Công ty “côn đồ” thao túng thị trường hải sản
Thành lập công ty, tụ tập khoảng 20 tên côn đồ cộm cán có nhiều tiền án, tiền sự trên địa bàn, thao túng nhiều khu vực bến cá, ép ngư dân phải bán hải sản cho chúng với giá rẻ…
ảnh minh họa
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ năm 2010, các đối tượng Trương Văn Việt, Mai Văn Thắng và Mai Huy Kiên (đều trú tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã thành lập công ty TNHH Thanh Thảo – Việt Nam, có trụ sở tại nhà riêng của đối tượng Trương Văn Việt, ở xã Hải Bình rồi tụ tập khoảng 20 đối tượng côn đồ cộm cán có nhiều tiền án, tiền sự trên địa bàn.
Video đang HOT
Những đối tượng này chuyên thu mua, chế biến hải sản. Chúng đã thao túng khu vực bến cá ở 2 xã Hải Thanh và Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ép ngư dân phải bán hải sản cho chúng với giá rẻ.
Thủ đoạn của chúng là mua tận gốc, bán tận ngọn. Để thực hiện hành vi đó, chúng còn ép các cơ sở, đại lý thu mua phải mua lại hải sản của chúng với giá cao hơn thị trường.
Với thủ đoạn này, các đối tượng đã chiếm đoạt của ngư dân và các đại lý từ 3.000 – 5.000đ/kg hải sản. Nhóm đối tượng này đã hoạt động trong thời gian dài, tuy nhiên, các nạn nhân không dám tố cáo vì sợ bị trả thù.
Mới đây, tên Trương Văn Việt và 15 đối tượng khác bị bắt vì tội đánh bạc, nhiều ngư dân mới đứng ra tố cáo hành vi của chúng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã quyết định khởi tố các đối tượng: Trương Văn Việt (30 tuổi), Mai Văn Thắng (32 tuổi) và Mai Huy Kiên (27 tuổi), về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Hiện, vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục làm rõ.
Theo Dantri
Sữa nước được gắn mác "sữa tươi"
Đó là một trong những biểu hiện của sữa không đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - chuyên viên Vụ Khoa học công nghê (Bộ Công Thương), nhiều năm qua, người tiêu dùng phải uống sữa "giả tươi". Điển hình là thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm cách giới thiệu sản phẩm sữa nước nhưng lại ghi trên nhãn mác của mình là "sữa tươi nguyên chất" hoặc "sữa tươi tiệt trùng".
Nguyên nhân của sự lẫn lộn là do nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sữa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việt Nam chưa có các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và phải di chuyển xa nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng sữa không đảm bảo, thiếu các điều kiện (thiết bị và công nghệ) để bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu, thiếu trung thực trong kinh doanh. Hiện nay, lượng tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan...
Theo ANTD
Người tiêu dùng đang bị uống sữa "giả sữa tươi" Hiện nay, trên thị trường rất nhiều loại sữa quảng cáo là "sữa tươi nguyên chất" hay "sữa tươi tiệt trùng", nhưng thực chất là đều được chế biến từ nguyên liệu "sữa gầy". Vì thế, người tiêu dùng đang phải uống sữa "giả sữa tươi". Còn nhiều bất cập trong quản lý và kinh doanh sữa. Theo thống kê của Tổ chức...