Công ty Nhật Bản chi 112 triệu USD để mua cổ phần của GEC Việt Nam
Công ty năng lượng JERA Inc. của Nhật Bản vừa ký thỏa thuận mua 35,1% cổ phần của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai ( GEC) của Việt Nam từ các cổ đông hiện hữu, với mục đích khai thác nhu cầu điện đang gia tăng ở quốc gia Đông Nam Á này và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon.
Công ty Nhật Bản chi 112 triệu USD để mua cổ phần của GEC Việt Nam. Ảnh: geccom.vn
Theo dự kiến, JERA Inc., một công ty liên doanh giữa hai “ông lớn” trong lĩnh vực năng lượng ở Nhật Bản là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) và Công ty Điện lực Chubu (Chuden), sẽ chi 15 tỷ yen (khoảng 112 triệu USD) để thực hiện thương vụ này.
Theo tờ Nikkei Asia, thương vụ này diễn ra trong bối cảnh JERA đặt mục tiêu tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh lên 5.000 MW vào năm 2025. Việc mua cổ phần của GEC sẽ giúp bổ sung thêm 190 MW điện tái sinh cho JERA, giúp nâng tổng công suất phát điện tái sinh của công ty này lên 1.900 MW. Bên cạnh đó, JERA sẽ cân nhắc hợp tác với GEC để phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió ngoài khơi.
Video đang HOT
Trước đó, JERA đã tham gia vào các dự án năng lượng tái sinh ở khắp châu Á, trong đó có Ấn Độ và Thái Lan. Bên cạnh đó, JERA cũng đang điều hành một nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt ở Việt Nam kể từ năm 2005.
Theo JERA, GEC hiện đang sở hữu các nhà máy nhiệt điện, điện Mặt Trời và điện gió, với tổng công suất lên tới 600 MW. Công ty này đặt mục tiêu nâng tổng công suất phát điện tái sinh lên 1.700 MW vào năm 2025.
Sản lượng điện sản xuất của EVN tăng 7,8% trong quý I/2022
Ngày 6/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong quý I/2022, EVN đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống 3 tháng đạt 63,03 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ.
EVN dự báo tình hình cung cấp than cho sản xuất điện có thể còn tiếp tục khó khăn. Ảnh: TTXVN.
Theo EVN, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 3/2022 đạt 23,45 tỷ kWh, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 3 tháng đạt 63,03 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Trong đó tỷ lệ huy động một số nguồn chính từ thủy điện đạt 16,48 tỷ kWh, chiếm 26,1% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống; Nhiệt điện than đạt 28,37 tỷ kWh, chiếm 45% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống; Tua bin khí đạt 7,56 tỷ kWh, chiếm 12% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Nguồn điện huy động từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 10,01 tỷ kWh, chiếm 15,9% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống (điện mặt trời đạt 6,86 tỷ kWh, điện gió đạt 2,95 tỷ kWh). Còn điện nhập khẩu đạt 451 triệu kWh, chiếm 0,7% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Trong quý I/2022, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 26,66 tỷ kWh, chiếm 42,29% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Sản lượng điện truyền tải tháng 3/2022 đạt 18,34 tỷ kWh. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện truyền tải đạt 48,83 tỷ kWh, tăng 4,6% so cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 3/2022 ước đạt 18,84 tỷ kWh, tăng 9,4% so với tháng 3/2021. Luỹ kế 3 tháng năm 2022 đạt 54,78 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đại diện EVN, trong quý I/2022, EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện với lượng than được cung cấp thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do đó, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát; các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch là 1,365 tỷ kWh.
EVN đã chủ động làm việc với các đối tác cung ứng than trong nước nhằm tìm cách tháo gỡ các vướng mắc phát sinh và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.
Với nhận định quý II hàng năm là thời gian cao điểm của mùa khô và là thời điểm căng thẳng nhất trong năm về đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống, EVN đề ra mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện, đáp ứng nhu cầu điện trong các tháng mùa khô quý II/2022.
Tháng 4/2022, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 779 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 42124 MW (tương ứng tăng trưởng khoảng 5,3% so với cùng kỳ 2021). Trong thời gian tới, tình hình cung cấp than cho sản xuất điện có thể còn tiếp tục khó khăn, EVN kêu gọi người dân và các khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Quy hoạch Điện VIII dự kiến bỏ nhiều dự án nhiệt điện than Bộ Công Thương vừa có văn bản số 4329/BCT-ĐL báo cáo Chính phủ về các nội dung của Quy hoạch Điện VIII; trong đó, bộ này xin ý kiến Chính phủ không đưa vào Quy hoạch 14.120 MW nhiệt điện than để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Net Zero đến năm 2050. Các nhà máy trong trung tâm Nhiệt...