Công ty của nữ đại gia thủy sản thua kiện nông dân
Ngày 16/3, TAND quận Ô Môn, Cần Thơ đã chấp nhận đơn khởi kiện của hai nông dân bán cá tra cho công ty của bà Diệu Hiền, buộc Bianfishco phải trả tổng cộng hơn 18 tỷ đồng cho nguyên đơn.
Theo hồ sơ vụ kiện, hơn nửa năm trước ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai ở quận Thốt Nốt bán trên 1.100 tấn cá tra cho Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng giám đốc với số tiền hơn 31 tỷ đồng.
Hợp đồng giao dịch quy định thời gian trả tiền chậm nhất là sau 45 ngày bắt cá tại ao, nhưng Bianfishco đã kéo dài thời gian đến tháng 12/2011 mới trả hết cho ông Liền 10,7 tỷ đồng nợ gốc. Vì vậy, ông Liền yêu cầu Bianfishco phải trả thêm hơn nửa tỷ đồng tiền lãi.
Hai luật sư đại diện cho nguyên đơn và bị đơn tại tòa sáng nay. Ảnh: Thiên Phước
Đối với bà Mai, tiền bán cá cho Bianfishco hơn 20 tỷ đồng nhưng đến thời điểm hai bên xác định công nợ cuối cùng (ngày 20/1) thì Bianfishco còn nợ gần 16,3. Sau đó, công ty trả tiếp hai lần, mỗi lần 300 triệu đồng nên đến nay bà Mai bổ sung đơn khởi kiện, yêu cầu Bianfishco trả hết nợ gốc trên 15,6 tỷ đồng và hơn 2 tỷ đồng tiền lãi.
Tham gia bảo vệ quyền lợi cho hai nông dân, luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn luật sư Cần Thơ) đề nghị HĐXX áp dụng theo Luật Doanh nghiệp để tính lãi bình quân là 1,75% mỗi tháng cho nguyên đơn trong phần lãi suất trả chậm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Kỳ Việt được Tổng Giám đốc Bianfishco Phạm Thị Diệu Hiền ủy quyền tham gia tố tụng cho rằng, Bianfishco đã trả hết nợ cho ông Liền và chỉ còn nợ bà Mai trên 13 tỷ đồng tiền mua cá. Trình bày lý do Bianfishco chậm trả tiền mua cá, vi phạm hợp đồng với các nông dân, đại diện công ty thủy sản cho rằng do gặp khó khăn trong kinh doanh.
Theo tòa, nông dân đã phải mất đến 8 tháng để đầu tư hàng chục tỷ vào một vụ cá với nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, không làm chủ được giá cả… Khi mua nguyên liệu thì doanh nghiệp cần phải thanh toán nợ đúng theo hợp đồng để nông dân có điều kiện trang trải chi phí. Việc Bianfishco trả nợ chậm đã gây thiệt hại nên phải trả lãi cho nông dân theo điều 306 Luật Thương mại.
Từ đó, HĐXX đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của hai nông dân, buộc Bianfishco trả lãi cho ông Liền trên 476 triệu đồng, trả cho bà Mai trên 15,6 tỷ đồng nợ gốc và gần 2,1 tỷ đồng tiền lãi. Tổng số tiền bị đơn phải thanh toán là hơn 18 tỷ đồng.
Chủ tọa phiên xét xử là thẩm phán Nguyễn Phi Hùng cho biết, nếu không đồng ý với phán quyết này phía bị đơn có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày. Nếu không kháng cáo để án có hiệu lực mà tiếp tục chậm trả thì lãi suất trả chậm sẽ được tính thêm.
Câu chuyện nợ nần của Bianfishco diễn ra từ nhiều tháng nay, nhưng được nhiều người chú ý hơn kể từ khi nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền tổ chức đám cưới xa hoa cho con trai cuối tháng trước. Một số chủ nợ đã căng biển trước nhà bà Hiền ngay trong đám rước râu để yêu cầu thanh toán tiền mua cá. Không chỉ nợ nông dân, Bianfishco còn đang nợ nần nhiều đối tác, ngân hàng. Gần đây, Agribank Cần Thơ còn từ chối cho công ty này vay vốn.
Bà Hiền hiện đang ra nước ngoài chữa bệnh mà chưa rõ ngày về. Chồng bà Hiền phải đứng ra gánh vác công việc ở công ty thay vợ, và cho biết sẽ bán nhà máy cùng chiếc xe Rolls Royce để trả nợ.
Trong cuộc họp gần nhất của chính quyền Cần Thơ, một số chủ nợ đã đồng ý hoãn nợ cho Bianfishco đến hết tháng 3.
Theo VNExpress
40 công an không bắt nổi 2 đối tượng 'kỳ án hiếp dâm'!
Sáng nay (12/3), lực lượng hơn 40 cán bộ, chiến sĩ CA quận Hà Đông đã phải chịu thua rút về khi bị dân làng Nghĩa Lộ (Hà Đông) bao vây ngăn cản không cho bắt trở lại 2 thanh niên trong "kỳ án hiếp dâm" là Nguyễn Đình Kiên và Nguyễn Đình Tình.
Cả Tình và Kiên đều không chấp hành lệnh bắt và "cố thủ" trên tầng hai. Bên ngoài ngôi nhà rất nhiều người dân tại thôn Nghĩa Lộ đã tụ tập cản trở việc thi hành của lực lượng chức năng.
Bà Nguyễn Thị Hưng, (mẹ của phạm nhân Nguyễn Đình Lợi) cho biết: sáng nay, khoảng 40 công an xuống thi hành lệnh bắt trở lại với 2 thanh niên Tình và Kiên nhưng cả hai người này ở lì trên tầng hai không xuống. Thêm vào đó rất đông người dân tại Nghĩa Lộ tụ tập thực hiện nhiều hành vi ngăn cản khiến cho lực lượng công an không tiếp cận bắt được 2 người này.
Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, ông Nguyễn Duy Hùng, Phó trưởng Công an quận Hà Đông xác nhận: sáng nay khi lực lượng CA Hà Nội thi hành lệnh bắt trở lại với Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên nhưng cả hai thanh niên này đều không chấp hành lệnh bắt, bằng cách "cố thủ" trên tầng hai, không chịu xuống. Thêm vào đó rất nhiều người dân tại đây đã tụ tập để cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Ông Hùng cho biết sẽ phối hợp với địa phương làm công tác vận động để Tình và Kiên cùng người dân địa phương nhận thức được hành vi và trách nhiệm thực hiện bản án trước khi lực lượng CA có hành động kiên quyết hơn nữa.
Ông Hùng cũng cho biết, về việc Nguyễn Đình Tình (thời gian thi hành án còn 4 năm) đang bị mắc bệnh AIDS, bệnh hiểm nghèo, nếu có nhu cầu thì làm đơn lên tòa án để xin được đi chữa bệnh. Còn Nguyễn Đình Kiên vẫn còn thời hạn thi hành án 1 năm. Riêng Nguyễn Đình Lợi còn 6 năm, đã được CA đưa lại trại giam số 1 (Phú Xuyên, Hà Tây, Hà Nội) để tiếp tục thi hành án từ ngày 7/3.
Khi tiến hành bắt Nguyễn Đình Lợi, lực lượng CA cũng bị người thân và hàng xóm của Lợi có hành vi ngăn cản
Trước đó, như Infonet đã đưa tin, đúng 9h sáng ngày (7/3), hơn 40 cán bộ, chiến sĩ CA quận Hà Đông đã tới cửa hàng sửa xe máy của Nguyễn Đình Lợi và đọc lệnh chính thức bắt giam trở lại với đối tượng này. Ngay sau khi cán bộ CA đọc lệnh bắt xong, mẹ và em trai Lợi đã lao vào giữ lấy người thân (Lợi), rất đông hàng xóm cũng xông vào giúp sức và la hét, xô đẩy hòng níu kéo Lợi giữ lại. Lực lượng chức năng phải khá vất vả mới đưa được Lợi ra xe quân dụng chờ sẵn ở ngoài và đưa thẳng Lợi đi thi hành án.
Theo thông báo, trong ngày 7/3, cả Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên cũng sẽ bị cơ quan chức năng bắt đưa lại trại giam thực hiện thi hành nốt bản án theo xét xử. Tuy nhiên khi lực lượng CA đến nhà thì cả Tình và Kiên không có nhà.
Trước đó, tối 24/10/2000, tại trạm bơm Yên Nghĩa, Hà Đông xảy ra vụ cướp tài sản, hiếp dâm. Từ chiếc áo vứt lại hiện trường, Cơ quan điều tra tỉnh Hà Tây (lúc đó) xác định và bắt giữ ba nghi phạm là Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên.
Ngày 21/1/2002, TAND tỉnh Hà Tây (lúc đó) tuyên phạt Lợi 16 năm tù, Tình 14 năm tù và Kiên 11 năm tù. Cả ba thanh niên này đều kháng cáo, ba tháng sau phiên tòa phúc thẩm được mở và hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm. Suốt thời gian thi hành án, Tình, Kiên, Lợi và gia đình thường xuyên viết đơn kêu oan gửi đi khắp nơi.
Đến cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng đã có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: "Quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu sót". Đầu năm 2010, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra kháng nghị, đề nghị xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tuyên ba thanh niên không phạm tội hiếp dâm, cướp tài sản.
Đầu tháng 2/2010, ba thanh niên được tạm tha, trở về với cuộc sống đời thường. Gần hai năm sau, ngày 7/12/2011, sau nhiều lần trì hoãn, phiên giám đốc thẩm được mở và đã bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Điều đó có nghĩa các bị cáo phải thi hành nốt thời gian phạt tù còn lại: Lợi còn hơn 6 năm, Tình hơn 4 năm và Kiên hơn 1 năm.
Theo Infonet
Mỹ Tâm đeo nhẫn đính hôn? Nhiều khán giả tỏ ra khá bất ngờ vì lần đầu tiên thấy "họa mi tóc nâu" đeo một chiếc nhẫn tại ngón tay áp út. Xuất hiện trong chương trình Âm nhạc và bước nhảy tại sân khấu Lan Anh (TP.HCM), Mỹ Tâm được khán giả cổ vũ cuồng nhiệt. Tuy nhiên nhiều người cũng tỏ ra khá bất ngờ vì lần...