Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed): Cung ứng những giống lúa tốt nhất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Vinaseed là đơn vị ngành giống đầu tiên tại Việt Nam được công nhận là doanh nghiệp (DN) khoa học công nghệ. Công ty luôn coi trọng và tập trung cho đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường các loại giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là các giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sản phẩm giống khoa học công nghệ
Trong lễ khai trương chi nhánh ĐBSCL diễn ra ngày 9.3 tại TP.Cần Thơ, bà Trần Kim Liên- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vinaseed, cho biết: “Vinaseed là DN độc lập trực thuộc Bộ NNPTNT. Năm 2004, công ty cổ phần hóa với những khó khăn bộn bề, trình độ công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn, năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, với sự đổi mới trong cơ chế và quản trị DN, sau 12 năm, công ty đã vươn lên trở thành công ty giống có quy mô thị phần lớn nhất Việt Nam”.
Mô hình lúa thơm RVT.
Bà Liên chia sẻ, Vinaseed là DN trong ngành giống đầu tiên tại Việt Nam được công nhận là DN khoa học công nghệ. Chính vì thế, công ty luôn coi trọng và tập trung cho đầu tư nghiên cứu và phát triển, coi đây là động lực, đòn bẩy và điều kiện để phát triển một cách bền vững. Công ty cũng mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, thương mại hóa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tập hợp được trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành giống cây trồng như GS Trần Đình Long, GS Trần Duy Quý, PGS Nguyễn Thị Trâm… tham gia vào hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ. Qua đó, từ một DN chỉ sản xuất kinh doanh các giống cây trồng phổ thông, Vinaseed đã phát triển thành công các bộ sản phẩm giống bản quyền mới có giá trị kinh tế cao.
Ông Trần Xuân Định- cán bộ Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết: “Cục Trồng trọt đánh giá rất cao những đóng góp của Vinaseed với nền nông nghiệp Việt Nam qua nhiều kết quả, đặc biệt là hơn 30 cây giống được Bộ NNPTNT cấp bản quyền, trong đó là các giống lúa cao sản chất lượng, năng suất cao. Với chiến lược phát triển ra thị trường cả nước, đặc biệt là cung ứng giống lúa tốt nhất cho vựa lúa ĐBSCL, tôi hy vọng Vinaseed sẽ thành công và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà”.
Đột phá với giống lúa bản quyền
Video đang HOT
Nông dân tham quan hai sản phẩm lúa cao sản Thơm RVT và Đài Thơn 8.
Ông Phạm Văn Hưởng – Giám đốc maketing Vinaseed cho biết: Mở chi nhánh chính thức tại ĐBSCL, mục đích của Vinaseed là mang đến các loại giống cây trồng chất lượng tốt nhất cho bà con nông dân vùng ĐBSCL. Công ty muốn đẩy mạnh cung ứng các giống lúa, ngô, đậu… thích ứng với biến đổi khí hậu vùng. Trong đó, đặc biệt là các giống lúa bản quyền của công ty đã được trồng thí nghiệm thành công tại các tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hạn mặn và được bà con nông dân tín nhiệm. Đó là hai giống lúa thơm RVT và đài thơm 8, đây là hai giống lúa chất lượng của Vinaseed đã được Bộ NNPTNT cấp giấy chứng nhận sản phẩm độc quyền.
Giống lúa thơm RVT là giống thuần chất. Đặc điểm của RVT tại vùng ĐBSCL có thời gian sinh trưởng từ 98-105 ngày, tùy mùa vụ; đẻ nhánh khỏe, tập trung; thân cứng, khóm gọn; tiềm năng năng suất 6-7 tấn/ha; hạt thon dài, màu vàng sáng; chất lượng gạo tốt, trong bóng, không bạc bụng; cơm trắng, rất ngon, vị đậm đà, mùi thơm nhẹ; chống chịu sâu bệnh tốt, chịu phèn mặn khá cao, có thể gieo sạ quanh năm trên nhiều chân đất.
Còn giống lúa đài thơm 8, là giống lúa cao sản ngắn ngày, được đánh giá là giống lúa năng suất cao, gạo thơm ngon. Đặc điểm nổi bật của đài thơm 8 là có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày; cây cao tầm 98-102cm; thích nghi rộng, chịu phèn mặn khá tốt, năng suất từ 7-9 tấn/ha; hơi kháng rầy nâu, đạo ôn; đẻ nhánh khỏe, bông dài, kết hạt dày, cứng cây; hạt gạo thì dài trong, dẻo, thơm nhẹ, vị đậm.
Bà Trần Kim Liên chia sẻ: “Bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm của mình, chúng tôi cam kết nỗ lực phấn đấu đem đến các dòng sản phẩm tốt nhất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất đến với bà con nông dân, cam kết đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ĐBSCL”.
Với sự phát triển không ngừng, Vinaseed đưa ra chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2025 trở thành Tập đoàn cung cấp các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam, thực hiện giấc mơ cải thiện thu nhập và điều kiện sống của người nông dân Việt Nam, thực hiện thành công mục tiêu Đề án phát triển giống cây trồng đến năm 2020 theo Quyết định 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo Danviet
Biến đổi khí hậu là cơ hội cho ngành nông nghiệp cải cách
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang trở thành ngành chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng... Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và Việt Nam cần nắm lấy điều này để biến thách thức, thành cơ hội cải cách nền nông nghiệp.
Trong buổi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội chiều nay (7/11), tân Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã và đang chịu ảnh hưởng rõ rệt từ biến đổi khí hậu như lũ bão, xâm nhập mặn, hạn hán. Bằng chứng là tăng trưởng ngành nông nghiệp trong 9 tháng đã giảm, gia tốc gia tăng không còn do nền sản xuất lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Người đứng đầu WB tại Việt Nam cho rằng: Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã và đang thụ động thay đổi trước sự thay đổi hằng ngày, hàng giờ của tự nhiên. Trong thời gian tới, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ ghê gớm hơn, nhanh hơn và nặng nề hơn do đó hệ quả sẽ nặng nề hơn. Đây chính là bài toán, là thách thức, đòi hỏi Việt Nam không thể chần chừ trong cải cách nền nông nghiệp, nơi có hơn 65% dân số sống phụ thuộc.
"Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới được đánh giá là chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu như (nước biển dâng, hạn hán, lũ bão...). Thiệt hại đầu tiên là giảm giá trị sản xuất, làm nghèo hóa hơn nông dân sản xuất hoặc sống dựa vào nông nghiệp. Những tác động của biến đổi đang đặt cho Việt Nam những thách thức lớn cần phải nhìn vào hiện trạng nông nghiệp và mục tiêu tương lai để có thay đổi nhanh chóng", ông Ousmane Dione nói.
Theo ông Ousmane, hiện vấn đề hạn mặn, ngập lụt hay thiếu nước đã và đang xảy ra hằng ngày ở những nơi mà bao năm qua Việt Nam vẫn canh tác tự nhiên mà không gặp phải vấn đề gì. Chỉ đến thời điểm hiện nay, khi không còn nước nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn mặn xuất hiện thì người nông dân mới cảm nhận được những hệ quả to lớn.
"Những tác động của tự nhiên đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giống mới, cây mới thay thế cho những cây trồng không phù hợp. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hàng hóa", ông Ousmane nói.
Để làm được điều này, theo ông Ousmane, không thể trồng mãi cây lúa từ hàng trăm năm nay, không thể bắt người nông dân đảm bảo an ninh lương thực trong khi thị trường lúa gạo đang mở cửa.
"Chuyển đổi nông nghiệp cổ truyền sang một nền nông nghiệp hiện đại là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp cần thay đổi theo nhu cầu thị trường, thay vì những tạo ra sản phẩm trước tìm đầu ra sau", Giám đốc WB chia sẻ.
Ông Ousmane nói: "Những nghiên cứu về giống cây trồng theo sự đa dạng của tự nhiên, thay đổi cách thức sở hữu đất đai, cách thức canh tác... là điều Việt Nam nên làm. Điều quan trọng nhất là chúng ta có sáng tạo hay không và cơ hội để những sáng tạo này có được đi vào cuộc sống là bao nhiêu?".
Đại diện WB cho hay, biến đổi khí hậu hiện chỉ là ngoại lực, là tác động cộng hưởng bộc lộ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tạo giá trị gia tăng thấp. Nguyên nhân chính vẫn là do cơ chế sở hữu đất manh mún, thiếu liên kết chuỗi trong thị trường và thiếu ứng dụng công nghệ để có sản phẩm mới....
"Ngành nông nghiệp Việt Nam chưa xây dựng và mạnh dạn áp dụng cơ chế thuê đất, giao đất dài hạn cho DN, cho người nông dân. Hiện vấn đề này đang được xem là cản trở cho tăng trưởng, năng suất và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Chỉ khi nào, DN, người nông dân được quyền sử dụng đất dài lâu thì họ mới mạnh dạn bỏ vốn, thuê nhân công để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ hóa, giúp gia tăng giá trị... Đây là vấn đề Việt Nam cần cải cách, thay đổi", ông Ousmane chia sẻ.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Nông nghiệp - Bao giờ hết "mong manh"? Nền nông nghiệp vẫn còn "trông nắng, trông mưa" Các đại biểu nhận định, mặc dù nông nghiệp nói chung chỉ đóng góp khoảng 17%-19% tổng GDP của nền kinh tế, nhưng gắn liền với 70% dân số sống ở nông thôn, đời sống của họ gắn với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong các năm qua, Chính phủ và...