Công ty đa cấp Thăng Long lừa hơn 110 tỷ đồng của khách hàng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long đã lừa đảo, chiếm đoạt tổng cộng hơn 110 tỷ đồng của hơn 1.500 nạn nhân bằng thủ đoạn lôi kéo người chơi tham gia hệ thống đa cấp.
Bị can Lê Văn Quang đứng giữa
Bắt giam bộ sậu lãnh đạo Công ty đa cấp Thăng Long
Ngày 3/10, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long” sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 5 bị can về cùng tội danh danh nêu trên, gồm: Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT; Vũ Đình Hùng – Tổng Giám đốc điều hành; Phạm Ngọc Tuân – Giám đốc kinh doanh; Đỗ Văn – Giám đốc IT; Hoàng Hải Yến – Giám đốc tài chính. Cơ quan CSĐT – Bộ Công an xác định, các bị can đã lừa đảo chiếm đoạt tổng cộng hơn 110 tỷ đồng của 1.540 bị hại.
Trước đó, ngày 30/5/2017, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Ngọc Tuân, Lê Văn Quang và Vũ Đình Hùng để điều tra, các bị can còn lại được tại ngoại hầu tra.
Video đang HOT
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Thăng Long được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ cuối năm 2014, trụ sở chính tại Trung Hòa – Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chỉ sau một thời gian hoạt động, công ty này đã mở 21 đại lý tại nhiều tỉnh thành, lôi kéo hàng vạn người tham gia vào mạng lưới đa cấp.
Bằng các chương trình bán hàng, trả thưởng theo mô hình kim tự tháp, cam kết thời gian thanh toán trong vòng 1 năm; thường xuyên tổ chức những buổi phát thưởng có quy mô lên tới cả ngàn người tham gia với mức thưởng cho 1 cá nhân lên đến trên 1 tỷ đồng hoặc trên 2 tỷ đồng… công ty này đã thu khoảng 700 tỷ đồng của khách hàng, đến nay không có khả năng trả lại.
Trước khi ra quyết định chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Thăng Long trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 5/9/2016, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương đã phạt công ty này 460 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Trong đó có hành vi đưa thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của hàng hoá như các sản phẩm: Nutrion 1,2,3, thực phẩm giải rượu MV…; và cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa.
DƯƠNG LÊ
Theo TPO
Minh Phú (MPC) sẽ niêm yết trên HOSE vào năm 2019
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT MPC cho biết, sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, MPC sẽ chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE. Việc chuyển sàn không kịp thực hiện trong năm nay.
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC), năm 2018, Tập đoàn này có thể đạt sản lượng 70.000 tấn với lợi nhuận kỳ vọng đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
MPC đang thực hiện phát hành riêng lẻ huy động vốn để bổ sung vốn lưu đầu tư và đầu tư tăng công suất. Vào vòng đàm phán thứ 2 hiện có 8 nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư muốn mua lượng cổ phần lớn của MPC ở tỷ lệ 35%.
Về kế hoạch chuyển sàn, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT MPC cho biết, sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 MPC sẽ chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE. Việc chuyển sàn không kịp thực hiện trong năm nay.
Được biết, Tạp chí Undercurrent News vừa công bố danh sách 100 công ty thủy sản lớn nhất thế giới, trong đó CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) là công ty duy nhất của Việt Nam vào top 50, vượt 12 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 41 trong bảng xếp hạng năm nay.
Undercurrent News ghi nhận doanh thu xuất khẩu của MPC năm 2017 đạt 690 triệu USD, tăng 31% so với doanh thu 533 triệu USD của năm 2016. Năm 2017, MPC đã kinh doanh khoảng 60.000 tấn tôm, trong đó 2/3 là tôm thẻ chân trắng, còn lại là tôm hổ đen.
Theo báo cáo này, trong số các công ty sản xuất nuôi trồng thủy sản, nhìn vào các loài nuôi chính cho thấy sự thống trị của các loài cá hồi. Tôm thẻ chân trắng là loài nuôi phổ biến thứ hai, với 10 trong số các công ty nuôi trồng thủy sản trong top 100 nuôi loại này.
Bên cạnh đó, 3 công ty nuôi thả tôm hổ đen và tôm giant river prawn. Trong khi đó chỉ có 6 công ty nuôi thả các loài cá rô phi trong bảng xếp hạng 100 của Undercurrent News.
Nhật Bản dẫn đầu với 23 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực hải sản toàn cầu, như là Mitsubishi (6), Marusui Sapporo Chuo Suisan (66), Sendai Suisan (88). Tiếp theo là đến số lượng các doanh nghiệp của Norway, China, Canada, Ecuador.
Sự biến động trong bảng xếp hạng năm nay so với các năm trước chủ yếu do giá thành thay đổi. Tuy nhiên, đối với loài tôm nước ấm, giá sản phẩm từ khu vực châu Á trong năm 2017 vẫn duy trì ở mức ổn định so với năm 2016 (phục hồi sau sự sụt giảm năm 2015).
Các công ty như Minh Phú và Santa Priscila vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hai con số (lần lượt là 31% và 14%), trong khi hầu hết các công ty tương tự có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn hẳn.
Hương Nguyễn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ba ái nữ nhà "vua tôm" chi gần 350 tỷ mua cổ phiếu Minh Phú để "đầu tư tài chính" Đến hiện tại, gia đình ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã: MPC) (không bao gồm anh trai Lê Văn Điệp) đang sở hữu hơn 82,5 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 60% vốn điều lệ công ty. Trong đó, vợ ông Quang là bà Chu Thị Bình đang chi phối tỷ lệ lớn nhất...