Công ty Mỹ, Trung Quốc nằm trong đường dây chế bom của IS
IS đang móc nối đường dây liên kết các công ty tại khoảng 20 quốc gia nhằm thiết lập chuỗi cung ứng vật liệu chế tạo vũ khí cho chúng.
Ước tính theo bản báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Xung đột Vũ khí (CAR), có đến 51 công ty đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Mỹ sản xuất, bán hoặc nhận chuyển phát hơn 700 loại vật liệu chế tạo thiết bị nổ đến tay tổ chức khủng bố IS.
Các công ty đến từ Romania, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Áo và Cộng hòa Czech cũng được đề cập trong bài viết.
Thiết bị nổ tự chế (IED) hiện đang được IS sản xuất theo “quy mô bán công nghiệp”. IED đã được cải tiến sản xuất bằng cách có thể đưa thêm các hóa chất phân bón và cả thiết bị di động vào quá trình chế tạo và sử dụng. IED ngày nay rất tinh vi, đa dạng nhiều thể loại và rất khó để các chuyên viên phá mìn thế giới tìm ra giải pháp phù hợp để vô hiệu hóa các thiết bị này.
Cờ của IS được treo tại một khu trại tập trung ở Lebanon (ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Chủ yếu các hoạt chất hóa học thường được vận chuyển qua đường biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ vì trung tâm đầu não của IS nằm tại Iraq và Syria. Đại diện từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho biết hiện Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường các biện pháp chặn đứng đường buôn lậu hóa chất và hàng hóa từ nước này nhập khẩu vào Syria và Iraq. Tuy nhiên, nhóm buôn lậu vẫn chui lọt qua khỏi cửa hải quan.
Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có 13 công ty nằm trong đường dây chống lưng cho IS, trong khi ở Ấn Độ là bảy công ty.
Bản báo cáo từ CAR hé lộ nhiều thông tin cho thấy IS rất khôn ngoan trong việc chọn kênh vận chuyển hóa chất. Những công ty vận chuyển này có thể là những công ty nhỏ lẻ làm việc tại nhiều quốc gia và các vật liệu họ sản xuất có thể được sử dụng với nhiều mục đích đời sống khác nhau.
Ngoài ra, một vài loại vật liệu cũng không cần giấy phép xuất khẩu từ chính phủ, vì vậy các phi vụ vận chuyển này thường dễ hơn rất nhiều so với việc vận chuyển vũ khí.
Bên cạnh đó, có bảy công ty Ấn Độ chế tạo các kíp nổ, dây nổ và cầu chì an toàn cũng được cho xuất khẩu sang Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ với tấm giấy phép có dấu xác nhận từ chính phủ New Delhi.
Các tác giả bài viết còn cho hay họ đã cố tiếp cận các công ty sản xuất các vật liệu có khả năng chuyển hàng đến tay IS. Tuy nhiên, các công ty này hoặc không trả lời cụ thể hoặc họ không giải thích được hàng hóa của họ đã thể đến được những đâu khác ngoài địa điểm vận chuyển hàng hóa của người nhận.
Hồng Phạm
Theo_PLO
Ấn Độ đàm phán đóng tàu chiến với cả Anh và Nga
Ngày 29-1-2016, Thời báo kinh tế Ấn Độ dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết, công ty đóng tàu Bharatu của nước này đã và đang đàm phán với các công ty của Nga và Anh về các dự án đóng tàu hải quân chung.
"Công ty đóng tàu Bharati đã có giấy phép đóng tàu chiến tại Ấn Độ. Công ty hiện đang huy động vốn và đang đàm phán với hai đối tác", tờ báo trên dẫn lời một nguồn tin thạo tin cho biết.
Tàu chiến của hải quân Ấn Độ tham gia một cuộc diễn tập
Theo tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ, tham gia vào các cuộc đàm phán này là một công ty đóng tàu của Anh và một công ty con trực thuộc Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga.
Trong khi đó, theo một nguồn tin khác, tập đoàn quốc phòng và cơ sở hạ tầng Bharati có thể sẽ thành lập một công ty con để chế tạo các tàu chiến tại 2 trong 6 nhà máy đóng tàu của mình.
Số vốn đầu tư chính xác cần huy động cho dự án này và tỷ lệ góp vốn của các đối tác đang được thảo luận. Tuy nhiên, đối tác nước ngoài có thể nắm giữ 49% cổ phần của một liên danh.
Tờ báo cho biết thêm rằng, hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ chi khoảng 18 tỷ USD để mua sắm tàu chiến trong những năm tới.
Theo_An ninh thủ đô
Thổ Nhĩ Kỳ ngấm đòn Nga: Già néo đứt dây Thổ Nhĩ Kỳ đang trả giá đắt vì ngoan cố không đưa ra lời xin lỗi Nga sau khi đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su24 của Nga. Nga cảnh báo gia tăng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ Mới đây, hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ gia tăng các lệnh trừng phạt kinh...