Công ty Mỹ tuyên bố chế tạo thành công vắcxin chống virus corona
Các nhà khoa học tại Greffex Inc và phòng thí nghiệm ở Aurora, Colorado (Mỹ) vừa tuyên bố chế thành công vắcxin chống virus corona, sản phẩm sẽ sẵn sàng cho các thử nghiệm tiếp theo vào những ngày tới.
Theo ông John Price, Chủ tịch và CEO của Công ty Greffex Inc cho biết, vắcxin này sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Tiêu chuẩn thử nghiệm dựa trên quy định của FDA Mỹ và các cơ quan quản lý tương tự tại Trung Quốc.
Vì an toàn, Greffex cho biết họ không sử dụng một loại virus sống hoặc virus bị tiêu diệt để chế tạo vắcxin. Thay vào đó, vắcxin dựa trên Adenovirus (các virus có lõi là ADN), được sử dụng rộng rãi để chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư khác, đã chứng minh hiệu quả.
“Bí quyết trong việc đưa ra một loại vắc xin là có thể sản xuất số lượng nhất định, thử nghiệm vắc xin nhanh chóng và hiệu quả, sau đó đưa vào sử dụng ở người”, ông John Price cho hay.
Được biết, vào hồi tháng 9/2019, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ đã tài trợ 18,9 triệu USD cho Greffex trong chế tạo các sản phẩm y học. Vắcxin chống virus corona là một trong những công trình này. Nếu vắc xin được chính phủ Mỹ chấp nhận, Greffex sẽ cung cấp miễn phí cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra.
Video đang HOT
Một công ty tại Mỹ vừa tuyên bố chế tạo thành công vắcxin chống virus corona.
Trước đó, trong nỗ lực tìm ra loại văcxin ngăn chặn virus corona, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Chiết Giang (Trung Quôc) cho biêt, những nghiên cứu về vắcxin chông lại virus Covid-19 đã bước đâu có tiên triên.
Cụ thê, nhóm vắcxin thứ nhất của tỉnh Chiết Giang đã sinh ra kháng thể. Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc virus qua 4 thế hệ, tổ hợp vắcxin trên vật dẫn, nuôi cấy virus và đang thử nghiệm trên động vật. Theo các chuyên gia, thông thường trong vắcxin sẽ chứa hàm lượng nhất định kháng nguyên gây bệnh, khi tiêm vào động vật, nếu đáp ứng miễn dịch tốt sẽ sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó để bảo vệ cơ thể. Kết quả này hứa hẹn cho một vắcxin tốt.
Hiện nhóm nghiên cứu đang phối hợp với Trung tâm Kiếm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh tỉnh Chiết Giang, bệnh viện trường Đại học Chiết Giang để phát triển các loại vắcxin điều trị Covid-19 như vắcxin giảm hoạt tính virus, vắcxin protein tái tổ hợp, vắcxin adenovirus tái tổ hợp, vắcxin mRNA.
Đối với vắcxin protein tái tổ hợp, các kháng nguyên được sản xuất bởi nhóm tiền thử nghiệm đầu tiên. Nghiên cứu và phát triển vắcxin mRNA đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên động vật, vắcxin adenovirus tái tổ hợp bắt đầu mở rộng nuôi cấy virus tái tổ hợp và các thí nghiệm trên động vật.
Bảo Lâm
Theo New York Post/vietQ
Vaccine phòng nCoV đạt thành công bước đầu trong quá trình thử nghiệm
Chiều 22/2, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Chiết Giang, Trung Quôc đã họp báo công bố tình hình khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng như công bố thành công bước đầu trong quá trình thử nghiệm vaccine phòng bệnh này.
Kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 9/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, cac nha khoa hoc nước này cho biêt trong qua trinh tiêm thử nghiệm kháng nguyên virus COVID-19, cơ thể chuột đã đáp ứng miễn dịch tốt, sinh ra kháng thể, hứa hẹn thành công bước đầu trong việc tạo vaccine phòng dich. Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc virus COVID-19 qua 4 thế hệ. Vaccine được tái tổ hợp trên vật dẫn, bắt đầu tiến hành từ việc nuôi cấy virus, hiện đang thử nghiệm trên động vật.
Theo các chuyên gia, thông thường trong vaccine sẽ chứa hàm lượng nhất định kháng nguyên gây bệnh, khi tiêm vào động vật, nếu đáp ứng miễn dịch tốt sẽ sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó để bảo vệ cơ thể. Kết quả này hứa hẹn cho một vaccine tốt.
Liên quan đến dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra hướng dẫn kỹ thuật. Theo đó, tên chính thức của virus gây bệnh là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus corona 2 (SARS-CoV-2) còn tên dịch bệnh là COVID-19.
Theo WHO, tên chính thức của chủng mới virus do Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên, căn cứ cấu trúc gene của loại virus này, qua đó tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, thuốc và các loại vaccine phòng chống. Lý giải về quyết định đặt tên này, ICTV cho biết virus nCoV có sự tương đồng về gene với virus corona gây dịch SARS năm 2003. WHO khẳng định dù có sự liên quan, song hai virus hoàn toàn khác nhau.
Trước đó, WHO và ICTV đã thống nhất COVID-19 là tên của dịch viêm đường hô hấp cấp bùng phát tại Trung Quốc, trong đó "CO" là viết tắt của corona, chữ "VI" là viết tắt của "virus" và D là viết tắt của "disease" (dịch bệnh).
Lan Phương
Theo TTXVN/baotintuc
Cụ bà 96 tuổi nhiễm Covid-19 hồi phục kỳ diệu sau 3 ngày điều trị Một cụ bà 96 tuổi ở Trung Quốc đã hồi phục kỳ diệu khi bị nhiễm Covid-19. Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, bà đã 2 lần xét nghiệm âm tính. Cụ bà 96 tuổi ở Trung Quốc đã hồi phục kỳ diệu khi bị nhiễm Covid-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock Bà Lục, 96 tuổi, ở thành phố Ninh Ba,...