Công ty con của Novaland phát hành trái phiếu không thành công
Không trái phiếu nào thuộc lô trái phiếu NSRCH2223002 với kỳ hạn 12 tháng của Nova Saigon Royal – công ty con của Novaland được chào bán thành công.
Dự án Saigon Royal Residence tại quận 4, TP HCM do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Saigon Royal gián tiếp sở hữu. (Ảnh: Novaland).
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Saigon Royal – công ty con của Novaland vừa công bố kết quả chào bán lô trái phiếu NSRCH2223002 không thành công.
Theo đó, lô trái phiếu này có kỳ hạn 12 tháng kể từ ngày phát hành, với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, ngày phát hành 30/09/2022 và ngày hoàn tất 29/10/2022. Tuy nhiên, không trái phiếu nào của Nova Saigon Royal được chào bán thành công.
Trước đó, vào hồi tháng tháng 4, doanh nghiệp này vừa huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu. Tổng khối lượng phát hành 10.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 17/9/2023.
Lô trái phiếu trên được CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland, mã: NVL) bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ cho Nova Saigon Royal trong trường hợp Nova Saigon Royal không đảm bảo khả năng trả nợ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Thời hạn cam kết kéo dài cho đến khi Nova Saigon Royal hoàn tất các nghĩa vụ trái phiếu.
Nova Saigon Royal là công ty con do Novaland nắm tỷ lệ sở hữu 100%. Đơn vị này được thành lập vào tháng 8/2012 với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Cồn Ấu. Tháng 9/2016, đơn vị này đổi tên thành Nova Saigon Royal như hiện tại.
Tính đến tháng 10/2020, vốn điều lệ của đơn vị này là 3.527 tỷ đồng, do ông Bùi Đạt Chương, em trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaGroup làm người đại diện pháp luật.
Video đang HOT
Trước khi đổi tên, vào tháng 7/2016, đơn vị này đã hoàn tất việc thương vụ chi hơn 917 tỷ đồng để mua 99,97% lợi ích vốn chủ sở hữu tại CTCP Đầu tư và Thương mại Nhà Rồng, chủ đầu tư dự án Saigon Royal Residence, qua đó gián tiếp sở hữu dự án này.
Saigon Royal Residence là dự án khu phức hợp căn hộ – officetel – thương mại, có quy mô gần 0,7 ha với 774 sản phẩm, nằm tại Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Dự án này đã được Novaland công bố vào tháng 4/2016 và bắt đầu bàn giao vào quý IV/2018.
Về Novaland, công ty này vừa thông qua việc hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11 để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo Novaland, HĐQT công ty sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu đã được phê duyệt trước đó. Bởi phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. HĐQT Novaland cam kết sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ về thời điểm triển khai phương án phát hành tại cuộc họp gần nhất.
Trước đó, vào hồi tháng 8, Novaland thông báo sẽ phát hành thêm hơn 482 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 24,75% với mục đích là tăng vốn cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.
Xét về tình hình kinh doanh quý 3/2022, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 3.279 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Novaland giảm 18% còn 737 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 236 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Novaland giảm là do chi phí tài chính tăng mạnh thêm 615 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư cũng như lỗ tỷ giá tăng so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần Novaland giảm 23% đạt 7.894 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.054 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.
Nhu cầu các phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ còn lớn
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về thị trường bất động sản (BĐS), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Thị trường BĐS trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ, năng lực của các chủ thể tham gia thị trường... đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.
BĐS du lịch có biểu hiện dư thừa
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thị trường BĐS, đó là hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi như: Chưa thống nhất về hình thức lựa chọn (đấu giá, đấu thầu, chỉ định) chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; các quy định liên quan đến việc xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng; quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài; quy định về thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại BĐS mới, BĐS hỗn hợp, đa chức năng...
Cơ cấu sản phẩm BĐS chưa phù hợp, phổ biến là BĐS ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, BĐS du lịch có biểu hiện dư thừa, có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025. Trong khi đó, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình, đối với nhà ở xã hội mới đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Cơ cấu nguồn lực cho thị trường BĐS còn bất hợp lý, chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án. Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.
Chỉ ra hiện tượng giao dịch BĐS chưa được minh bạch, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị về hiện tượng "hai giá", kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh bất động sản còn khá phổ biến. Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận có hiện tượng "hai giá" trong kê khai BĐS.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: So với thu nhập của người dân hiện nay, giá BĐS, đặc biệt nhà ở, đất ở liên tục tăng cao. Thời gian tới, Bộ Xây dựng dự báo thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, nguồn cung tiếp tục bị hạn chế. Cơ cấu hiện có cải thiện nhưng còn hạn chế. Các phân khúc như: Nhà ở xã hội, nhà giá rẻ nhu cầu còn lớn.
Chỉ ra những hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Giá BĐS, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở. Các sàn giao dịch BĐS hoạt động thiếu ổn định; hoạt động môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt.
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường BĐS, nhà ở chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chưa công khai làm ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong Quý III/2022, doanh nghiệp BĐS khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Đâu là giải pháp lâu dài
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch BĐS. Khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023.
Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh BĐS, hoạt động sàn giao dịch BĐS, hoạt động môi giới bất động sản; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở, kinh doanh BĐS để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi, đình chỉ, tạm dừng hoặc điều chỉnh, chuyển đổi, chuyển nhượng các dự án kinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá...
Đối với các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, địa phương cần khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Khẩn trương xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn từ nay đến năm 2025 và 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm theo quy định của Luật Nhà ở trong đó xác định rõ có danh mục các dự án nhà ở để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn.
Rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, khẩn trương hoàn thành kiểm định đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ còn lại trên địa bàn để xác định các nhà chung cư phải phá dỡ; sớm lập, phê duyệt Kế hoạch, danh mục dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP...
Sắp có thêm 8.300 căn nhà ở xã hội Đến năm 2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thêm 8.300 căn nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu an cư của người dân, nhất là người thu nhập thấp. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa có cuộc họp với các sở, ngành, địa phương liên quan về tình hình phát triển nhà ở xã hội...