Công ty Đức Minh nói gì về nghi vấn nâng giá kit xét nghiệm Covid-19?
Đức Minh cho biết, công ty “không những không nâng giá mà còn thường xuyên giảm giá”, bán đồng nhất giá cho các khách hàng tại từng thời điểm và không cao hơn giá đăng ký công khai.
Doanh nghiệp phủ nhận việc nâng giá sản phẩm
Trao đổi với Dân trí, đại diện công ty Đức Minh cho biết, thông tin về mức giá công ty nhập bộ xét nghiệm giá 96.000 – 150.000 đồng, bán cho bệnh viện 295.000 – 395.000 đồng là chưa chính xác.
“Mức giá 395.000 đồng công ty chưa bao giờ bán, chúng tôi cũng có bán nhưng luôn thấp hơn mức 395.000 đồng. Hơn nữa, mức giá bán ra của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức giá nhập khẩu ở từng thời điểm. Chúng tôi nhập khẩu số lượng nhỏ, chứ không phải nhập khẩu số lượng hàng triệu test một lần như con số Tổng cục Hải quan đưa ra”, đại diện công ty Đức Minh nói.
Ngoài ra, công ty Đức Minh cũng thừa nhận, số lượng hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu do Tổng cục Hải quan đưa ra là chính xác. Tuy nhiên, số lượng trên bao gồm cả hàng doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh và nhập khẩu cho bên thứ 3 (nhập khẩu dạng ủy thác).
Đại diện công ty Đức Minh cũng khẳng định, giá bán tại từng thời điểm có khác nhau, nhưng đều theo hướng giảm giá dần theo thời gian, đồng thời giá bán tại từng thời điểm là thống nhất trên toàn quốc và công khai công bố với Bộ Y tế.
“Trong quá trình cung cấp sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp không những không nâng giá mà còn thường xuyên giảm giá, bán đồng nhất giá cho các khách hàng tại từng thời điểm và không cao hơn giá đăng ký công khai từng đợt công bố với Bộ Y tế”, công ty Đức Minh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng nêu rõ, ở thời điểm đầu dịch, do số lượng nhà sản xuất ít, giá nguyên liệu cao dẫn đến giá nhập khẩu cao vì thế mà giá bán cao. Sau khi quy mô sản xuất được mở rộng, nhiều nhà sản xuất hơn, nguồn cung nhiều hơn vì thế nhà sản xuất giảm giá cung cấp theo sự biến động của thị trường. Trên cơ sở giá nhập khẩu giảm, doanh nghiệp đã công bố giảm giá bán ra và thông báo công khai với các khách hàng.
Công ty Đức Minh cho biết, sản phẩm test nhanh mà doanh nghiệp nhập khẩu từ Hàn Quốc là 25 triệu test nhanh Covid-19 (Ảnh minh họa: M.Q).
Có “nhầm lẫn” về số lượng?
Công ty Đức Minh cho biết, sản phẩm test nhanh mà doanh nghiệp nhập khẩu từ Hàn Quốc là 25 triệu test, không phải là 41 triệu test như thông cáo báo chí của Tổng cục Hải quan.
Trong khoảng 25 triệu test đó công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 là 5,94 triệu test và làm dịch vụ nhập khẩu 18 triệu test theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 (bên thứ 3 trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu). Đại đa số các kit test nhanh này cũng được bên thứ 3 sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước.
Do đó, trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test nhanh Covid-19 mà Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ 3 chiếm tỷ trọng 92,57%. Số lượng test mà công ty Cổ phần Y tế Đức Minh kinh doanh, cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế chỉ chiếm 7,27% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch). Số lượng nhập viện trợ của nhà sản xuất cho Bộ Y tế cùng các cơ sở y tế – hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch là 0,15%.
Còn test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Tây Ban Nha có số lượng 1,1 triệu test, trị giá 121 tỷ đồng, trong đó 1 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 để sử dụng cho mục đích tài trợ và các chương trình từ thiện.
Test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng 8,2 triệu test, trị giá 806 tỷ đồng, trong đó 8 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 để bên thứ 3 sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước (bên thứ 3 trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).
Do đó, trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR mà Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh đã nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ 3 chiếm tỉ trọng 95,89%. Cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế là 4,11% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch).
Australia nới lỏng yêu cầu xét nghiệm với người nhập cảnh từ nước ngoài
Từ ngày 23/1, người từ nước ngoài có thể nhập cảnh vào Australia chỉ cần có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RAT) âm tính với COVID-19 trong vòng 24 giờ tính đến thời điểm khởi hành, thay vì phải có kết quả xét nghiệm PCR.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay ở Sydney, Australia, ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Australia dẫn thông báo của Bộ Y tế nước này đưa ra ngày 21/1 nêu rõ dù các xét nghiệm PCR vẫn được coi là "xét nghiệm tiêu chuẩn vàng" nhưng kết quả RAT trong vòng 24 giờ cũng là một chỉ số có thể chấp nhận được để xác định liệu một người có nhiễm COVID-19 trước khi bay tới Astralia hay không.
Trong thông báo, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cũng công bố một thay đổi quan trọng liên quan người dân nước này muốn về nước. Theo đó, những người Australia nhiễm COVID-19 ở nước ngoài sẽ được phép trở về nước 7 ngày sau khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, giảm so với 14 ngày theo quy định hiện nay. Thông báo nhấn mạnh các yêu cầu xét nghiệm trước khi khởi hành sẽ tiếp tục được xem xét thường xuyên, căn cứ vào tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
* Tại Ấn Độ, nhu cầu mua bán các bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà đang tăng mạnh khiến giới chức nước này phải siết chặt các quy định liên quan.
Theo số liệu thống kê của hãng AFP (Pháp), trong 7 ngày gần nhất, Ấn Độ ghi nhận hơn 1,9 triệu ca mắc mới, tăng 57% so với tuần trước đó. Các chuyên gia lâu nay đều lo ngại số liệu ca mắc và tử vong vì dịch bệnh tại Ấn Độ trên thực tế cao hơn nhiều vì nhiều ca chưa được ghi nhận. Những ngày gần đây, các hiệu thuốc và các nhà sản xuất đều nhận thấy nhu cầu bộ xét nghiệm tại nhà tăng mạnh, đặc biệt là tại các thành phố và thị trấn lớn.
Nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19 hàng đầu của Ấn Độ, Mylab Discovery Solutions, cho biết gần đây hãng đã đẩy mạnh sản xuất từ mức 200.000 lên 2 triệu bộ/ngày. Hàng sản xuất ra đều nhanh chóng được phân phối ra thị trường. Ước tính, mỗi ngày người dân nước này thực hiện từ 13-16 triệu xét nghiệm tại nhà nhưng nhà chức trách không được báo cáo chính thức về số lượng bán và sử dụng các bộ kit xét nghiệm tại nhà.
Do lo ngại người dân không thông báo về thông tin xét nghiệm nên giới chức nhiều thành phố, trong đó có trung tâm tài chính Mumbai, đã yêu cầu mọi người tự giác thông báo nếu có kết quả xét nghiệm dương tính và các nhà thuốc cũng như các nhà sản xuất phải báo cáo về doanh số bán hàng và thông tin khách hàng.
Chính quyền thành phố Mumbai cho biết có hơn 125.000 người dân thành phố thông báo về kết quả tự xét nghiệm tại nhà với nhà chức trách kể từ khi quy định mới được áp dụng từ tuần trước. Khoảng 2 tuần trước, Mumbai ghi nhận số ca mắc mới mỗi ngày vượt mức 20.000 ca và số liệu này mới giảm khoảng 50% trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, giới chức thành phố lo ngại số ca nhập viện sẽ tăng trong những tuần tới.
Giáo sư Gautam Menon, chuyên nghiên cứu các mô hình dự báo lây nhiễm COVID-19 thuộc Đại học Ashoka (Ấn Độ), cho rằng tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở các thành phố lớn ở nước này dao động từ 30-50%. Điều này phản ánh số lượng các ca được ghi nhận chính thức là không chính xác và gây khó khăn cho việc đánh giá đúng về diễn biến dịch bệnh tại Ấn Độ.
Nhiều nơi vẫn cách ly tập trung người từ địa phương khác Dù chuyển sang trạng thái bình thường mới, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn yêu cầu người về từ địa phương có ca Covid-19 cách ly tập trung, xét nghiệm. Ngày 28/10, UBND Bắc Giang yêu cầu người cư trú tại Hà Nội và các tỉnh có ca nhiễm cộng đồng vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính trong...