Công ty Liên Kết Việt lừa hơn 2.000 tỷ của gần 67.000 người
Cơ quan tố tụng xác định Lê Xuân Giang cùng đồng phạm đã lừa gạt, lôi kéo gần 67.000 người nộp cho Công ty Liên kết Việt gần 2.100 tỷ đồng.
Ngày 24/9, VKSND Tối cao chuyển hồ sơ vụ án Lê Xuân Giang cùng đồng phạm liên quan vụ Công ty cổ phần liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên Kết Việt) lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến TAND Hà Nội.
Trong hồ sơ chuyển đến tòa án lần này, cơ quan công tố vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Lê Xuân Giang (Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt) và 6 đồng phạm cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bản cáo trạng ban hành hồi tháng 1.
Lê Xuân Giang và lãnh đạo Liên Kết Việt trong một buổi hội thảo. Ảnh: L.K.
Theo đó, từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, Giang cùng Lê Văn Tú (Tổng giám đốc Công ty Liên Kết Việt), Nguyễn Thị Thủy (Phó tổng giám đốc Công ty Liên Kết Việt) và Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung, Nguyễn Xuân Trường (đều là thành viên nhóm phát triển thị trường của Liên Kết Việt) đã gian dối, cung cấp thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư nghĩ Liên Kết Việt là công ty con của Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, Lê Xuân Giang và nhân viên cấp dưới khiến đối tác nghĩ họ cán bộ quân đội, còn các sản phẩm họ kinh doanh là sản phẩm được liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, cơ quan uy tín của Bộ Quốc phòng đã được thử nghiệm, đưa vào sử dụng tại các bệnh viện Trung ương.
Để thuyết phục hàng chục nghìn nhà đầu tư bỏ tiền tham gia kinh doanh đa cấp, các bị can còn đặt làm giả bằng khen của Thủ tướng tặng cho Công ty Liên Kết Việt, Công ty BQP và triển khai 15 chương trình khuyến mại kích cầu, đưa ra những khoản khuyến mại lớn như nộp 7 triệu đồng sẽ được thưởng hơn 400 triệu đồng. Trường hợp vận động được nhiều người tham gia đa kinh doanh cấp sẽ được thưởng ôtô trị giá 1 tỷ đồnghoặc căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng…
Với thủ đoạn nêu trên, sau một năm hoạt động, Lê Xuân Giang và đồng phạm đã mở 34 chi nhánh, văn phòng đại diện ở 27 tỉnh, thành phố, qua đó lôi kéo hơn 66.880 bị hại nộp cho Công ty Liên kết Việt gần 2.100 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lấy lời khai đối với 7.346 bị hại đến trình báo. Đây là những người đã mua gần 77.000 mã sản phẩm với tổng số tiền hơn 658 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định Lê Xuân Giang giữ vai trò chủ mưu chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, qua đó chiếm đoạt hơn 862 tỷ đồng. Nguyễn Thị Thủy và Lê Văn Tú lần lượt chiếm hưởng hơn 38 và 61 tỷ đồng.
Tùng Lâm
Theo Zing
Nhiều liên minh vay nóng bị chặt đứt
Chỉ trong thời gian ngắn, Công an quận Tân Phú (TPHCM) đã triệt phá 2 băng nhóm cho vay nặng lãi hoạt động theo kiểu giang hồ với 21 nghi phạm. Đến nay đã có hơn 150 nạn nhân trình báo, tố cáo 2 băng nhóm giang hồ cho vay nặng lãi, khủng bố tinh thần người vay.
Vay "nóng" lãi suất 15%-90%/tháng
Thời gian gần đây, Công an quận Tân Phú, TPHCM nhận được thông tin về băng nhóm chuyên cho vay lãi nặng khắp các quận, huyện tại TPHCM. Nhóm cho vay trên nhiều trang web, phát tờ rơi quảng bá việc cho vay nhanh chóng, lãi suất thấp. Khi có người liên lạc, các nhóm này cử người đến tận nhà lập hồ sơ cho vay để mua xe máy và người vay tiền chỉ phải đưa sổ hộ khẩu, CMND bản chính.
Số tiền vay có nhiều mức nhưng thông thường là gói 5-50 triệu đồng với hình thức trả góp (lãi suất 15%-90%/tháng). Khi người vay không kịp trả tiền góp hàng ngày thì bị bọn chúng gọi điện thoại, đến nhà đe dọa "chặt chân, chặt tay, khủng bố tinh thần" hoặc đánh người vay, bắt đóng phạt.
Trong số đó nổi lên là băng nhóm do đối tượng Trần Đình Cường (SN 1990, quê Bắc Ninh) đứng ra tổ chức. Cường cung cấp nguồn tiền chính cho Lê Văn Tư và Nguyễn Xuân Trường để hoạt động cho vay. Tư và Trường lại phân công đàn em đi cho vay và đòi nợ. Cảnh sát cũng xác định "ông trùm" Cường có 2 tiền án về tội Cướp tài sản và Gây rối trật tự công cộng.
2 đối tượng cầm đầu hai nhóm vay nóng ở Sài Gòn vừa bị công an quận Tân Phú "xoá sổ" là Trần Đình Cường (áo trắng) và Nguyễn Khắc Đức
Sau khi thu thập đủ hồ sơ, cuối tháng 3 vừa qua, Công an quận Tân Phú đã bắt giữ 7 người và bước đầu họ thừa nhận cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản.
Cường khai nhận: Từ khoảng giữa năm 2017, Cường từ Bắc Ninh vào TPHCM để xây dựng mạng lưới cho vay lãi nặng và rủ các thanh niên có "máu mặt" ở quê vào làm ăn chung.
Sau đó Cường giao cho Trường, Tư mỗi người 400 triệu đồng để xây dựng hai nhóm. Đến lượt mình, Trường và Tư tổ chức cho đàn em rải khắp địa bàn TPHCM, cho người dân vay với lãi suất 15%-90%/tháng. Cường giúp Tư cập nhật, kiểm tra sổ sách người vay tiền, hướng dẫn cho vay và chỉ đạo việc lập các trang web như alovaytien, vaytiennongsaigon, vaytragop24h để quảng cáo và cùng đi phát tờ rơi.
Những thành viên nhóm cho vay nặng lãi do đối tượng Nguyễn Khắc Đức cầm đầu.
Cơ quan chức năng đã xác định với số tiền giao cho hai đàn em, trong gần 5 tháng Cường thu lợi bất chính từ nhóm 203 triệu đồng. Cũng liên quan đến tín dụng đen, cuối tháng 7 vừa qua, Công an quận Tân Phú đã triệt phá băng nhóm cho vay nặng lãi do đối tượng Nguyễn Khắc Đức (SN 1980, quê Hà Nội) cầm đầu.
Trong quá trình bắt, khám xét nơi ở của băng nhóm cho vay do Nguyễn Khắc Đức cầm đầu, Công an quận Tân Phú phát hiện hơn 100 bộ hồ sơ, kèm giấy tờ tùy thân của các công nhân đang làm việc tại Công ty Pouyuen (quận Bình Tân). Các nghi phạm này thừa nhận cho các công nhân vay ít nhất vài triệu đồng và cao nhất tới 20 triệu đồng/người.
Vụ án cho vay nặng lãi đầu tiên được khởi tố
Đến thời điểm hiện tại, Công an quận Tân Phú (TPHCM) đã bắt tổng cộng 2 băng nhóm giang hồ do các đối tượng Trần Đình Cường và Nguyễn Khắc Đức (SN 1980, quê Hà Nội) cùng với hơn 20 nghi phạm có liên quan đến đường dây cho vay nặng lãi.
Theo Công an quận Tân Phú, cầm đầu các băng nhóm cho vay nặng lãi đều là dân có "số má" từ các tỉnh phía bắc vào, liều lĩnh nhưng cũng rất am hiểu luật pháp nên công tác thu thập chứng cứ tốn nhiều thời gian.
Đánh giá từ lực lượng công an, khi phá án liên quan đến cho vay nặng lãi gặp nhiều khó khăn. Nhiều người ban đầu tố cáo sau đó rút đơn vì bị các đối tượng hù dọa. Lâu nay, nhiều vụ việc khi đến giai đoạn điều tra phải chuyển sang vụ án dân sự vì rất khó chứng minh hành vi.
Hung khí của một nhóm giang hồ chuyên hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê ở Sài Gòn bị công an phát hiện, thu giữ
Chuyên án 118C do Công an quận Tân Phú xác lập khởi tố và được Viện kiểm sát Nhân dân quận Tân Phú phê chuẩn đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong công tác tố tụng đối với tội danh "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" tại TPHCM, bởi lâu nay, do một số vướng mắc về khái niệm pháp luật nên kết quả cuối cùng vẫn chưa đạt được thỏa đáng.
Được biết, công an quận Tân Phú là đơn vị đầu tiên khám phá chuyên án cho vay nặng lãi. ơn vị này được Công an TPHCM chọn làm mô hình nhân rộng cho các đơn vị khác của Công an TPHCM thực hiện trong thời gian sắp tới.
Còn tiếp...
Nhóm PV
Theo Dantri
Sẽ mở rộng chuyên án phá đường dây cho vay nặng lãi đến các khu công nghiệp Để phá đường dây cho vay nặng lãi, các trinh sát Công an quận Tân Phú đã dày công theo dõi đối tượng và thu thập chứng cứ. Từ vụ án này, thời gian tới, Cơ quan điều tra Công an quận Tân Phú sẽ mở rộng chuyên án cho vay nặng lãi đến những khu vực tập trung nhiều công nhân, người...