Công ty của tỷ phú Elon Musk gửi bức thư khiến Lầu Năm Góc và Ukraine “không vui”
Kể từ mùa xuân năm nay, dịch vụ liên lạc sử dụng mạng lưới vệ tinh của SpaceX, công ty do tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk sáng lập, trở thành phương tiện thông tin liên lạc chủ chốt của chính phủ và quân đội Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Tỷ phú Elon Musk gần đây liên tục đưa ra tuyên bố gây tranh cãi về xung đột ở Ukraine.
Theo CNN, SpaceX đã cung cấp khoảng 20.000 thiết bị liên lạc Starlink cho Ukraine để Kiev duy trì thông tin liên lạc, kể cả khi mạng lưới internet và điện thoại của nước này bị gián đoạn do cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong giao tranh.
Tuần trước, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk – người sở hữu khối tài sản hơn 200 tỷ USD – tiết lộ rằng “chi phí duy trì liên lạc vệ tinh trên phạm vi lãnh thổ Ukraine đã tiêu tốn của SpaceX hơn 80 triệu USD và sẽ lên tới 120 triệu USD vào cuối năm nay”.
Theo tài liệu do CNN thu thập, SpaceX đã gửi thư tới Lầu năm Góc, nói rằng công ty không thể tiếp tục cung cấp chi phí duy trì hoạt động của mạng lưới Starlink ở Ukraine. Trong thư, SpaceX đề nghị Bộ Quốc phòng Mỹ đứng ra chi trả chi phí để chính phủ và quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Công ty SpaceX do ông Musk sáng lập nói chi phí để duy trì mạng lưới Starlink ở Ukraine trong năm 2023 ước tính lên tới 400 triệu USD. “Chúng tôi không thể tiếp tục làm từ thiện cho Ukraine hoặc cung cấp khoản chi một cách vô thời hạn”, đại diện SpaceX cho biết trong thư.
Trong một tài liệu khác, CNN phát hiện tướng Valerii Zaluzhnyi, tư lệnh quân đội Ukraine đã trực tiếp gửi đề nghị tỷ phú Musk hỗ trợ thêm khoảng 7.000 thiết bị đầu cuối để sử dụng dịch vụ liên lạc vệ tinh Starlink.
Video đang HOT
Binh sĩ Ukraine đã sử dụng mạng lưới liên lạc vệ tinh Starlink kể từ mùa xuân năm nay.
Trong một lá thư gửi tới Lầu Năm Góc, một nhà tư vấn làm việc cho SpaceX viết: “Công ty đang đối mặt với quyết định khó khăn. Tôi nghĩ công ty không có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho Ukraine theo đề nghị của tướng Zaluzhnyi”.
Những rắc rối liên quan đến Starlink xuất hiện trong bối cảnh quân đội Ukraine mở đợt phản công Nga ở miền nam và miền đông.
Theo nguồn tin am hiểu vấn đề, mạng lưới liên lạc qua Starlink bị gián đoạn trên toàn bộ khu vực tiền tuyến từ ngày 30/9.
“Điều này gây ảnh hưởng đến nỗ lực phản công của Ukraine”, nguồn tin giấu tên nói trên CNN. “Starlink hiện là phương thức liên lạc chính của quân đội Ukraine trên chiến trường”.
Binh sĩ Ukraine không hề biết rằng họ có lúc không sử dụng được dịch vụ liên lạc, nguồn tin cho biết. Hiện tại, ở các khu vực Ukraine mới giành lại từ tay Nga, quân đội nước này phải gửi yêu cầu tới SpaceX để chờ công ty mở rộng vùng phủ sóng.
Tỷ phú Elon Musk từ chối phản hồi cáo buộc của Ukraine, cho rằng hoạt động liên lạc bị gián đoạn một cách có chủ ý. Ông Musk nói những gì xảy ra trên chiến trường thuộc về phạm vi tuyệt mật, theo CNN.
Binh sĩ Ukraine sử dụng mạng lưới Starlink để điều khiển máy bay không người lái.
Gần đây, tỷ phú Musk đưa ra một số bình luận khiến Ukraine phản ứng, bao gồm đề xuất Kiev từ bỏ việc giành lại bán đảo Crimea, kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý lại ở các vùng Donbass, Kherson và Zaporizhia dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc.
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt câu hỏi về việc ông Musk đứng về phía ai trong cuộc xung đột, tỷ phú Mỹ trả lời rằng mình “vẫn rất ủng hộ Ukraine” nhưng lo ngại “sự leo thang lớn”.
“Ukraine biết rằng dịch vụ liên lạc vệ tinh Starlink mà chính phủ và quân đội nước này đang sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào một người. Đó là Elon Musk”, nguồn tin giấu tên nói, theo CNN.
“Starlink đang ngày càng trở nên quan trọng khi Nga đang tích cực nhắm vào cơ sở hạ tầng liên lạc của Ukraine”, Dimitri Alperovitch, đồng sáng lập Silverado Policy Accelerator, một tổ chức tư vấn có trụ sở ở Mỹ, nói. “Không có Starlink, quân đội Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Theo nguồn tin giấu tên, giới lãnh đạo Lầu Năm Góc đang tỏ ra không hài lòng với SpaceX. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói SpaceX “đang thể hiện như người hùng”, trong khi ở phía sau lại trình lên Lầu Năm Góc một hóa đơn với chi phí hàng chục triệu USD mỗi tháng.
Trên thực tế, Mỹ, Ba Lan và nhiều đơn vị tư nhân khác đã đứng ra chi trả phần lớn trong số 20.000 thiết bị đầu cuối mà công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp cho Ukraine, quan chức này cho biết.
Trong lá thư gửi ông Musk vào tháng 7, tướng Ukraine Zaluzhnyi nói các thiết bị đầu cuối Starlink được cung cấp rộng rãi cho các binh sĩ ở tiền tuyến, nhưng có khoảng 500 thiết bị mỗi tháng bị phá hủy do xung đột. Ông Zaluzhnyi đề nghị ông Musk hỗ trợ thêm 6.200 thiết bị và mỗi tháng bổ sung thêm 500 để bù đắp tổn thất.
Phản hồi yêu cầu này, SpaceX nói rằng tướng Zaluzhnyi nên gửi đề nghị tới Bộ Quốc phòng Mỹ.
Cổ đông của Twitter Inc. sẵn sàng thông qua vụ thâu tóm của tỷ phú Elon Musk
Theo các nguồn tin thân cận, các cổ đông của Twitter Inc. đã sẵn sàng thông qua vụ thâu tóm trị giá 44 tỷ USD mà tỷ phú Elon Musk đang muốn hủy bỏ, khiến số phận của thỏa thuận này nằm trong tay thẩm phán của tòa án Delaware, khi mạng xã hội này nỗ lực tại tòa để buộc ông Musk hoàn tất thương vụ.
Biểu tượng của mạng xã hội Twitter trên điện thoại và máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả bỏ phiếu ban đầu cho thấy đa số các nhà đầu tư sẽ thông qua thỏa thuận, dù kết quả có thể thay đổi khi các cổ đông bỏ phiếu tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 13/9.
Đến chiều ngày 12/9, ông Musk, cổ đông lớn nhất của Twitter với gần 10% cổ phần, vẫn chưa bỏ phiếu và có thể không bỏ phiếu khi cáo buộc Twitter vi phạm thỏa thuận sáp nhập. Thỏa thuận này yêu cầu ông Musk bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận, dù lá phiếu của ông sẽ không có ý nghĩa quyết định nếu đủ số phiếu ủng hộ từ các nhà đầu tư khác.
Các cổ đông lớn khác của Twitter như các công ty quản lý quỹ đầu tư chỉ số đang nắm tổng cộng gần 20% cổ phần trong mạng xã hội này đã sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận.
Tỷ phú Musk hồi tháng Tư đã nhất trí mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu. Giá cổ phiếu của Twitter đang ở mức thấp hơn nhiều so với hồi tháng Năm, khi ông Musk nói thỏa thuận đang bị trì hoãn, mở đường cho động thái sau đó là rút khỏi thỏa thuận. Điều này có nghĩa nhiều cổ đông sẽ hưởng lợi lớn khi thỏa thuận hoàn tất với các điều khoản ban đầu. Giá cổ phiếu của Twitter ở mức 41,41 USD trong phiên 12/9.
Các nhà phân tích nhận định giá cổ phiếu của Twitter sẽ giảm đáng kể nếu ông Musk rút khỏi thỏa thuận mà không chấp nhận trả khoản phí tổn lớn.
Tỷ phú E.Musk đánh giá 'cơn khát' năng lượng của thế giới Song song với phát triển các nguồn năng lượng bền vững, các nước trên thế giới cần tiếp tục khai thác dầu và khí đốt để duy trì nền văn minh hiện nay. Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là nhận định của nhà sáng lập tập đoàn Tesla, tỷ phú Elon Musk đưa ra ngày 29/8. Phát biểu bên lề hội...