Công ty quản lý hầm Hải Vân nợ hơn 2,6 tỷ đồng tiền điện
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Công ty CP quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân ( HAMADECO) chưa thanh toán tiền điện số tiền hơn 2,6 tỷ đồng cho Điện lực Liên Chiểu (trực thuộc PC Đà Nẵng) dù đã nhận được văn bản yêu cầu đóng tiền điện nhiều lần.
Trong văn bản do ông Ngô Tấn Cư, Giám đốc PC Đà Nẵng ký nêu rõ, số tiền HAMADECO đang nợ là hơn 2,6 tỷ đồng. Trong đó, kỳ 3 tháng 9/2018 thiếu hơn 694 triệu đồng, kỳ 1 tháng 10/2018 thiếu hơn 741 triệu đồng, kỳ 2 tháng 10/2018 thiếu hơn 536 triệu đồng, kỳ 3 tháng 10/2018 thiếu hơn 677 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền điện dự kiến phát sinh từ nay đến 25/12/2018 khoảng hơn 3,9 tỷ đồng.
Nguyên nhân việc HAMADECO thiếu nợ tiền điện PC Đà Nẵng là do viêc chậm thanh toán chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng hầm Hải Vân 1 của Công ty CP Đầu tư Đèo Cả. HAMADECO cho biết, theo nội dung hợp đồng giữa HAMADECO và Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, HAMADECO đã thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng hầm Hải Vân thường xuyên, đáp ứng đủ yêu cầu theo nội dung hợp đồng đã ký kết…
Đang nợ 2,6 tỷ tiền điện nhưng theo PC Đà Nẵng khó có chuyện đóng cửa hầm Hải Vân.
Tuy nhiên, đến nay, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả mới thanh toán cho HAMADECO chi phí quản lý vận hành hầm đến quý I/2018. Việc này dẫn đến việc HAMADECO không có tiền chi trả tiền điện cho PC Đà Nẵng. HAMADECO đề nghị Công ty CP Đầu tư Đèo Cả thanh thoán chi phí vận hành hầm còn lại quý II và 2 tháng của quý III cho công ty. Nếu chậm trễ, khả năng gây gián đoạn công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 và HAMADECO hoàn toàn không chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Việc chậm thanh toán tiền điện không những vi phạm Luật Điện lực và hợp đồng hai bên đã ký kết mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PC Đà Nẵng và thu nhập người lao động tại PC Đà Nẵng.
Nhưng trên thực tế, đây là công trình đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến huyết mạch giao thông của cả nước nên PC Đà Nẵng không thể thực hiện ngừng cấp điện theo quy định của Luật Điện lực. PC Đà Nẵng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết nhanh chóng tiền điện của HAMADECO đang nợ PC Đà Nẵng và dự phòng nguồn kinh phí thanh toán tiền điện phát sinh từ nay đến hết năm 2018.
Thanh Hiếu
Theo petrotimes
Tổng cục Đường bộ yêu cầu kiểm tra vết nứt trong hầm Hải Vân
Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt trong hầm đường bộ Hải Vân.
Ngày 24/10, Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục đường bộ Việt Nam) có công văn đề nghị Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả kiểm tra các vết nứt trong hầm đường bộ Hải Vân, đoạn đầu hầm phía nam (nối Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế).
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý đường bộ III, Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả phối hợp kiểm tra các vết nứt trong hầm.
Ông Huyện khẳng định ngày 26/10, lãnh đạo Tổng cục sẽ trực tiếp vào hầm Hải Vân để kiểm tra và xem xét, đánh giá các vết nứt tại hiện trường.
Trước khi hầm Hải Vân được bàn giao từ Bộ GTVT sang Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và giám sát về chất lượng công trình.
Hàng loạt vết nứt xuất hiện trong hầm Hải Vân từ năm 2014 làm bong tróc lớp sơn epoxy bên ngoài. Ảnh:Tấn Việt.
Thời điểm đó, năm 2015, đoạn đầu hầm Hải Vân xuất hiện một vài vết nứt nhỏ, không nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc một số thông tin phản ánh xuất hiện vết nứt lớn khiến Tổng cục Đường bộ và Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả phải vào cuộc kiểm tra và xử lý.
Sáng 24/10, ông Lê Quỳnh Mai, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả đã phản hồi những vấn đề liên quan đến các vết nứt trong hầm Hải Vân.
Ông Mai cho biết tháng 1/2016 công ty Đèo Cả nhận bàn giao hầm Hải Vân 1 từ Bộ GTVT. Đến tháng 5/2016, công ty thực hiện khảo sát toàn bộ các vết nứt trong hầm (do Tư vấn Nippon Koei của Nhật Bản và Tư vấn Alpin Technik của Đức thực hiện bằng thiết bị quét tự động toàn bộ hầm) cho thấy trong hầm đang tồn tại một số vết nứt.
Trong số đó, 8 vết nứt ở trạng thái bất lợi, cần sửa chữa để tránh rủi ro về an toàn kết cấu.
Vị này nói rằng qua khảo sát thực tế bằng thiết bị tự động, hiện đại của Đức cũng như đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản thì số lượng vết nứt nguy hiểm chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các vết nứt đa số ở trạng thái chưa gây nguy hiểm trực tiếp cho kết cấu và người tham gia giao thông.
Do đang thi công mở rộng hầm Hải Vân 2 nên thời điểm này chưa phù hợp để xử lý dứt điểm.
Theo Văn Chương (Zing)
Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân, Đèo Cả vì vỡ phương án tài chính, Bộ GTVT nói 'đang xử lý theo quy định' Mất cân đối tài chính khiến thua lỗ kéo dài đang đẩy hai hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam là Hải Vân và Đèo Cả tới nguy cơ đóng cửa do không đủ chi phí vận hành. Ngày 28/10, trả lời VTC News, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, liên quan kiến nghị của CTCP Đầu tư Đèo Cả, Bộ Giao...