Công ty Mỹ hối thúc phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam
Viện Năng lượng Hạt nhân ( Nuclear Energy Institute-NEI) và các công ty năng lượng hạt nhân của Mỹ đã đồng thanh hối thúc Quốc hội nước này sớm phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam, cho rằng tăng cường hợp tác với Việt Nam sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn phát biểu của ông Gary Wolski, Phó Chủ tịch công ty dịch vụ năng lượng và công nghịêp Curtiss-Wright Corperation đăng trên trang mạng của NEI ngày 18/6 nói rằng, kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng ổn định ở mức 5-6%/năm. Việt Nam có kế hoạch đến năm 2030 sẽ sản xuất 10.000 megawatts điện hạt nhân và các lò phát điện hạt nhân đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thập kỷ tới. Trong khi đó, NEI lại chú trọng phát triển thị trường quốc tế nên cần tăng cường hợp tác.
Curtiss-Wright không phải là công ty duy nhất của Mỹ nhìn thấy các cơ hội ở Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân. Mùa hè này, công ty cung cấp nhiên liệu, dịch vụ, công nghệ và thiết kế lò phản ứng hạt nhân Westinghouse Electric Co đã mở văn phòng đại diện ở Hà Nội để khai thác các cơ hội và tiềm năng hợp tác tại thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Mới đây, sau chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam trở về, Phó Chủ tịch cấp cao, Trưởng bộ phận thương mại của công ty GE Hitachi Nuclear Energy (GHE), ông David Durham, nói rằng ông rất ấn tượng với sự bùng nổ xây dựng, từ sân bay, đường sá tới cầu cống và các tòa nhà cao tầng ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Sự bùng nổ này cùng với những thách thức của biến đổi khí hậu đang đặt ra nhu cầu cao đối với các nguồn năng lượng không có các-bon.
Theo Hiệp hội hạt nhân thế giới (WNA), tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng ở Việt Nam đang đặt ra nhu cầu lớn về điện với dự báo mỗi năm sẽ tăng từ 10-15%. Nga và Nhật Bản đã có các thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam. Do vậy, theo ông David Durham, “nếu không có thỏa thuận, chúng ta không thể tham gia cuộc chơi mà chỉ có thể đứng bên ngoài nhìn vào. Nếu thỏa thuận đến quá muộn, sau khi cuộc cạnh tranh kết thúc, thì cũng sẽ không có giá trị”.
Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, Hiệp định hợp tác hạt nhân 123 mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký với Việt Nam sẽ mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty của Mỹ, mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân của Mỹ từ 10-20 tỷ USD, đồng thời tạo ra hơn 50.000 việc làm mới cho người lao động Mỹ với mức lương cao.
Hôm 8.5, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Tổng thống Obama đã đệ trình Quốc hội bản đánh giá về thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, hay còn gọi là Hiệp định 123. Quốc hội Mỹ có 90 ngày để xem xét và phê chuẩn thỏa thuận này. Nếu được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Hiệp định 123 sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để các công ty của Mỹ tham gia hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam theo các điều khoản không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được hai bên nhất trí.
Ngày 9.6, Hạ nghị sỹ Adam Kinzinger của đảng Cộng hòa và Hạ nghị sỹ Eliot Engel của đảng Dân chủ đã đệ trình lên Hạ viện bản nghị quyết kêu gọi ủng hộ thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam. Cùng ngày, Thượng nghị sỹ Harry Reid cũng đưa ra Thượng viện một nghị quyết tương tự ủng hộ thỏa thuận 123 với Việt Nam.
Theo Báo Tin tức
Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc công dân ngay lập tức rời khỏi Iraq
THX đưa tin, ngày 12/6, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã hối thúc các công dân của nước này rời khỏi Iraq ngay lập tức sau khi xảy ra vụ các chiến binh bắt cóc 80 công dân của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có tổng lãnh sự tại thành phố phía Bắc Mosul, thủ phủ của tỉnh Nineveh.
Lực lượng phiến quân Hồi giáo chuẩn bị uy hiếp thủ đô Baghdad sau khi đánh chiếm Tikrit và Mosul. (Ảnh: TTXVN)
Bộ trên đã đưa ra một cảnh báo an ninh mới tới các công dân Thổ Nhĩ Kỳ đang ở Iraq hoặc những người đang có kế hoạch tới quốc gia này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva quan ngại về những diễn biến mới nhất tại Iraq, đồng thời bày tỏ sự cảm thông đối với ban lãnh đạo và người dân Iraq, những người đang cố gắng khôi phục lại hòa bình và an ninh tại nước này.
Trước đó cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố, Moskva mạnh mẽ lên án các âm mưu của những phần tử khủng bố nhằm phá hoại Iraq, Syria và các quốc gia khác trong khu vực.
TheoVietBao
Nga sẽ hợp tác với Việt Nam để phát triển hệ thống vệ tinh Glonass Việt Nam và Nicaragua để thiết lập các trạm phân chỉnh và hệ thống vệ tinh giám sát GLONASS. Một vệ tinh của hệ thống Glonass. Theo hãng tin "Interfax", tờ trình có chữ ký của Thủ tướng Dmitry Medvedev đã được đăng trên trang web của chính phủ Nga vào ngày 24/5 vừa qua trong đó có nhắc đến các thỏa thuận...