Công ty của bố bị phá sản, cậu con trai 8 tuổi khiến cha xúc động nghẹn lời khi quyết định làm một việc lớn lao
Biết công ty của cha đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19, cậu bé 8 tuổi hào phóng với cha tới mức người cha xúc động bật khóc.
Dịch Covid-19 kéo dài tại Trung Quốc khiến nhiều người lao đao vì kinh doanh ế ẩm, nhiều công ty chịu cảnh thua lỗ hoặc thậm chí phá sản.
Anh Vương và công ty của mình cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn chung khi dịch Covid-19 kéo dài. Là một công ty nhỏ nên quỹ dự trữ không có là bao, khi xảy ra dịch bệnh công ty của anh Vương đã không còn trụ nổi và tuyên bố phá sản.
Nghe mẹ kể bố đang gặp khó khăn, cậu bé chạy vội vào phòng lấy hết tiền tiết kiệm ra.
Cảm giác đứa con tinh thần của mình sụp đổ quả không dễ dàng với anh Vương. Con trai 8 tuổi của anh Vương nhìn thấy rõ sự bực bội của bố và chạy đi hỏi mẹ nguyên nhân tại sao. Mẹ kể cho con trai toàn bộ sự việc và nói con hãy dành thời gian để bố bớt buồn.
Nghe xong mẹ nói, cậu bé liền chạy vào trong phòng, khệ nệ bê ra một chiếc túi đen và đến phòng bố.
“Bố ơi, đây là tất cả tiền mừng tuổi và tiêu vặt mà con tiết kiệm, được hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng), bố cầm hết đi rồi lo cho công ty ngay còn kịp. Bao giờ bố kiếm được tiền thì trả con sau” – cậu bé nói với bố.
Cậu bé quyết đưa hết số tiền dành dụm của mình cho bố để bố cứu công ty.
Video đang HOT
Nghe những lời con trai 8 tuổi nói, anh Vương bật khóc rồi bế con lên và xin lỗi con liên hồi. Vương hứa sau này chắc chắn sẽ trả lại số tiền anh mượn con.
Hành động của con trai đã khiến Vương có thêm động lực để tiếp tục quay trở lại vực công ty dậy với số tiền mà con trai vừa đưa cho.
Tinh thần “bất khả chiến bại” của cậu bé được nhiều cư dân mạng khen ngợi bởi nó là đức tính sẽ rất tốt cho bé trong cuộc sống tương lai. Muốn nuôi dạy con trở thành một người thắng không kiêu, bại không nản, cha mẹ nên nhớ hai điều sau:
Không trách mắng mà hãy khích lệ con
Trẻ em thường có tính hiếu thắng và không chịu chấp nhận thất bại. Vì vậy cha mẹ nên giáo dục để con hiểu không có gì phải bận tâm chuyện thắng thua và nên coi đó là chuyện bình thường để khi con thắng thì không kiêu và bại thì không nản.
Khi đứa trẻ không làm tốt hoặc thất bại một việc gì đó, bố mẹ không nên trách mắng, đổ lỗi cho con. Thay vào đó hãy an ủi và khuyến khích trẻ làm tốt hơn vào lần sau.
Hình mẫu cha mẹ
Cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành tính cách của trẻ. Nếu cha mẹ là người luôn kiên trì, không nản lòng trước thất bại thì con của họ sẽ học hỏi được họ rất nhiều. Và dần dần lối suy nghĩ tích cực sẽ trở thành một thói quen của con một cách rất tự nhiên.
Theo Tổ quốc
Làm hết quý mà công ty chỉ trả 1/3 lương tháng 1, nàng công sở đăng đàn cầu cứu dân mạng
Không rõ ràng tiền lương hoặc nợ lương kéo dài là dấu hiệu công ty đang trên bờ vực của sự phá sản.
Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên câu hỏi " mục đích làm việc của anh/chị là gì?", rất nhiều câu trả lời được đưa ra như học hỏi, chứng minh năng lực bản thân, yêu thích... nhưng vì để thỏa mãn đam mê là yếu tố được nghe nhiều hơn cả. Trước tình huống này, nhiều nhà tuyển dụng đã không ngần ngại hỏi thêm rằng, "nếu vậy, anh chị có thể làm việc mà không cần có tiền không?" khiến nhiều ứng viên ấp úng.
Qua đó mới thấy, lương và thù lao là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định độ gắn bó của một nhân viên đối với công việc của mình. Làm việc mà không nhận được đầy đủ lương tháng cũng như chế độ phúc lợi cơ bản sẽ mang đến vô vàn những bất cập.
Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở trên mạng xã hội, một cô gái đã có dịp đăng đàn hỏi cách giải quyết khi bị công ty nhập nhằng chuyện lương phạm. Cụ thể, cô viết:
"Có một câu chuyện như thế này, em mãi canh cánh trong lòng, không biết nên cư xử như thế nào cho phải nên đành lên đây để tâm sự cùng các anh chị. Chuyện là em xin vào làm việc trong một công ty và công ty hứa tháng đầu sẽ trả lương.
Làm văn phòng 6 triệu/tháng mà đến cuối tháng chỉ trả 2 triệu/ tháng cho một công việc 40 tiếng/tuần. Công ty hứa sẽ trả sang tháng sau, nhưng sang tháng 2 họ cũng chẳng có lương cho nguyên tháng để trả và kéo luôn sang tháng 3.
Đứng ở trường hợp này, mình nên giải quyết làm sao để không làm ảnh hưởng và bị công ty nghĩ là "đến làm mà còn đòi lương?" khi mang hợp đồng lao động đi kiện thì ngặt một đường là mã số thuế hay mã công ty không xác thực.
Và cuối cùng nếu đi làm vì lương mà dẫn đến mâu thuẫn này nọ để công ty tìm cách kéo dài sang tháng 4 hay tháng 5 thì không biết sao nữa? Em quá bối rối".
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của cô gái nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận chia sẻ cách thức giải quyết đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Có bằng chứng không trả đủ lương như hợp đồng lao động thì lên phòng lao động mà kiện, rủ thêm được những ai chung hoàn cảnh thì bằng chứng càng rõ ràng. Quy mô càng lớn thì phòng lao động xuống hỏi thăm, công ty cũng phải nhè lương ra thôi. Và sau khi đòi được lương thì cũng nghỉ cái công ty đó luôn đi, sắp phá sản rồi nên không thể trả lương đó".
"Vi phạm luật trắng trợn. Công nhân mà thiếu 1 ngày lương họ cũng đình công ầm ầm chứ quỵt được à. Cứ làm to chuyện xem thái độ công ty thế nào. Không chịu giải quyết tức là hết tiền trả lương rồi".
"Từ lúc nào mà việc trả lương đúng hạn được xem là 1 đặc ân vậy, con người chứ đâu phải máy móc đâu mà không cần tiền".
Việc đảm bảo thu nhập hàng tháng cho nhân viên là nghĩa vụ cơ bản nhất mà mỗi công ty cần phải làm được. Những hình thức nợ lương không có lý do chính đáng và không trao đổi một cách mạch lạc với người lao động đều có thể được coi là hành vi vi phạm.
Cho nên, nếu công ty cứ dửng dưng và cho rằng việc nợ lương nhân viên là điều hết sức bình thường thì đứng ở góc độ là người lao động, chị em công sở nên chuẩn bị sẵn giấy tờ, bằng chứng để báo với cơ quan có thẩm quyền khi trường hợp xấu nhất xảy ra.
Theo Trí Thức Trẻ
CEO Nguyễn Tất Kiểm: 'Hãy thắp lửa hoài bão của mình để làm mọi điều bạn muốn' Thành đạt ở độ tuổi mà nhiều người vẫn đang loay hoay tìm kiếm công việc, CEO Nguyễn Tất Kiểm đã trở thành thần tượng, tấm gương của nhiều bạn trẻ khác. Cuộc gặp gỡ với anh Tất Kiểm đem đến cho chúng tôi ấn tượng về hình ảnh một người điều hành trẻ, một giảng viên đào tạo với phong thái từ...