Công ty ĐTXD&PTĐT Sông Đà “chơi bài chợ trời”, “quỵt” tiền doanh nghiệp
Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà (SDU) “ngâm” gần 5 tỷ đồng đã đẩy Công ty Phát triển Công nghiệp Năng lượng đứng trước nguy cơ phá sản. Sau nhiều lần cam kết trả số nợ cho nhà thầu phụ, nhưng đến nay, SDU vẫn “vờ như câm điếc”.
Ngay khi đăng tải loạt bài liên quan đến vụ việc Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà liên tục bội ước với nhà thầu phụ, báo Dân trí đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Cách làm việc “chơi trội”, so với đội ngũ nhân lực trong Tập đoàn Sông Đà của ông Hoàng Văn Anh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà) khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Cũng từ những thông tin mà bạn đọc gửi tới tòa soạn, PV Dân trí đã phát hiện thêm nhiều nhà thầu phụ đang rơi vào hoàn cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” giống như Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đăng gặp phải. Nhưng kỳ lạ, ông Hoàng Văn Anh và cả Công ty SDU vẫn “giậm chân tại chỗ” cố ý chây ỳ chiếm dụng vốn.
Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà tiếp chây ỳ trả nợ, không thực hiện theo cam kết đã ký ngày 13/8/2012
Như Dân trí đã phản ánh: Ngày 15/1/2010, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đã ký Hợp đồng kinh tế số 01/2010/HĐKT với Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà, về việc cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa, thông gió khu thương mại dịch vụ, văn phòng thuộc Dự án Tòa nhà Hỗn hợp Sông Đà – Hà Đông với tổng giá trị là 19.200.000.000 đồng .
Sau hơn một năm thi công lắp đặt, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đã hoàn thành toàn bộ công trình và đưa dự án vào sử dụng từ ngày 10/5/2011, từ thời điểm đó Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đã làm hồ sơ quyết toán gửi tới Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà, nhưng mãi đến tháng 3/2012, chủ đầu tư mới ký phê duyệt quyết toán công trình là 18.347.946.000 đồng, trong đó số tiền còn lại của dự án phải thanh toán cho Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng là 11.091.828.256 đồng.
Sau khi báo Dân trí đăng báo phản ánh sự việc trên, ngày 12/6/2012, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng nhận được một bản công văn qua fax từ Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà về việc thanh toán khoản nợ trên, như sau: Tháng 6/2012: thanh toán số tiền từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng; Tháng 7/2012: thanh toán số tiền từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng; Số tiền còn lại sẽ thanh toán trong năm 2012
Video đang HOT
Điều trớ trêu hơn, đến nay Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng lại một lần nữa “ăn trái đắng” khi Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà “tráo trở”, không thực hiện việc trả nợ theo cam kết tại công văn số 97/CV-KHĐT ngày 11/6/2012 do ông Lê Tùng Hoa, Phó Tổng giám đốc ký.
Như vậy, bản cảm kết tại công văn 97 có giá trị ngang với lời nói “suông” và chữ ký của phó Tổng giám đốc Lê Tùng Hoa chỉ có tác dụng “hoàn thiện” các phần của một văn bản. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đang “dài cổ” đợi chờ Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà trả gần 5 tỷ đồng còn lại.
Báo Dân trí nhận được văn bản số 166/PC-PC44 (Đ1) của Công an TP. Hà Nội nêu rõ: “Phòng PC44 – Công an TP. Hà Nội nhận được đơn tố giác của Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Năng lượng đề ngày 24/1/2013 do Báo Dân trí chuyển đến. Nội dung: Công ty EID tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Sông Đà có hành vi cố tình không thanh toán số tiền 5 tỷ đồng mà Công ty SDU còn nợ Công ty EID thông qua việc thực hiện hợp đồng cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hòa, thông gió tại khu thương mại dịch vụ, văn phòng thuộc dự án tòa nhà hỗn hợp Sông Đà – Hà Đông. Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BQP-BTP ngày 10/8/2005 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo, Phòng PC44- Công an TP. Hà Nội chuyển đơn trên đến phòng PC46- Công an TP. Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương – Vũ Thúy
Theo Dantri
Hà Nội "vỡ mộng" dự án đổi đất lấy hạ tầng
Hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lập lại dự án, đàm phán lại hợp đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, thành phố có 63 dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), trong đó có 12 dự án đã và đang triển khai (đã ký hợp đồng dự án), 20 dự án đã lựa chọn nhà đầu tư, 25 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhưng chưa lựa chọn nhà đầu tư và 6 dự án đã chấp thuận nguyên tắc về lập đề xuất dự án.
Ba năm làm xong nhưng chưa thể quyết toán
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 12 dự án đã và đang triển khai, có 5 dự án hoàn thành. Trong đó có 4 dự án hoàn thành, bàn giao và đưa vào khai thác từ tháng 10/2010, để phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (Bảo tàng Hà Nội, cung Trí thức, đường trục Bắc Hà Đông, đường Lê Văn Lương kéo dài), dự án còn lại là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở hoàn thành vào năm 2012 hiện đang trong quá trình bàn giao.
Cung Trí thức hoàn thành đã ba năm chưa xong quyết toán
Tuy nhiên, sau nhiều năm hoàn thành, cả 5 dự án trên chưa có dự án nào xong quyết toán công trình BT và quyết toán hợp đồng dự án. Trong đó có 1 dự án đã hoàn thành kiểm toán và đang quyết toán là cung Trí thức, 4 dự án còn lại chưa kiểm toán xong. Riêng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở chưa xong cả phần kiểm toán dự toán.
Đối với 7 dự án đã ký hợp đồng dự án, có 5 dự án đã khởi công, đang đầu tư, 2 dự án chưa khởi công. Do quỹ đất đối ứng nằm trong vành đai xanh nên một số tuyến đường cũng bị ảnh hưởng về tiến độ như tuyến đường trục Bắc - Nam tỉnh Hà Tây cũ, đường Lê Đức Thọ đến Xuân Phương, đường Đỗ Xá - Quan Sơn. Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết do bị ảnh hưởng quy hoạch nên dự án trên có khả năng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh lại một số điều khoản hợp đồng.
Cho đến nay, có 20 dự án Hà Nội đã lựa chọn nhà đầu tư, trong đó có 19 dự án nhà đầu tư cam kết tiếp tục triển khai (1 dự án nhà đầu tư xin chuyển phương án thu hồi vốn đầu tư công trình BT thành tiền). Đối với dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn trên địa phận Hà Nội, nhà đầu tư Tập đoàn sông Đà nay là Tổng công ty sông Đà đã có văn bản gửi Thủ tướng xin thôi đầu tư và đã được chấp thuận.
Chậm triển khai do bất động sản suy giảm
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiến độ các dự án BT còn chậm. Nguyên nhân được đưa ra là do suy thoái kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động đầu tư theo hình thức hợp đồng BT và làm khả năng cung cấp, cũng như tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn. Sự suy giảm của thị trường bất động sản ảnh hưởng đến quá trình xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở cũng là lý do được đưa ra cho việc chậm triển khai dự án BT.
Bảo tàng Hà Nội - công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cũng vẫn còn vướng quyết toán
Những quy hoạch chuyên ngành (chủ yếu là quy hoạch giao thông vận tải) và các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây dựng đô thị vệ tinh chưa được phê duyệt dẫn đến việc xác định phạm vi quy mô của một số công trình BT và xác định quỹ đất đối ứng chưa thực hiện được.
Một lý do khác cũng được Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là do các cơ quan quản lý hợp đồng dự án chưa quyết liệt và phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong thực hiện các công việc liên quan, nhất là đối với các dự án đã và đang triển khai. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng chưa đáp ứng tiến độ của dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan quản lý hợp đồng 5 dự án đã hoàn thành khẩn trương kiểm tra, đôn đốc quyết liệt nhà đầu tư thực hiện các thủ tục quyết toán công trình. Đối với dự án đang triển khai yêu cầu nhà đầu tư và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của thành phố. Đối với dự án còn lại, tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhất là quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải và quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch xây dựng chung các đô thị vệ tinh.
Theo Dantri
Nhà thầu phụ rơi vào cảnh khốn đốn vì bị "xù tiền" tại công trình Vinafor Hoàn thành hạng mục thi công trần nhôm kỹ thuật cho công trình trụ sở Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam trên phố Lò Đúc từ giữa năm 2012, tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn "giam" gần 1 tỷ đồng khiến Công ty Quốc tế An Hưng rơi vào cảnh khốn khó. Trụ sở Tổng Công ty lâm nghiệp đã...