Công ty C.P. Việt Nam với hành trình mang ánh sáng lên vùng cao
Ngày 7-7, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam cùng với đơn vị tỉnh Đoàn Bình Định đã khánh thành công trình thanh niên ‘ Thắp sáng bản làng’ với 1km đường làng được lắp đặt 50 bộ đèn năng lượng mặt trời, đồng thời hoàn thành công trình xây dựng ‘Nhà vệ sinh cho giáo viên’, góp phần hỗ trợ những người có công ‘cõng’ con chữ đến nơi vùng cao.
Leo dốc, băng rừng đến với bà con bản làng
Lắp đặt trụ đèn năng lượng mặt trời mang ánh sáng đến với buôn làng
Sau hơn 5 giờ đồng hồ, băng qua những đoạn đường dốc núi cheo leo, các tình nguyện viên áo hồng C.P. Việt Nam cũng đã đặt chân lên đến bản làng O2 – nơi có gần 50 hộ gia đình người Bahnar đang sinh sống. Nằm trên đỉnh núi Konhlon, nơi đây gần như tách biệt với miền xuôi vì hầu như chưa có hệ thống giao thông kết nối, người dân đi lại chủ yếu là băng qua những dốc núi dựng đứng, chiếc cầu treo tạm bợ bắc ngang con suối.
Trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân Bahnar trên làng O2
Đặt chân lên đến bản làng O2, đoàn được chào đón nhiệt tình và thân thiện với những nụ cười tươi trên gương mặt của người dân nơi này. Sự chân thành, ấm áp ấy đủ để xua tan hết những mệt nhọc của quãng đường khó khăn gần 9km.
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho giáo viên
Có đi, mới thấy hết sự khó khăn, nhọc nhằn và cảm nhận được sức sống mãnh liệt của người dân làng vùng cao này. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, nhưng sự thân thiện, hiếu khách, nụ cười tươi luôn hiện diện trên gương mặt của mỗi người. Hy vọng rằng, ngôi làng nhỏ này sẽ luôn nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ, để sớm có con đường kết nối với miền xuôi để việc di chuyển bớt đi phần nào sự khó khăn, trẻ em được tiếp cận với nhiều con chữ hơn.
Video đang HOT
Một hành trình thật đặc biệt và đầy ý nghĩa đối với mỗi tình nguyện viên
C.P. Việt Nam còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ và gắn kết với người dân như trao tặng mỗi hộ một phần quà nhu yếu phẩm (dầu ăn, gạo, mắm, muối…), trồng cây ăn quả, dọn dẹp vệ sinh cảnh quan buôn làng, đến thăm lớp học, trao tặng quà và tổ chức cắt tóc miễn phí cho trẻ em nơi đây.
Cô gái bỏ việc, một mình đi phượt xuyên Việt
Ấp ủ dự định khám phá hết Việt Nam từ lâu nên dù không tìm được bạn đồng hành, Thu Hiền vẫn quyết định lên đường.
Đây là lần thứ 2 cô bỏ việc để thực hiện ước mơ.
Ngày thứ 24 của hành trình xuyên Việt độc hành bằng xe máy, Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh năm 2000, quê Thái Bình) dừng chân ở TP.HCM.
Chia sẻ với Zing, Hiền cho hay cô xuất phát từ Hà Nội hôm 11/5. Đây là chuyến đi cô ấp ủ từ 2 năm trước nhưng bị trì hoãn vì Covid-19.
"Tháng 5 năm ngoái, khi làm việc ở Hà Nội, mình xin nghỉ để đi xuyên Việt. Thế nhưng, dịch bùng mạnh nên mình về quê khoảng 5 tháng. Khi tình hình ổn hơn, mình trở lại được 2 tháng thì chuyển lên Tây Bắc làm việc. Lần này, mình cũng nghỉ việc để thực hiện điều mình luôn mong muốn", cô nói.
Hiền lên đường đi xuyên Việt vào tháng 5 sau 2 năm bị trì hoãn vì dịch.
Xê dịch thời bão giá
Hiền có sở thích đi phượt và khám phá gần hết khu vực Tây Bắc trước khi xuyên Việt.
"Các chuyến đi trước, mình thường rủ bạn đi cùng, 2 người chung xe và mình cầm lái. Nếu không tìm được ai, mình sẽ đi một mình. Bởi vậy, việc tự lái xe đường xa không phải vấn đề đối với mình", cô nói.
Hiền quyết định đi theo cung đường ven biển, đến Miền Tây thì ngược về Tây Nguyên là kết thúc hành trình. Cô không có kế hoạch cụ thể vì muốn khám phá nhiều hơn.
Nơi nào thích, Hiền sẽ nán lại lâu hơn, còn ngược lại sẽ chỉ đi qua. Cô cũng không tham khảo lịch trình của mọi người vì muốn đi theo cách riêng.
Đã quen với việc cầm lái trong các chuyến phượt trước đó, Hiền không gặp khó khăn khi tự mình lái xe đường dài.
Hành trang của Hiền rất gọn, chỉ bao gồm balo quần áo, tripod và bộ dụng cụ sửa xe.
"Mình dự tính ngân sách khoảng 20 triệu đồng, nhưng vẫn có khoản dự trù phòng khi cần đến", cô nói.
Xê dịch trong thời bão giá, Hiền có nhiều phương án để tiết kiệm chi phí. Trừ xăng xe không thể cắt giảm, cô gái 22 tuổi tham khảo giá thuê chỗ nghỉ trên tất cả ứng dụng. Nơi nào rẻ, cô sẽ chọn và thường là phòng dorm (ở đông người) dao động 100.000 đồng/giường.
"Nơi nào không có dorm, mình sẽ gọi chủ nhà để thương lượng giá cả. Về ăn uống, mình chọn những quán bình dân để không sợ bị chặt chém".
Với những nơi đẹp như đảo Phú Quý (Bình Thuận), Hiền nán lại lâu hơn để khám phá.
Độc hành nhưng không cô đơn
Đối với Hiền, đi độc hành rất thú vị vì giúp cô suy nghĩ thoáng hơn và mở lòng với mọi người xung quanh.
"Hành trình xuyên Việt này chắc chắn là chuyến đi hạnh phúc với mình vì quen được nhiều bạn mới và ghi lại kỷ niệm khó quên. Ở các điểm dừng chân, mình thường nhờ người lạ chụp ảnh giúp rồi bắt chuyện làm quen. Nếu chung đường, mình xin đi ghép cùng họ cho vui. Khi không có ai, mình tự chụp hình bằng tripod. May mắn là đến giờ, mình chưa gặp sự cố gì ngoài tầm kiểm soát", cô nói.
Sau khi rời TP.HCM, Hiền sẽ tới miền Tây và ngược về để kết thúc hành trình. Gia đình cô biết và ủng hộ con gái.
Hiền dự định trở lại Tây Bắc tìm việc mới và để dành chi phí cho những chuyến đi sau.
Hiền hy vọng truyền cảm hứng cho những bạn trẻ có ước mơ đi xuyên Việt nhưng còn chưa dám thực hiện.
Bên cạnh đi phượt, Hiền còn thích leo núi để khám phá thiên nhiên. Cô từng chinh phục các đỉnh ở phía Bắc như Lảo Thẩn, Putaleng, Nhìu Cồ San, Tà Xùa.
"Trước khi lên đường xuyên Việt, mình cũng từng sợ hãi, không dám đi một mình. Nhưng với nhiệt huyết và đam mê tuổi trẻ, mình quyết định đi dù không tìm được bạn đồng hành. Mình coi đó là cơ hội thử thách bản thân và phải thực hiện khi còn có thể. Mình luôn nghĩ: 'Con trai làm được mà tại sao con gái lại không?'. Vì thế, các bạn có mơ ước đi xuyên Việt mà còn đắn đo chưa dám thực hiện thì hãy dũng cảm vượt qua nỗi sợ để làm điều mình muốn", Hiền nhắn nhủ.
Con gái đưa mẹ đi phượt xuyên Việt Ở ngày thứ 10 của hành trình, Lê Thị Phượng mua vé máy bay trở về Hà Nội đón mẹ. Ngày thứ 13, chiếc xe máy của cô có mẹ ngồi sau cùng khám phá, trải nghiệm mọi cung đường. Lê Thị Phượng (22 tuổi) vừa trở về sau chuyến đi xuyên Việt từ Hà Nội đến Đà Lạt. Nhiều năm qua, cô...