Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tri ân khách hàng
Nhằm tri ân hệ thống phân phối và các đơn vị vận tải sản phẩm, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất (PP&HC) Lâm Thao đã tổ chức hội nghị khách hàng năm 2016; sơ kết, đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm 7 tháng đầu năm, đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm những tháng cuối năm.
Vượt khó khăn, tiêu thụ hơn 610.000 tấn
Ông Phạm Quang Tuyến- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe PP&HC Lâm Thao tặng cờ cho
các đơn vị dẫn đầu tiêu thụ phân bón 6 tháng đầu năm. Ảnh: P.V
Tại hội nghị, Công ty cổ phần Supe PP&HC Lâm Thao đã khen thưởng các đại lý tổ chức tiêu thụ phân bón của công ty đạt sản lượng cao 6 tháng đầu năm. Trong đó, trao tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu tiêu thụ phân bón 6 tháng đầu năm 2016″ cho Công ty TNHH Thương mại Thủy Ngân và Doanh nghiệp tư nhân Huy Thảo Nghĩa. Biểu dương Công ty CP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, Công ty CP Phùng Hưng, Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh và Công ty CP Hóa chất Miền Nam; trao mức thưởng loại A cho 4 đơn vị.
Hội nghị diễn ra từ 14 đến 16.8, tại khu du lịch thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trên 90 đại biểu của 45 đơn vị, hệ thống phân phối và đơn vị vận tải trong cả nước của công ty về dự hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có các ông: Nguyễn Văn Thiệu – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); Phạm Quang Tuyến – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc; Hoàng Viết Dũng – Phó Bí thư Đảng ủy; Vũ Xuân Hồng, Nguyễn Thành Công – Phó Tổng Giám đốc; Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch Công đoàn Công ty cùng thủ trưởng các phòng, ban, xí nghiệp thành viên trong toàn công ty.
Theo báo cáo của Phòng kinh doanh công ty, từ đầu năm đến nay, thị trường phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn, biến động khó lường, khó dự báo do nhiều yếu tố khách quan như: Miền Bắc rét đậm rét hại, mưa lũ liên tục và kéo dài làm ảnh hưởng đến khung thời vụ sản xuất nông nghiệp. Miền Trung, Tây Nguyên thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài. Miền Nam khô hạn xâm nhập mặn trên diện rộng khắp các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, ven biển và Đông Nam Bộ. Giá nông sản sau thu hoạch giảm mạnh, đặc biệt là nhóm cây lương thực, cây công nghiệp cà phê, cao su… Cùng đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các sản phẩm phân bón cùng loại trên thị trường; phân bón giả, nhái, kém chất lượng ngày càng gia tăng.
Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Có nhiều doanh nghiệp không bán được hàng, thua lỗ nghiêm trọng phải dừng sản xuất. Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao cũng chịu tác động bởi diễn biến thị trường chung.
Tuy nhiên, với những nỗ lực vượt khó để phát triển, tiêu thụ sản phẩm 7 tháng đầu năm 2016 của công ty vẫn đạt con số ấn tượng 612.680 tấn, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Supe lân: 183.394 tấn; Lân nung chảy: 22.237 tấn; NPK-S các loại: 407.049 tấn.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, sản lượng tiêu thụ phân bón Lâm Thao cuối năm dựa trên tổng sản lượng phân bón khách hàng đăng ký nhận và tiêu thụ theo hợp đồng là 457.085 tấn, trong đó: Supe lân 179.920 tấn; Lân nung chảy 22.555 tấn; NPK-S các loại 254.610 tấn.
Tiếp tục sát cánh cùng nhau
Ông Phạm Quang Tuyến phát biểu tại hội nghị khách hàng. Ảnh: P.V
Tại hội nghị, đại diện các nhà phân phối sản phẩm, đơn vị vận tải và công ty cùng nhau trao đổi, thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến xây dựng cơ chế chính sách vận tải, tiêu thụ phân bón nhằm phân phối đáp ứng nhu cầu phân bón đến tay bà con nông dân kịp thời vụ với giá cả hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người sử dụng.
Thay mặt lãnh đạo công ty, ông Vũ Xuân Hồng ghi nhận, tiếp thu, đồng thời giải thích và trả lời trực tiếp các ý kiến, đề xuất, góp ý của đại diện khách hàng.
Kết luận hội nghị, ông Phạm Quang Tuyến – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc đã ghi nhận, cảm ơn các đại lý và đơn vị vận tải của công ty trong suốt thời gian qua đã luôn gắn bó và chia sẻ cùng công ty để 2 bên cùng kinh doanh có hiệu quả. “Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn công ty và toàn bộ hệ thống phân phối, đơn vị vận tải tiếp tục chung vai, sát cánh cùng nhau chia sẻ khó khăn phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 tháng cuối năm và cả năm 2016″- ông Phạm Quang Tuyến nói.
Theo Danviet
Lân Lâm Thao giúp cải tạo đất bị hạn, mặn, nhiễm phèn
Đó là ý kiến của PGS-TS Mai Thành Phụng - nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo Hiệu quả của phân bón Lâm Thao trong sản xuất lúa ở ĐBSCL do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vừa tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Tác dụng của phân lân đơn
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lê Thanh Tùng - Phó phòng phụ trách vùng Nam Bộ (Cục Trồng trọt) cho biết, sau mùa hạn mặn năm nay, tình hình sản xuất lúa đã bị ảnh hưởng. Tại ĐBSCL do tập quán sản xuất lúa, phân lân đơn chưa được đánh giá đúng giá trị của mình. Đến nay, người làm lúa đang gặp khó khăn trong việc khắc phục thực trạng trên và phân lân đang dần khẳng định được vị thế, giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Bón lân Lâm Thao giúp tăng năng suất lúa ở vùng đất nhiễm hạn, mặn, phèn. Ảnh: I.T
Bà Lê Thị Cẩm Nhung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ thắc mắc về thời gian bón phân lân đơn đối với cây lúa. "Đối với phân lân đơn, thông thường ở địa phương tôi chỉ có một loại phân bón lót hoặc DAP bón thúc lần 1, thúc lần 2, nhưng trong thí nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL về sử dụng phân lân, tôi thấy quy trình kỹ thuật bón có nêu, đối với lân đơn bón ngay thời điểm 9 ngày sau khi sạ, tôi hơi thắc mắc, nhờ các nhà khoa học giải đáp thêm".
Trả lời vấn đề này, TS Chu Văn Hách - chuyên gia phân bón cho biết: "Đối với vùng đất phèn mà chỉ bón 1 lần supe lân thì hiệu quả không cao, nên khuyến cáo bón thêm một lần ở giai đoạn 2; còn trên đất phù sa có thể bón lót 1 lần cũng được".
Chia sẻ về những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ông Phù Khí Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cho biết: "Kiên Giang là tỉnh có diện tích lúa lớn ở ĐBSCL. Những năm qua năng suất, sản lượng không ngừng tăng, nhưng nông dân chưa giàu nổi, điều đó có nghĩa giá thành sản xuất hiện nay chưa đủ cạnh tranh. Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng càng khó khăn hơn".
Theo ông Nguyên, Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất phèn khoảng 3/4, trong đó có khoảng 1/2 có xâm nhập mặn, đây là vấn đề tiềm ẩn rủi ro lớn. Qua thực tế thực hiện cũng như báo cáo của các nhà khoa học cho thấy sử dụng lân đơn có tác dụng tốt cho đất phèn mặn. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang có ít đại lý bán lân đơn. Hơn nữa bà con ngại bón lân đơn do lân đơn khi bón rất bụi. "Tôi nghĩ, cần nghiên cứu làm sao cho nông dân dễ sử dụng"- ông Nguyên nói.
Còn ông Nguyễn Xuân Nghĩa - Doanh nghiệp tư nhân Huy Thảo Nghĩa (Đồng Nai) cho biết: "Là đơn vị cung cấp phân bón Lâm Thao ở phía Nam, chúng tôi đã kết hợp với công ty đưa sản phẩm phân bón Lâm Thao với giá thành hợp lý nhất đến tay bà con nông dân thông qua hệ thống đại lý phân phối. Tôi xuất phát là người nông dân, cũng là người làm công tác khoa học kỹ thuật, về sau chuyển sang phân phối phân bón, tôi tâm niệm chỉ kinh doanh những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả cho bà con. Nếu các đại lý và nông dân cần sản phẩm phân của Lâm Thao chúng tôi sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ với chi phí thấp nhất để bà con nông dân có lãi".
Cùng chia sẻ với nhận xét trên, ông Dương Thanh Tùng - khuyến nông viên tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng khẳng định: "Tôi rất tâm đắc với các sản phẩm của phân bón Lâm Thao. Như chúng ta đã biết, do biến đổi khí hậu, các tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Diện tích lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng đã nhiễm mặn nặng, tôi xin hỏi có những sản phẩm nào giúp hóa giải cho các vùng đất phèn, mặn. Hiện nay, tại Sóc Trăng chưa thấy sản phẩm lân đơn, rất mong phía công ty đưa sản phẩm về các địa bàn khó khăn giúp cho việc sản xuất của nông dân được tốt hơn".
Phân lân giúp cải tạo đất bị nhiễm mặn, phèn
Ông Mai Thành Phụng - nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo thảo.
Trả lời những thắc mắc và chia sẻ trên, PGS-TS Mai Thành Phụng - nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: "Nông dân quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế, phải có lời; vấn đề thứ hai là hiệu quả môi trường và cuối cùng là sự tiện dụng. Không phải cái gì kết quả khoa học tốt đưa ra nông dân xài là được liền, tập quán nông dân thích cái gì nhẹ - gọn. Tôi rất mong Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao suy nghĩ về các vấn đề tiện dụng cho nông dân để có sự khác biệt cho ĐBSCL".
Bên cạnh đó, theo ông Phụng, chúng ta chỉ nên tổng hợp lại những gì dễ hiểu, dễ nhớ nông dân mới tiếp nhận được, như vậy phải có chiến dịch truyền thông hợp lý để sản phẩm đi vào lòng dân. Phải kết hợp như thế nào và phải tận dụng lực đẩy của hệ thống khuyến nông, mô hình liên kết, chúng ta đưa phân lân vào sản xuất thì chỉ có con đường đại lý là chưa đủ, phải làm những mô hình trình diễn khuyến nông.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Lê Trọng Nghĩa, Công ty TNHH TM Thịnh Điền (TP.Cần Thơ) cho biết: "Hiện tôi đang bán phân lân Lâm Thao và thị trường lân Lâm Thao đã có từ lâu nhưng cái hạn chế của chúng ta là chưa quan tâm nhiều đến việc quảng bá. Phân lân Lâm Thao có chất lượng rất tốt, giá cũng tốt nhưng khi bán không ai hỗ trợ chúng tôi quảng bá nên rất khó bán, khó phổ biến cho nông dân. Ngay thời điểm hạn mặn, nhu cầu sử dụng lân nung chảy Lâm Thao rất lớn, nhưng hình thức quảng bá chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay, theo tôi nên tổ chức hội thảo cho các hệ thống phân phối của đại lý và nông dân sẽ thành công".
Ông Vũ Xuân Hồng- Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao trả lời tại hội thảo.
Giải đáp các thắc mắc trên, ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: "Phân lân nung chảy của Lâm Thao được sản xuất từ năm 2010, chất lượng rất tốt, đã được kiểm nghiệm, không thua các sản phẩm của công ty khác mà giá thành lại thấp hơn. Từ những thành công đã đạt được ở miền Bắc, chúng tôi định hướng sẽ phát triển mạnh thị trường ở vùng đất giàu tiềm năng ĐBSCL. Sẽ có những đầu tư xứng đáng. Trước mắt chúng tôi có 2 đại lý phân phối chính thức tại vùng đáp ứng nhu cầu của bà con".
Lân Lâm Thao rất tốt đối với cây trồng ĐBSCL Phân lân đóng vai trò cải tạo đất, đặc biệt trong tình hình khô, hạn, mặn, phèn, phân lân giúp cho phát triển bộ rễ, mà bộ rễ là cội nguồn của sự sống, giúp cây tồn tại và phát triển một cách bền vững. Do đó phân lân đóng vai trò quyết định ngay từ đầu đối với việc đảm bảo bộ rễ của cây trồng phát triển tốt theo nguyên tắc 4 khỏe. Các nhà khoa học đã có những khuyến cáo đối với ĐBSCL, đất ở vùng này thiếu lân do vậy tất cả các nguồn lân đều rất cần bổ sung cho đất và cho cây. Bên cạnh đó, lân Lâm Thao có 2 chất là lân và vôi, nó giúp cho việc phát triển bền vững, đặc biệt trong phân lân Lâm Thao có một phần lưu quỳnh nữa nên cũng cần cho một số cây trồng. Hơn nữa, hiện nay lân Lâm Thao theo nghĩa rộng có nhiều chủng loại phân, trong đó có những loại phân mới rất thích hợp cho các loại cây trồng ở ĐBSCL, tôi đánh giá rất cao vai trò của phân lân Lâm Thao trong vấn đề phát triển các loại cây trồng ở ĐBSCL.
PGS-TS Mai Thành Phụng
Theo Danviet
Dán tem chống hàng giả cho phân bón Lâm Thao Là đơn vị sản xuất phân bón đứng đầu cả nước, thương hiệu "ba nhành cọ xanh" của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân khắp đất nước. Tuy nhiên, càng nổi tiếng lại càng bị làm giả nhiều. Mới đây, lãnh đạo công ty đã đề ra một...