Công ty Địa ốc Ba Thành Phát gửi gắm niềm tin khách hàng
Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ so với các tỉnh thành trong cả nước.
Ông Nguyễn Tuấn Linh, Tổng giám đốc công ty
Giờ đây vùng đất này có sức hút mạnh, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn an cư, do đó nhu cầu về nhà ở tại Bình Dương hiện nay đang rất lớn. Từ nhu cầu của xã hội, trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty kinh doanh bất động sản (BĐS) lớn nhỏ, với nhiều phân khúc thị trường phục vụ nhu cầu của đa dạng đối tượng, từ cao cấp đến người lao động có thu nhập thấp.
Góp mặt trên thị trường BĐS Bình Dương, tháng 10-2018, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Địa ốc Ba Thành Phát có trụ sở chính tại số 364 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Hòa Phú,Tp.Thủ Dầu Một đã ra đời. Ngoài trụ sở chính, Ba Thành Phát còn có thêm chi nhánh tại Khu thương mại UniTown. Ba Thành Phát quy tụ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS trong và ngoài tỉnh. Vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu, Ba Thành Phát từng bước khẳng định mình trên thị trường qua chữ tín với khách hàng. Công ty tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình trong lĩnh vực môi giới, đầu tư, kinh doanh BĐS, xây dựng và phân phối dự án. Mục tiêu của địa ốc Ba Thành Phát là trở thành một công ty BĐS uy tín tại Bình Dương trong thời gian không xa.
Theo chiến lược phát triển trong những năm tới, Địa ốc Ba Thành Phát tiếp tục định hướng phát triển BĐS là lĩnh vực nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư BĐS để tích lũy cho tương lai, tạo mức tăng trưởng ổn định, bền vững và khẳng định sức mạnh toàn diện của BĐS Ba Thành Phát. Thông qua việc ưu tiên khai thác những thế mạnh và năng lực cốt lõi sẵn có để mở rộng hợp tác đầu tư, BĐS Ba Thành Phát cam kết mang đến những giá trị tốt đẹp cho đối tác và khách hàng, góp phần xây dựng thị trường BĐS chuyên nghiệp, lành mạnh
Tập thể cán bộ, nhân viên công ty địa ốc Ba Thành Phát
Video đang HOT
Bên cạnh việc phát triển kinh doanh, với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Địa ốc Ba Thành Phát tập trung nghiên cứu và triển khai các loại hình sản phẩm, dịch vụ, phương thức bán hàng mới nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các đối tác, nhà đầu tư và khách hàng. Tiếp tục phục vụ nhu cầu về nhà ở của người dân nói chung, trong đó có người lao động, Ba Thành Phát đang xin chủ trương mở dự án Thành Phát City, có quy mô 8 ha tại huyện Bàu Bàng. Nơi đây hứa hẹn là một trong những dự án nổi bật của chủ đầu tư Ba Thành Phát khi nằm tại vị trí đắc địa, nơi giao thương văn hóa kinh tế của huyện Bàu Bàng.
Ông Nguyễn Tuấn Linh, Tổng giám đốc chia sẻ: “Trên hành trình phát triển của mình, chúng tôi nhận thức rằng, để thành công và phát triển bền vững, bên cạnh định hướng chiến lược đúng đắn, thì việc trân trọng giá trị đạo đức kinh doanh, mang đến sản ph ẩm thực, giá trị thực, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng, đối tác và xã hội, là triết lý kinh doanh đầy tính nhân văn mà công ty chúng tôi luôn hướng đến”.
Khách hàng tin tưởng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của Công ty Ba Thành Phát
Để giữ được sự tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Ba Thành Phát quan niệm rằng thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu phấn đấu và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ – nhân viên, cùng với chiến lược phù hợp, Ba Thành Phát sẽ luôn đem đến cho thị trường những dự án đầy tiềm năng và là người đồng hành trên hành trình đi đến sự thịnh vượng và sung túc của đối tác và khách hàng. Rồi đây, thương hiệu Ba Thành Phát sẽ ngày càng được khẳng định vững chắc trên thị trường và không ngừng phát triển thành một công ty BĐS uy tín tại thị trường Bình Dương và thị trường phía Nam.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Địa ốc Ba Thành Phát là công ty chuyên về đầu tư và phát triển BĐS tại Bình Dương. Công ty đang góp phần cung cấp cho khách hàng những sự lựa chọn hoàn hảo cho tổ ấm của mình khi các sản phẩm đều đạt được những tiêu chí khắt khe như: vị trí đắc địa, sản phẩm bảo đảm chất lượng, tiện ích phong phú và đa dạng, giá cả hợp lý, giá trị gia tăng cao theo thời gian.
Theo TPO
Vì sao doanh nghiệp "nhỏ" không thể thành "vừa", doanh nghiệp "vừa" không thể "lớn"?
Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực trong nền kinh tế từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến các hộ gia đình và hàng nghìn sartup... nhưng nhiều chuyên gia vẫn luôn cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân chưa có được sự quan tâm đúng mực và khu vực này nên tự chủ động, trước khi chờ được sự hỗ trợ.
Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động cuộc chơi với thị trường
Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và Phát triển thương hiệu cho rằng, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp (DN) không nên suy nghĩ mình có tiềm lực như thế nào thì đặt mục tiêu như thế, mà hãy cứ đặt mục tiêu rồi quay lại với nguồn lực mình có để lo liệu và chuẩn bị. "Và đừng mong mình làm gì sẽ có sự hỗ trợ" - ông Thành nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thành, DN cần học cách quản trị sự bất định, như chuẩn bị cho những ảnh hưởng từ tình hình chính trị thế giới, từ thời tiết, các rủi ro bên ngoài... Nếu các bất định là ngắn hạn thì DN cần điều chỉnh lại và học cách quản trị vì DN có lợi thế hơn khi có thể chủ động và linh hoạt trong mọi hoạt động.
"Với xu hướng mới, DN đừng chờ Chính phủ, hãy tận dụng những điều Chính phủ hỗ trợ và linh hoạt tiếp nhận nó vì đây là cuộc chơi của thị trường" - ông Thành nhấn mạnh một lần nữa việc DN chủ động với cuộc chơi khi nền kinh tế Việt Nam đang là nền kinh tế có độ mở khá lớn.
Ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong hàng chục năm qua, trung bình đạt hơn 7%/năm giúp đưa thu nhập GDP bình quân đầu người tăng lên hàng chục (lần từ 230 USD năm 1986 lên gần 2.600 USD năm 2018)... Bên cạnh đó việc Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã phát huy tác dụng.
Điều này sẽ tạo ra các cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu... từ đó có thể giảm dần tỉ trọng gia công lắp ráp và xuất khẩu nguyên vật liệu thô của nền kinh tế. Đặc biệt sau sự kiện tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua, DN Việt có thêm động lực lớn để đưa ra chiến lược kinh doanh ổn định trong thời gian dài và mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư.
Theo ông Huân, để tận dụng cơ hội này đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách phù hợp, có cơ chế kiểm soát, phân biệt giữa "đầu tư tránh thuế" với đầu tư thực sự, đồng thời DN cần minh bạch, trung thực trong quá tình tiếp nhận chuyển dịch đầu tư theo sự sắp xếp chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Huân đánh giá, việc thực thi pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa đủ sức bứt phá trong quá trình cạnh tranh với các nước trong khu vực. Kết quả của năm 2018 khi Việt Nam đã tụt 3 bậc về năng lực cạnh tranh và 1 bậc về môi trường kinh doanh đã cho thấy điều đó. So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng mức giữa và bị bỏ khá xa so với các nước đứng đầu như Singapore, Maylaysia, Thái Lan.
Không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng!
Chính phủ đặt mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020, đóng góp 48-49% GDP, chiếm khoảng 59% tổng vốn đầu tư toàn xã hội chính là cơ hội vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, còn rất nhiều rào cản để có thể đạt được những mục tiêu này, trong đó tiếp cận vốn ngân hàng là vấn đề lớn nhất đối với mỗi DN.
Bà Vũ Thị Vân Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư và thương mại VietRap chia sẻ, hiện nay, ngân hàng có rất nhiều gói vay nhưng không phải DN nào cũng có thể tiếp cận. Những Nghị định về phục vụ phát triển nông thôn được cho là ưu việt nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản, bắt nguồn từ việc ngân hàng thiếu niềm tin đối với DN tư nhân.
Bà Phương cho biết, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, thị trường sản phẩm không ổn định, trong khi DN tư nhân không có tài sản đảm bảo cho ngân hàng để vay. Trong khi vốn đầu tư cho nông nghiệp bền vững khá lớn và chu kỳ đầu tư dài hơi. Ví như trong lĩnh vực trồng trọt công nghệ cao (CNC) riêng đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới... hiện nay tối thiếu mất 200-250 triệu/1.000m2; Như vậy, 1ha tiêu tốn khoảng 2-2,5 tỷ đồng thậm chí còn cao hơn, trong đó chưa tính đến chi phí vận hành và chi phí đầu tư cho canh tác...
Đặc biệt, một khó khăn mà bà Phượng chỉ ra khi DN nông nghiệp CNC không thể tiếp cận vốn ngân hàng là do hiện các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC như nhà kính, nhà lưới... chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nên gây khó khăn cho DN trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch, bảo đảm thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.
Bà Phương tâm sự, hiện nay VietRap đã có sản phẩm xuất khẩu đi Dubai, Hàn Quốc, một vài nước châu Âu nhưng VietRap vẫn chưa một lần tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Đó là lý do mà DN nhỏ không thể phát triển thành "vừa", DN vừa không thể "lớn" lên được. Cộng thêm việc vẫn chưa thực sự được sự hỗ trợ từ chính phủ. Bà Phương tâm sự: "Chúng tôi không sợ thiên tai dịch bệnh mà chúng tôi sợ bơ vơ, sợ mình cứ lầm lũi đi, ngẩng mặt lên thì các nước khác đã bỏ chúng ta một khoảng cách rất xa rồi".
Theo bao phap luật
Supe Lâm Thao tổ chức gặp mặt tri ân khách hàng Nhằm đánh giá, tổng kết công tác tiêu thụ sản phẩm phân bón Lâm năm 2018, động viên khuyến khích các đơn vị khách hàng và doanh nghiệp vận chuyển thực hiện tốt công tác tiêu thụ, sản phẩm phân bón của Công ty, mới đây Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã tổ chức "Hội nghị Gặp...