Công ty phân bón hứa bồi thường các ruộng lúa chết bất thường
Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non bị chết hàng loạt tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Hai thửa ruộng trên cánh đồng mẫu huyện Ba Tri. Một thửa bón phân LTh đã bị chết rụi, còn các thửa ruộng kế bên bón các loại phân khác thì vẫn phát triển bình thường – Ảnh: Mậu Trường
Ngày 21-7, ông Nguyễn Văn Dũng – chi cục phó Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, cho biết sau khi xảy ra sự cố lúa non chết hàng loạt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đại diện các sở ngành và công ty cung cấp phân bón đã có buổi làm việc với nông dân, tìm nguyên nhân chính thức và đưa ra phương án hỗ trợ.
Theo đó, dù chưa kết luận được lúa chết có liên quan đến phân bón hay không nhưng phía Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield (nông dân đã sử dụng loại phân Lio Thái của công ty này) đã đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non chết với mức cao nhất là 16 triệu đồng/ha.
Cụ thể, có 4 trường hợp được phía công ty đồng ý hỗ trợ nông dân:
Nếu lúa chết nhưng nông dân đã xạ lại được hỗ trợ 350.000 đồng/công và 15 kg phân bón; nếu lúa vẫn còn dưỡng được sẽ hỗ trợ 5kg phân DAP, thuốc dinh dưỡng đặc biệt của công ty và sau khi thu hoạch nếu năng suất thấp hơn bao nhiêu so với ruộng bên cạnh (không sử dụng phân Lio Thái) sẽ được công ty này bù vào cho bằng; nếu lúa đã chết hết, nông dân bỏ ruộng thì công ty sẽ hỗ trợ 1,6 triệu đồng/công.
Bến Tre có hơn 36 ha lúa non bị chết sau khi bón phân Lio Thái và hầu hết đều hài lòng với mức hỗ trợ này.
Còn tại tỉnh Tiền Giang, với 20ha lúa non của 17 hộ dân bị chết, dù chưa có nguyên nhân chính thức nhưng phía công ty phân bón nói trên đã hỗ trợ mức cao nhất là 22 triệu đồng/ ha.
Video đang HOT
Được biết, có khoảng 40ha lúa hè thu của nông dân tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre bị úa vàng và chết rụi từ sau khi sạ được 10 – 20 ngày.
Nhiều nông dân tại cánh đồng mẫu ở Ba Tri (Bến Tre) cho biết những thửa ruộng có bón loại phân LTh của Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đều bị cháy lá và chết hơn phân nửa, trong khi những thửa ruộng bón các loại phân khác đều phát triển xanh tốt bình thường.
Dẫn chúng tôi đến thửa ruộng 4.000m2 có lúa đã bị úa vàng, ông Võ Văn Bự (xã An Bình Tây, Ba Tri) cho biết đã bón loại phân này lúc lúa được 10 ngày tuổi và chỉ vài ngày sau lá chuyển màu đỏ hoe và cháy rụi từ từ. Trong khi các thửa ruộng kề bên bón các loại phân khác vẫn phát triển bình thường.
Trước đó, ngày 18-7, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri cho biết đã thống kê về tình hình thiệt hại với tổng cộng hơn 23ha lúa hè thu, hầu hết đều có sử dụng phân bón LTh nhưng chưa có kết luận chính thức nguyên nhân lúa chết.
Tương tự, UBND xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết trên địa bàn có hơn 20ha lúa tại cánh đồng liên kết cũng xảy ra tình trạng ngả màu vàng lá, chết lụn dần sau khi bón phân LTh.
Thông tin từ Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre) cho biết đã phối hợp với công ty cung cấp phân bón đi khảo sát thực tế, lấy mẫu để xác định nguyên nhân chính thức gây lúa chết và sẽ sớm công bố kết quả.
Theo Tuổi Trẻ
Tai nạn kinh hoàng ở Đắk Nông: Hành khách nằm la liệt, kêu cứu
Chiều 2-5, trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết và 20 người bị thương.
Vào thời điểm trên, xe khách mang BKS 53S-8992 do lái xe Nguyễn Văn Dũng (33 tuổi) điều khiển chạy hướng thành phố Hồ Chí Minh đi thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sau khi qua trạm thu phí Đắk Gằn được khoảng 100m thì đâm vào xe tải BKS 47C-08.799 (chở 16 tấn hồ tiêu) do lái xe Dương Phú Tài điều khiển.
Hậu quả, vụ tai nạn đã làm 3 người tử vong và 20 người bị thương.
Chị Dương Thị Huỳnh Lệ (37 tuổi, chị của tài xế xe tải) cho biết, khi anh Dương Phú Tài đang điều khiển xe qua trạm thu lệ phí Cư Jut khoảng 100m để đi TP HCM thì xảy ra vụ tai nạn.
Hiện tại, lái xe tải Dương Phú Tài bị thương rất nặng phải khâu nhiều mũi ở vùng đầu, còn tài xế phụ là anh Dương Phú Tấn bị thương ở vùng chân.
Các nạn nhân được cấp cứu tại bệnh viện
Có mặt tại hiện trường, chị Ngô Thị Thúy (37 tuổi, trú ở Ea Súp) cho biết, dịp nghỉ lễ con trai được nghỉ học nên hai mẹ con xuống Đồng Nai thăm chồng. Khi đi xe về đến Kiến Đức (Đắk Nông) thì gặp nạn.
"Trên xe, tôi cùng con trai ngồi ở hàng ghế cuối. Trước khi xảy ra vụ việc tôi thấy xe chạy lấn làn với tốc độ cao. Khi hai xe sắp tông vào nhau, tôi cứ nghĩ mình và con sẽ không sống nổi. Đến khi hai xe đụng nhau, nghe mọi người kêu cứu mới biết mình còn sống", chị Thúy kể.
Theo người phụ nữ này, cú va chạm làm chị văng về phía trước nằm chồng lên những người khác. "Tai nạn khiến tôi chấn thương ở tay và chân, tức ngực. Rất may, con trai tôi có ghế phía trước chắn lại nên chỉ bị thương ở mặt và miệng", người mẹ nói.
Bé Lang Văn Phương (SN 2004) thuật lại sự việc: "Lúc đó cháu đang ngồi nhìn ra ngoài để ngắm đường, sau đó cháu không biết gì cả, tỉnh dậy mới biết mình đang nằm tại bệnh viện".
Ngồi chờ đến lượt bó bột cánh tay trái bị gẫy trong vụ tai nạn, ông Trần Trung Tiên (62 tuổi, trú ở huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) vẫn chưa hết bần thần. Ông cho biết cùng vợ và em gái đi đám cưới người thân ở Đắk Mil (Đắk Nông) về. Khi mọi người lên xe được khoảng hơn 20 km thì xảy ra chuyện.
"Tôi đang ngồi thì nghe một tiếng rầm. Lúc đó theo quán tính, cả 3 người chúng tôi bị hất văng về phía trước. Mọi người la hét kêu cứu trong chiếc xe bị nát bét", ông Tiên nói.
Theo ông Tiên, khi xảy ra tai nạn hành khách trong xe hỗn loạn, kêu cứu và nằm la liệt. Tất cả phải nhờ mọi người xung quanh phá cửa đưa ra ngoài đi bệnh viện cấp cứu.
Được biết, sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tại khu vực đó đã dùng xà beng, búa và vật cứng để giải cứu các nạn nhân trong xe đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông -Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Đắk Nông thăm hỏi các nạn nhân
Bác sỹ Trần Chí Hiếu, Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Sau khi tai nạn xảy ra, được sự chỉ đạo của Sở Y tế, cũng như Ban giám đốc bệnh viện, chúng tôi tập trung toàn bộ lực lượng y bác sĩ để ứng cứu. Tôi trực tiếp tham gia hồi sức tích cực để mổ cho các nạn nhân. Một số nạn nhân đến bây giờ đã ổn định, chỉ còn một trường hợp nặng thì đang được chúng tôi theo dõi đặc biệt".
Sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk để thăm hỏi các nạn nhân bị thương, chia buồn và động viên các gia đình có nạn nhân tử vong, mong các gia đình vững vàng để vượt qua nỗi đau mất mát người thân, chúc các nạn nhân khác mau chóng điều trị lành các vết thương.
Cũng trong tối 2-5, Ban An toàn giao thông huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, hỗ trợ mỗi gia đình có nạn nhân tử vong 2 triệu đồng và 500.000 đồng cho mỗi trường hợp bị thương. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã bàn giao thi thể của 3 nạn nhân xấu số trong vụ tai nạn này để gia đình lo hậu sự.
Theo_An ninh thủ đô
Đắk Nông: Xe khách đối đầu xe tải, 20 người thương vong Vụ tai nạn xảy ra vào đầu chiều nay (2.5), đến thời điểm hiện tại, trong số 20 người nhập viện đã có 3 người tử vong. Khoảng 13h chiều nay (2.5), tại km 1.080 200 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng....