Công ty Nhật xem xét cho nhân viên làm 4 ngày/tuần
Nhằm giảm áp lực cho nhân viên và &’tăng năng suất’, một công ty Nhật Bản đang xem xét kéo dài thời gian nghỉ cuối tuần cho nhân viên lên 3 ngày, tức họ chỉ phải đi làm 4 ngày trong tuần.
Nghiên cứu của chính phủ Nhật cho biết nhiều nhân viên ở nước này phải làm thêm giờ, có khi trên 80 tiếng mỗi tháng – Ảnh: Reuters
Theo Yahoo Japan Corp, công ty đã cho phép nhân viên được làm từ xa 5 lần trong tháng và hiện đang xem xét giảm ngày làm việc trong tuần xuống còn 4 ngày với hi vọng “tăng năng suất làm việc” của nhân viên.
“Thông qua việc cho người lao động được tự do hơn về cách làm việc, chúng tôi hi vọng họ chọn được một cách làm mà họ thực hiện tốt nhất, và như vậy năng suất sẽ tăng lên”, phát ngôn viên của công ty, Megumi Yagita, nói.
Theo RT, động thái này diễn ra sau khi công ty quảng cáo lớn nhất Nhật Bản Dentsu gần đây bị điều tra sau vụ một nữ nhân viên công ty tự tử do làm việc quá sức. Các nhà điều tra cho biết cô gái 24 tuổi này đã phải làm thêm giờ hơn 100 tiếng trong một tháng và bị trầm cảm, cuối cùng tự tử.
Vào đầu tháng này, chủ tịch Dentsu đã từ chức để nhận trách nhiệm vụ việc. Phía công ty cũng đã đưa ra các biện pháp mới để cắt giảm giờ làm việc tại văn phòng, như tắt đèn các phòng làm việc từ 22g đêm đến 5g sáng.
Video đang HOT
Các công ty khác cũng có những điều chỉnh. Như Japan Post Insurance Co gần đây thông báo sẽ tắt đèn ở trụ sở chính vào lúc 19g30 trong khi Suntory Holdings Ltd đang mở rộng chương trình cho nhân viên được làm việc từ nhà.
Cũng như hầu hết các nước, giờ làm việc chính thức của Nhật Bản là 40 giờ/tuần, tức 5 ngày. Tuy nhiên nghiên cứu của chính phủ cho thấy nhân viên của khoảng 1/4 công ty Nhật phải làm thêm giờ trên 80 tiếng mỗi tháng, và 1/5 số nhân viên ở nước này đối mặt với nguy cơ tử vong do làm việc quá sức.
Theo kế hoạch, vào tháng 2 tới, chính phủ và các nhóm doanh nghiệp Nhật sẽ phát động chiến dịch “Premium Friday” nhằm khuyến khích các công ty cho nhân viên nghỉ sớm vào ngày thứ Sáu cuối cùng của mỗi tháng để người lao động có thể cân bằng cuộc sống cũng như có thời gian cho gia đình như chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già…
(Theo Tuổi Trẻ)
Quan chức nhà nước Ả Rập Saudi chỉ làm việc 1 tiếng/ngày
Nếu không có biện pháp, Ả Rập sẽ phá sản trong 3-4 năm tới, thứ trưởng Bộ Kinh tế nước này cho biết
Quan chức tại quốc gia vùng Vịnh chỉ làm việc 1 tiếng/ngày (Ảnh minh họa)
Năng suất lao động của các quan chức hàng đầu Ả Rập Saudi cực kì thấp trong hệ thống nhà nước cồng kềnh, khi Ả Rập đang lảo đảo vì giá dầu thấp và cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (con số lên tới là 100 tỷ USD trong năm 2015).
"Số giờ làm việc của các nhân viên nhà nước không vượt quá một tiếng/ngày, dựa trên các nghiên cứu", Bộ trưởng Dân sự Khaled Alaraj nói trong một cuộc thảo luận chính thức về kinh tế trên truyền hình tối ngày 19.10.
Hơn 2/3 người Ả Rập Saudi, tương đương hơn 3 triệu dân, đang làm việc cho chính phủ. Đây là một con số lớn, để tiện so sánh, tại Mỹ, chỉ có 20% dân số làm việc trong lĩnh vực công. Do đó, năm ngoái, vương quốc đã chi khoảng 45% ngân sách, tương đương 128 tỉ USD, để trả lương cho đối tượng này. Theo CNN, lương trung bình của một nhân viên nhà nước Ả Rập là 2.400 USD/tháng (khoảng 53,3 triệu đồng) vào năm 2013.
Bộ trưởng Dân sự Ả Rập Saudi, ông Khaled Alaraj
Trước những cuộc cải cách gần đây, quan chức Ả Rập thường có nhiều đặc quyền, ví dụ như một tuần làm việc 35 tiếng hay tiền thưởng thường xuyên. Ví dụ: công chức được thưởng 2 tháng lương khi Vua Salman lên ngôi vào đầu năm 2015.
"Nếu chúng ta không có biện pháp cải cách nào, và nếu nền kinh tế toàn cầu vẫn giữ nguyên, thì chúng ta sẽ phá sản trong 3-4 năm tới", Mohamed Al Tuwaijri, thứ trưởng Bộ kinh tế Ả Rập nói trong cuộc thảo luận.
Trước tình hình trên, chính phủ nước này bắt đầu có những biện pháp để cải thiện.
"Nếu chúng ta không có biện pháp cải cách nào, và nếu nền kinh tế toàn cầu vẫn giữ nguyên, thì chúng ta sẽ phá sản trong 3-4 năm tới" (Ảnh: Reuters)
Tháng trước, Ả Rập Saudi công bố chính sách giảm 20% lương của các quan chức hàng đầu, đồng thời, loại bỏ các khoản phụ cấp xe hơi và điện thoại của họ. Bên cạnh đó, số ngày nghỉ hằng năm cũng không được phép vượt quá 30 ngày.
Những công chức yếu kém có thể bị sa thải sau ba năm. Điều này có thể là bình thường ở các quốc gia khác, nhưng đây lại là một cuộc cách mạng với Ả Rập Saudi, nơi nhiều công việc được coi là sự đảm bảo cả cuộc đời. Tại một số phòng ban, người lao động cũng sẽ phải quẹt thẻ để báo cáo sự hiện diện của họ tại cơ quan nhiều lần trong ngày.
Theo Trà My - RT (Dân Việt)
Luật bất thành văn: Không biết nhậu thì đừng đòi tăng lương! Ở Nhật, việc bạn nhậu giỏi hay hoàn thành công việc được đánh giá là quan trọng ngang nhau. Còn nếu từ chối tiệc rượu, gần như chắc chắn bạn sẽ bị sếp ghét! Meir Jeans là một người Kazhastan đến Nhật đã 4 năm, trong đó anh có 2 năm học thạc sỹ, tốt nghiệp ra trường anh đã đi làm được...