nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượngUkraine).
Tuy nhiên, kết luận cuối cùng về việc làm thế nào và vì vũ khí gì mà máy bay bị bắn hạn chỉ có thể đưa ra sau khi đã hoàn thành tất cả những đánh giá kỹ thuật cần thiết.
Một báo cáo chi tiết các phân tích thực hiện bởi các chuyên gia của Almaz-Antey đã được gửi tới Ủy ban Quốc tế điều tra nguyên nhân của thảm họa.
Tên lửa 9M38 (M1) dùng cho hệ thống BUK-M1 đã ngừng sản xuất từ năm 1999. Vào thời điểm đó, những tên lửa loại này còn sót lại đã bàn giao cho các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Almaz-Antey được thành lập vào năm 2002. Do vậy, Almaz-Antey khẳng định công ty này không thể cung cấp loại tên lửa này cho bất cứ bên nào. Almaz-Antey cũng tuyên bố rằng lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu chống lại công ty này liên quan tới vụ rơi máy bay MH17 là không có cơ sở và nên bị loại bỏ.
Almaz-Antey là nhà sản xuất các hệ thống phòng không và các hệ thống đất đối không tầm trung BUK. Công ty có năng lực sâu rộng với những vấn đề liên quan đến thiết kế và vận hành tên lửa.
N.H
Theo Dantri
Chưa xác nhận tin tên lửa Buk bắn rơi máy bay MH17
Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) phản ứng thận trọng với bản tin phát trên kênh truyền hình RTL của nước này nói chiếc máy bay MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ cách đây tám tháng ở Ukraine.
Các mảnh vỡ của máy bay MH17 được trưng bày tại Hà Lan. Một nhóm điều tra Hà Lan đã quay lại Ukraine để kiểm tra hiện trường máy bay rơi. Ảnh: AFP
Theo trang Sputnik của Nga, thông báo của DSB nêu rõ: "Cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được tiến hành và tập trung vào nhiều nguồn tin chứ không chỉ căn cứ vào các mảnh vỡ thu thập được từ hiện trường".
DSB cũng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là phải chứng minh một cách thuyết phục về mối liên hệ giữa bất cứ vật chứng nào với chiếc máy bay đã rơi".
Ngày 19/3, kênh truyền hình RTL đưa tin các nghiên cứu phân tích về mảnh vỡ do nhà báo Hà Lan Jeroen Akkermans tìm được cách đây vài tháng tại hiện trường ở ngôi làng Hrabove đã ủng hộ giả thuyết máy bay MH17 bị tên lửa Buk bắn rơi.
Theo RTL, các chuyên gia quân sự kết luận mảnh vỡ đó là một phần của đầu đạn tên lửa 9M317 Buk do Nga sản xuất.
Báo cáo điều tra của DSB về vụ máy bay MH17 rơi làm 298 người thiệt mạng, đa số là công dân Hà Lan, dự kiến công bố vào tháng 10 năm nay.
Theo Tri Thức
Hạ viện Đức: MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa SA-3? Tài liệu điều tra do Hạ viện Đức công bố cho thấy, máy bay Malaysia Airlines MH17 không phải bị bắn hạ bởi tên lửa BUK mà là bởi SA-3. Theo đó, SA-3 (tên do NATO đặt, còn trong tiếng Nga là S-125 Pechora) là một hệ thống phòng không được sử dụng rộng rãi từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Quân đội...