Công ty cổ phần Xây dựng Alvico bị phạt nặng do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Xây dựng Alvico.
Công ty này bị xử phạt do báo cáo không đúng thời hạn và công bố thông tin sai lệch. Quyết định xử phạt nêu rõ, công ty bị phạt 50 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Căn cứ Nghị quyết Hội đồng quản trị của công ty số 07/2018/QLV/NQ-HĐQT ngày 28/12/2018, báo cáo tài chính năm 2018 được kiểm toán và biên bản làm việc ngày 23/12/2020 giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công ty, công ty đã thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Edico và thực hiện hợp tác đầu tư vào dự án Nhà máy xi măng Liên Khê.
Công ty đã báo cáo việc thay đổi mục đích sử dụng vốn phát hành thu được từ đợt chào bán riêng lẻ năm 2018 tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 (diễn ra ngày 27/12/2019) mà không báo cáo tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (diễn ra ngày 15/6/2019).
Bên cạnh đó, công ty cũng bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch. Công ty đã công bố thông tin (CBTT) sai lệch đối với số liệu các chỉ tiêu dự phòng các khoản phải thu khó đòi, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại báo cáo tài chính năm 2019.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính năm 2019, công ty CBTT số liệu các chỉ tiêu dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là -2.124.508.484 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.407.327.295 đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 3.237.640.407 đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán độc lập số 027/2020/BCKT-HT.00070 ngày 27/3/2020 của Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam ghi nhận công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi với tổng số dự phòng cần trích lập là 4.106.929.348 đồng.
Nếu công ty trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi nêu trên, chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” sẽ tăng 4.106.929.348 đồng và dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 của công ty chuyển từ lãi thành lỗ.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi công bố thông tin sai lệch theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 41 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra công ty cũng bị phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Công ty CBTT không đúng thời hạn trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020; CBTT không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với thông báo doanh nghiệp kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020, báo cáo thường niên năm 2020, báo cáo tài chính năm 2019, năm 2020 đã kiểm toán.
Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tới tâm lý, hành vi mua sắm của người tiêu dùng song các vụ việc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cũng gia tăng với nhiều hình thức mới.
Chia sẻ tại tọa đàm Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới do Tạp chí Công Thương tổ chức gày 18/3, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, các vụ việc vi phạm quyền của người tiêu dùng gia tăng với nhiều hình thức mới.
Tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử cũng gia tăng. Riêng trong năm 2021 thì lực lượng quản lý trường đã kiểm tra trên 25.000 vụ, đã xử lý trên 23.000 vụ việc liên quan đến lĩnh vực này và đã xử phạt vi phạm hành chính trên 18 tỷ đồng.
"Vi phạm trên thương mại điện tử ngày càng phức tạp. Các đối tượng chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có giá trị lớn, mặt hàng sản xuất tại nước ngoài, thông qua những kênh bán hàng như facebook... để giao dịch. Các đối tượng rất tinh vi nhằm xóa dấu vết, gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh của lực lượng chức năng, vì vậy cần có cái sự phối hợp của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý khác thì mới có thể xử lý đúng đối tượng vi phạm", ông Nguyễn Quang Huy cho biết.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, chỉ riêng năm 2021 đơn vị này đã nhận được 13.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng trên cả nước. Nhiều cuộc gọi và đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến những dịch vụ như vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, liên quan đến lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng, lĩnh vực thương mại điện tử...
"Rõ ràng trong bối cảnh người tiêu dùng gần như ở nhà nhiều hơn thì những thói quen tiêu dùng trước đây như giao dịch trực tiếp đã chuyển thành giao dịch qua mạng. Do đó công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của chúng tôi cũng phải có những hình thức thích ứng với xu hướng này", bà Nguyễn Quỳnh Anh cho hay.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh cho biết thêm, trước tình hình thực tiễn, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở thống nhất với các cái quy định các luật khác và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Trong luật mới này dự kiến sẽ bổ sung quy định về kinh sản xuất kinh doanh tiêu dùng bền vững, những điều liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, những người dân vùng cao... Và cả những quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong những giao dịch từ xa như giao dịch qua mạng.
Đối với doanh nghiệp, quy định doanh nghiệp phải trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, chứng cứ về giao dịch, bảo hành hàng hóa hay thu hồi sản phẩm lỗi và chịu trách nhiệm với những hậu quả do việc thu hồi hàng hóa lỗi gây ra.
"Đại dịch COVID-19 chỉ là yếu tố tác động thêm và gần như là một đòn bẩy để mọi người cùng thay đổi, người tiêu dùng thay đổi thói quen, cơ quan quản lý nhà nước thay đổi cách tiếp cận để bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp cũng như vậy thì chúng ta sẽ triển khai công tác này một cách tốt nhất", bà Nguyễn Quỳnh Anh khẳng định.
Về vấn đề này, TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, bên cạnh các định chế, các tổ chức thực thi pháp luật, công tác truyền thông, khung khổ pháp lý, bản thân người tiêu dùng... thì không thể không nói đến vai trò của doanh nghiệp. Các thông tin của doanh nghiệp phải minh bạch, phản ánh đúng quá trình sản xuất kinh doanh, giá cả phải cạnh tranh, sản xuất thân thiện môi trường...
"Cuộc sống vẫn phát triển không ngừng thay đổi, công nghệ cũng thay đổi rất nhiều, luật đều có các định hướng nhưng không bao giờ có thể bắt nhịp tốt và đầy đủ nhất với thực tiễn cuộc sống cho nên sự sống còn của doanh nghiệp chính là ý thức, kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cần tiêu dùng một cách thông thái mới là điều quan trọng nhất", TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Xử phạt 5 nhà thầu thi công Quốc lộ 19 vì gây mất an toàn giao thông Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 nhà thầu thi công tại Quốc lộ 19 vì không đảm bảo an toàn trong thi công, gây mất an toàn giao thông. Hệ thống cống rãnh của Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên...