Công ty Hòa Bình phản pháo, khẳng định vẫn nắm bản quyền GCafe
Đại diện Công ty CPTH Hòa Bình cho hay với tư cách chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với tên Gcafe, hãng cảnh báo đơn vị nào đang có những hành vi được cho là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Như đã đưa tin, sau khi “úp mở” nhiều thông tin xoay quanh GCafe thì mới đây đại diện công ty VNG khẳng định nắm trong tay bản quyền phát hành phần mềm GCafe Professional tại Việt Nam song song với CSM.
Tuy nhiên chỉ cách đây vài phút, phía Công ty Cổ phần tin học Hòa Bình, đơn vị vốn đang phát hành GCafe cũng bất ngờ lên tiếng phản pháo. Theo đó, đại diện Công ty CPTH Hòa Bình cho hay với tư cách chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với tên GCafe, hãng cảnh báo đơn vị nào đang có những hành vi được cho là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Dưới đây là thông cáo báo chí chi tiết mà Công ty này đưa ra:
“Thông cáo báo chí này được gửi từ đại diện Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình, đơn vị sở hữu bản quyền hợp pháp đối với chương trình phần mềm Gcafe Professional (Gcafe) tại Việt Nam.
Trong một vài ngày qua, trên các phương tiện truyền thông báo chí đã và đang đưa tin về việc chương trình Gcafe Professional sẽ được cài đặt miễn phí tại các phòng máy bởi một công ty thứ ba, không phải Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình. Ngày 15/10/2015, trên mạng Internet và mạng xã hội có lan truyền một văn bản từ đơn vị này với nội dung cài đặt miễn phí Gcafe tại các phòng máy. Theo một số hình ảnh chúng tôi nhận được, logo của Gcafe do Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình sở hữu đã xuất hiện trong những hình ảnh chào mời mà đơn vị kia cung cấp.
Video đang HOT
Những thông tin trên đã để lại rất nhiều nghi vấn cho dư luận, đồng thời gây ảnh hưởng đến uy tín và công tác vận hành sản phẩm Gcafe tại Việt Nam của Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình chúng tôi.
Chúng tôi xin khẳng định:
Thương hiệu Gcafe do Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình tự tạo ra từ đầu năm 2011 và được sử dụng liên tục từ đó cho tới nay. Thương hiệu Gcafe được sử dụng duy nhất cho sản phẩm phần mềm quản lý phòng máy thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình. Trong gần 5 năm phát triển, thương hiệu Gcafe đã được đông đảo khách hàng (chủ yếu là chủ phòng máy) biết đến và tin dùng. Các sản phẩm mang tên Gcafe đã và đang tạo được vị trí vững chắc trên thị trường với hơn hàng ngàn phòng máy trên toàn quốc đang sử dụng sản phẩm. Công ty Hòa Bình đã đăng ký bản quyền cho Logo Gcafe với Cục Bản Quyền Tác Giả và hiện đang là chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với logo Gcafe tại Việt Nam.
Trước thông tin phần mềm mang tên Gcafe do đơn vị thứ ba cung cấp đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi, với tư cách chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với tên Gcafe, cho rằng đơn vị này đang có những hành vi được cho là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đối với những sản phẩm sử dụng tên Gcafe không phải do Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình cung cấp, nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Qua thông cáo báo chí này, Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các cơ quan truyền thông, nhằm làm rõ bản quyền sở hữu hợp pháp thương hiệu Gcafe của công ty chúng tôi.
Xin trân trọng cảm ơn.”
Giấy chứng nhận bản quyền Logo GCafe do Công ty CPTH Hòa Bình đưa ra.
Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại có tới 2 đơn vị là VNG và Công ty CPTH Hòa Bình cũng tuyên bố sở hữu bản quyền GCafe, chuyện lạ chưa từng có trong lịch sử ngành game Việt Nam. Những thông tin tiếp theo sẽ được chúng tôi truyền tải trong thời gian sớm nhất!
Theo Gamek
Thêm bằng chứng VNG nắm bản quyền Gcafe
VNG đã có được ủy quyền chính thức từ công ty Hangzhu Shunwang về việc sử dụng, phân phối phần mềm Gcafe tại Việt Nam.
Như đã biết, vào hôm qua 15/10, VNG bất ngờ thông báo việc sẽ cung cấp phần mềm Gcafe đến các dịch vụ phòng máy trên toàn quốc với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đây là động thái mới nhất và gây nhiều tranh cãi sau vụ việc công ty cổ phần tin học Hòa Bình bị công ty Hangzhu Shunwang kiện cáo cách đây 2 tháng.
Nhiều chủ quán net nhận được thư ngỏ về việc VNG cung cấp miễn phí Gcafe.
Nếu vào hôm qua, nhiều chủ quán net vẫn còn tỏ ra nghi ngờ độ xác thực, VNG có hay không bản quyền chính thức từ bên chủ quản Gcafe hợp pháp, thì mới đây công ty Hangzhu Shunwang - nhà sản xuất phần mềm iCafe Mavin, đã chính thức đưa ra văn bản xác nhận về sự ủy quyền cho đối tác của mình.
Cụ thể, trong giấy ủy quyền này có đề cập: "Công Ty Cổ Phần VNG là đại lý độc quyền của Shunwang Technology có quyền sử dụng, quản lý, khai thác, phân phối và cung cấp tất cả các tinh năng và phiên bản của Phần Mềm trong lãnh thổ Việt Nam với tên gọi Gcafe Professional."
Giấy ủy quyền vừa được Shunwang công bố.
Trước đó 2 tháng, vào ngày 12/08, tại Khách sạn New World Sài Gòn, 76 Lê Lai, P.Bến Nghé, Q.1. Công ty Hangzhu Shunwang - nhà sản xuất phần mềm iCafe Mavin đã tổ chức buổi họp báo, đưa ra các lập luận và bằng chứng cho rằng Garena Singapore và hơn 26.000 đại lý trên khắp các tỉnh thành Việt Nam đang sử dụng phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng có nhiều hiện tượng xâm phạm bản quyền đối với phần mềm iCafe Mavin mà Hangzhu Shunwang sở hữu. Công ty Hangzhu Shunwang cho biết đã phát hiện nhiều hiện tượng xâm phạm bản quyền đối với phần mềm iCafe Mavin mà Hangzhu Shunwang sở hữu. Cụ thể, trong phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng, Hangzhu Shunwang phát hiện toàn bộ các file cài đặt, file hệ thống đều có chữ ký điện tử của Hangzhu Shunwang. Vì vậy Hangzhu Shunwang khẳng định phần mềm Gcafe Không Ổ Cứng đã sao chép toàn bộ phần mềm iCafe Mavin.
iCafe Mavin là sản phẩm được Công ty Shunwang nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu I-Cafe Mavin tại Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ngày 26/07/2010 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 181921 theo Quyết định số 15062 QĐ-SHTT ngày 28/03/2012. Trước đó, phần mềm iCafe Mavin đã được Cục bản quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cấp Giấy chứng nhận số 0269936 ngày 12/02/2011.
Theo Game4v
VNG tiếp tục gây "bão" khi đưa GCafe vào danh sách hỗ trợ của CSM Điều này cũng không có gì lạ nếu từ trước tới nay, CSM và GCafe không phải là 2 sản phẩm cạnh tranh quyết liệt trong thị trường phần mềm quản lý phòng máy. Vào sáng nay 15/10, nhiều chủ phòng máy Việt đã xôn xao trước việc xuất hiện GCafe trong danh mục hỗ trợ của phần mềm CSM (Cyber Station Manager)....