Công ty HGC của Trung Quốc công bố 3 tựa phim hoạt hình mới
Tập đoàn HGC Entertainment của Trung Quốc sẽ cho ra mắt bộ ba phim hoạt hình tiếng Trung tại American Film Market (Hội chợ Phim Mỹ) (AFM) tổ chức trong tuần này. Công ty này cũng sẽ đảm nhận việc phân phối tựa phim phiêu lưu của Na Uy, Amundsen tại thị trường châu Á.
Công ty HGC của Trung Quốc sẽ công bố 3 tựa phim hoạt hình tại AFM (Variety)
The Wind Guardians là câu chuyện về một cậu bé mù và người mẹ kí kết một giao dịch khủng khiếp với quái vật để giúp con trai khôi phục thị lực. Cậu cần phải hiểu và phá vỡ câu thần chú đã biến đổi bà. Bộ phim được chỉ đạo bởi Liu Kuo và đã được công chiếu tại các rạp chiếu phim tại Trung Quốc vào mùa hè này, thu về $17 triệu.
Video đang HOT
Doanh thu của bộ phim franchise Yugo & Lala IV chỉ thấp hơn một chút khi thu về $15,4 triệu sau thời gian công chiếu tại các rạp. Phần phim mới nhất của loạt phim này sẽ theo chân một cô gái thông minh, hoạt bát cùng bố cô lên đường tìm kiếm người mẹ đang ở trong thế giới kì bí.
One Hundred Thousand Bad Jokes II là bộ phim chuyển thể từ series truyện tranh nổi tiếng cùng tên của Trung Quốc và là phần hậu truyện của dự án từng được Tencent tài trợ vào năm 2016. Được xây dựng với nhiều yếu tố hài hước, bộ phim là câu chuyện về một cậu bé đang tìm kiếm một cây gậy thánh.
CEO của HGC, Peter Li từng chia sẻ:
Ngày nay chất lượng các bộ phim hoạt hình của Trung Quốc đang dần cải thiện. Chúng tôi thật sự hi vọng có thể đưa những bộ phim xuất sắc này đến với thị trường quốc tế.
Được thành lập vào năm 2006, HGC là một trong những công ty điện ảnh lâu đời nhất của Trung Quốc. Kể từ khi thành lập, công ty đã cho ra mắt khoảng 600 tựa phim, và phạm vi hoạt động của công ty giờ đây gồm có tài trợ, phân phối, giao dịch và mua bán phim. Những tựa phim sắp tới của công ty gồm có Hellboy 3, the 12th Man, Mersal, Lakshmi và Terra Willy and “Bikeman”.
Công ty đã mua lại bản quyền phân phối phim Amundsen tại khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật Bản và Đài Loan) từ SF Studios ngay trước sự kiện AFM. Công ty dự kiến sẽ cho phim ra mắt tại Trung Quốc vào mùa xuân 2019, không lâu sau khi phim được ra mắt tại thị trường nội địa vào tháng 2. Nội dung phim tập trung vào Roald Amundsen, một nhà thám hiểm Nam Cực. Phim được chỉ đạo bởi Espen Sandberg (Hải Trình (Kon-tiki), Cướp Biển Vùng Caribe 5 (Pirates of the Caribbean 5)).
Theo moveek.com
Bona Film và Toei Animation hợp tác sản xuất phim hoạt hình The Monkey Prince
Hãng Bona Film của Trung Quốc và Toei Animation của Nhật sẽ hợp tác sản xuất phim hoạt hình nói tiếng Anh có kinh phí khủng The Monkey Prince. Trước đó, dự án này đã được ấp ủ từ năm 2015 và được xem là "một huyền thoại của Trung Quốc, bộ phim có sự kết hợp giữa cách kể chuyện của Hollywood và công nghệ hoạt hình của Nhật Bản."
(Ảnh: Comic Thrill)
John A Davis sẽ đạo diễn bộ phim, với David Stem và David N. Weiss làm biên kịch. Kịch bản phim được chuyển thể từ truyện Monkey King. Naoto Ohsima (Jimmy Neutron) sẽ làm nhà sáng tạo còn Craig Elliot làm giám đốc thiết kế. Chuck Williams (Brother Bear, Lion King, Aladdin) sẽ là nhà sản xuất.
Ngoài ra, dự án này còn có sự tham gia hợp tác sản xuất của nhiều hãng như Sola Entertainment, Sammy and Marza Animation và A Really Good Film Company của Đài Loan. Thông tin chi tiết về dự án đã được công bố vào hôm thứ tư tại LHP Quốc tế Tokyo. Có thể sẽ còn nhiều nhà đầu tư hơn nữa tham gia để cạnh tranh với mức kinh phí $30 triệu.
Tuần tới, các nhà sản xuất sẽ công bố thêm nhiều thông tin tại American Film Market. Phim dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020, ngay sau khi Tokyo Olympics kết thúc. Hiện tại, dự án đã được chính quyền Trung Quốc phê duyệt và đang trong giai đoạn tiền sản xuất. Joseph Cho - nhà sáng lập của Sola Digital Art và từng có kinh nghiệm làm việc tại Warner Bros. ở Los Angeles, nói rằng ông hy vọng có thể có thêm nhiều đối tác Trung Quốc hơn nữa trong những tuần sắp tới.
Theo moveek.com
1001 lý do trời ơi đất hỡi khiến các bộ phim Hollywood bị kiện cáo ầm ĩ (Phần cuối) Các nhà đài đôi khi phải đương đầu với những lý do cực kỳ oái oăm mà người ta nghĩ ra để kiện phim mà dưới đây là 7 ví dụ thuộc hàng :kinh điển". Hãng phim nhất là những studio lớn thường xuyên phải đối mặt với đủ thứ phàn nàn đến từ nội dung, kỹ thuật, khiếu kiện khiếu nại liên...