Công ty Công Lý sử dụng xe ngoại giao là trái quy định
Sau hơn một năm báo chí phản ảnh về việc một doanh nghiệp ở Cà Mau sử dụng xe ngoại giao, công an tỉnh này vừa có thông tin về vụ việc.
Tại cuộc họp báo tháng thường kỳ của tỉnh Cà Mau chiều 11-7, Đại tá Đỗ Chí Công (Phó Giám đốc công an tỉnh này) trả lời các phóng viên việc Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Công Lý sử dụng xe ngoại giao đi lại thời gian qua. Theo đại tá, việc sử dụng này là trái quy định của pháp luật.
“Công an tỉnh đã có hai lần báo cáo về việc sử dụng xe biển kiểm soát ngoại giao của doanh nghiệp này về Cục CSGT, Bộ Công an xin ý kiến chỉ đạo xử lý nhưng chưa nhận được ý kiến chỉ đạo từ trên” – Đại tá Công thông tin thêm.
Một trong những xe ngoại giao của Công ty Công Lý sử dụng nhiều năm qua.
Trước đó, vào ngày 16-3-2017, báo Pháp Luật TP.HCM phản ảnh việc Công ty Công Lý ở Cà Mau có đến năm xe mang biển số kiểm soát ngoại giao, công vụ nước ngoài – loại biển kiểm soát có đặc quyền miễn trừ ngoại giao. Sau đó, phóng viên đặt vấn đề với Phòng CSGT tỉnh này việc sử dụng như vậy là đúng hay sai… Đến hôm nay, Công an tỉnh Cà Mau mới chính thức thông tin.
Tại cuộc họp báo, Đại tá Đỗ Chí Công khẳng định Công ty Công Lý từng sử dụng năm ô tô được gắn biển kiểm soát ngoại giao gồm: 80-346-NG-16; 80-346-CV-03 là của Đại sứ quán Lào; 80-NG-166-71, 80-166-CV-06 của Đại sứ quán Campuchia; 80-091-CV-02 của Đại sứ quán Bangladesh. Tất cả biển số xe trên là do được đăng ký ở Cục CSGT, Bộ Công an. Theo lý giải của Công ty Công Lý với Công an tỉnh Cà Mau, toàn bộ số xe này là mượn của bạn bè quốc tế đi lại.
Video đang HOT
Cũng theo Đại tá Công, đến nay công ty này đã trả ba xe, còn sử dụng hai xe ngoại giao với danh nghĩa hợp đồng.
Hợp đồng này có nội dung: Đại sứ quán hai nước là Campuchia và Lào ký hợp đồng lao động giao cho tài xế tên Trần Văn Tý quản lý sử dụng. Nay ông Tý là tài xế của Công ty Công Lý và ông đã dùng xe này vào công việc đi lại của lãnh đạo Công ty Công Lý.
“Việc sử dụng này không đúng quy định tại Quyết định 53 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy chuyển nhượng xe ô tô, xe máy của đối tượng được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, do có các hợp đồng với các đại sứ quán như kể trên nên Công an Cà Mau chưa có cơ sở xử lý” – vị phó giám đốc công an tỉnh nói.
Được biết trong nhiều năm qua, người dân Cà Mau, Bạc Liêu rất lấy làm lạ vì sao doanh nghiệp Việt Nam cứ đi xe ngoại giao. “Nếu có những lý do như là hợp đồng, mượn, thuê đi lại được bằng xe ngoại giao thì tôi nghĩ rằng tất cả những người có tiền sẽ đi xe ngoại giao hết. Vì nó tránh bị cảnh sát giao thông cho dừng xe kiểm tra, rất tiện lợi và rất oách” – một người dân ở Cà Mau phản ảnh.
TRẦN VŨ
Theo_PLO
Đơn vị tặng xe sang cho Cà Mau bị kiện đòi nợ
Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (gọi tắt là Công ty Công Lý), đơn vị tặng xe sang cho tỉnh Cà Mau gây xôn xao dư luận thời gian qua vừa bị khởi kiện đòi nợ.
Một trong hai xe Lexus GX460 được công ty Công Lý tặng tỉnh Cà Mau - Ảnh: CTV
TAND TP. Cà Mau vừa thụ lý đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại dây và cáp điện Đông Á (Công ty Đông Á) đối với bị đơn là Công ty Công Lý.
Khoản tiền nợ này liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Điện gió Bạc Liêu khởi công năm 2010 do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 5.000 tỉ đồng, trên diện tích đất 1.300ha.
Tại đơn khởi kiện, Công ty Đông Á cho biết từ năm 2012 đến năm 2014, Công ty Công Lý đã ký hợp đồng với Đông Á để thi công công trình xây dựng và cung cấp thiết bị thuộc dự án Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu. Tổng cộng giá trị 3 hợp đồng kinh tế và bảo lãnh dự thầu theo hợp đồng là hơn 140 tỉ đồng.
Sau khi Đông Á hoàn thành các hạng mục trong hợp đồng, Công ty Công Lý đã nhiều lần thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Đông Á nhưng vẫn chưa hoàn tất.
Tại đơn khởi kiện, Công ty Đông Á cho biết đã yêu cầu Công ty Công Lý thanh toán và hoàn trả số tiền hơn 40 tỉ đồng còn thiếu của 3 hợp đồng và bảo lãnh dự thầu theo hợp đồng, tuy nhiên phía Công Lý vẫn vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Công ty Đông Á đề nghị tòa tuyên buộc Công ty Công Lý phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ nêu trên.
Được biết sau khi tòa thụ lý vụ án, hai công ty đã có lịch làm việc để đối chiếu và xác nhận các khoản nợ.
Cũng trong cuối tháng 3-2017, TAND TP. Cà Mau đã thụ lý đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần vận tải liên hiệp Huy Hoàng (trụ sở tại TP.HCM) đối với bị đơn là Công ty Công Lý.
Tại đơn khởi kiện, Công ty Huy Hoàng yêu cầu Công ty Công Lý thanh toán cho Huy Hoàng số tiền vốn còn thiếu là hơn 61 tỉ đồng và lãi theo quy định.
Sau khi thụ lý vụ án, TAND TP. Cà Mau đã gửi thông báo cho Viện KSND TP. Cà Mau và Công ty Công Lý để bị đơn gửi ý kiến, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến tòa.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, Công ty Công Lý là đơn vị đã tặng hai chiếc xe Lexus GX460 cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau. Sự việc này gây xôn xao dư luận hồi tháng 2-2017.
Tháng 3-2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, tỉnh Cà Mau đã trả lại cho Công ty Công Lý 2 ôtô Lexus.
(Theo Tuổi Trẻ)
Vụ xe chở cây "quái thú": Truy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa giao Bộ trưởng Bộ Công an, Giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ xe chở cây "quái thú" lọt 16 tỉnh thành. Xe chở cây "quái thú" lọt qua 16 tỉnh thành mà lực lượng chức năng không hay biết...