Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng sâm Ngọc Linh “trên giấy”
Mới đây, UBND Huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã có văn bản thu hồi giấy xác nhận trồng sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum và yêu cầu kiểm điểm một Phó Chủ tịch UBND huyện.
Trước đó, Công ty này đã được UBND huyện Tu Mơ Rông cấp giấy xác nhận đã trồng hơn 600ha sâm Ngọc Linh tại huyện. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ là “trồng trên giấy”, chưa có hécta nào trồng trên thực địa.
Theo đó, ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông yêu cầu hủy bỏ Giấy xác nhận do UBND huyện ban hành tháng 5/2022 với nội dung: “Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum đã và đang sản xuất giống, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác cây sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông”.
Theo UBND huyện Tu Mơ Rông, Công ty này đang thực hiện nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh thí điểm. Đến tháng 10/2022, UBND tỉnh Kon Tum cho chủ trương liên kết đưa cây nuôi cấy mô thí điểm ra trồng ngoài tự nhiên nên chưa có cơ sở khẳng định đã khai thác sâm Ngọc Linh.
Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng sâm Ngọc Linh “trên giấy”?. Ảnh: TTXVN
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum, đơn vị đã liên kết với người dân trên địa bàn trồng sâm Ngọc Linh tại xã Ngọc Lây và Măng Ri lên đến cả chục héc ta. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Măng Ri và xã Ngọc Lây (nơi Công ty này nhận liên kết trồng sâm với người dân), không có việc người dân ở địa phương liên kết với Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng sâm Ngọc Linh.
Video đang HOT
Cụ thể, Báo cáo số 159/BC-UBND, ngày 30/12/2022 của UBND xã Ngọc Lây nêu rõ, trên địa bàn có hộ dân liên kết trồng sâm Ngọc Linh với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty Wingin. Còn với Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh chưa triển khai liên kết trồng sâm Ngọc Linh với người dân trên địa bàn.
Ở xã Măng Ri, Báo cáo số 01/BC-UBND, ngày 3/1/2023 của UBND xã Măng Ri khẳng định: Đến thời điêm báo cáo, trên địa bàn xã chỉ có Công ty Cô phân Sâm Ngọc Linh Kon Tum là liên kết trồng sâm Ngọc Linh với các hô dân trên địa bàn xã Măng Ri, các đơn vị còn lại không có liên kết với các hô dân trên địa bàn xã.
Trước đó, ngày 30/5/2022 Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum (địa chỉ quốc lộ 40B, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông) có văn bản đề nghị UBND huyện Tu Mơ Rông xác nhận “đã và đang sản xuất giống, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông”.
Giấy đề nghị trên được ông Phạm Xuân Quang – Phó chủ tịch UBND huyện, ký xác nhận.
Phát hiện sự việc không đúng, UBND huyện đã yêu cầu báo cáo giải trình, kiểm điểm trách nhiệm liên quan vì có nội dung chưa phù hợp với thực tế.
Công ty Cô phân Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum là một thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam
Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cô phân Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum là một thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam (Tập đoàn). Tập đoàn có tham vọng mở 300 showroom trên cả nước, 35 showroom ở nước ngoài chuyên bán các sản phẩm sâm Ngọc Linh. Tập đoàn này tự giới thiệu đang sở hữu hơn 7.000 ha vùng trồng sâm tại đỉnh núi Ngọc Linh. Hiện nay, Tập đoàn đã trồng hơn 600 ha, sau gần 10 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát triển và xây dựng được vùng trồng quy mô lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm của Tập đoàn lấy nguồn từ Công ty rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Theo đề án, công ty vừa nuôi cấy mô, vừa trồng sâm gieo bằng hạt, mua sâm của dân về trồng. Trong rừng, công ty có diện tích hơn 24 ha. Diện tích sâm Ngọc Linh ở rừng, trồng bằng gieo hạt được công ty thưc hiện từ lâu. Sản phẩm sâm củ, công ty cung cấp trực tiếp cho tập đoàn để chế biến sâu…
Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Tu Mơ Rông, đến nay chưa có một cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô nào được trồng ra rừng thành công. Việc liên doanh, liên kết với người dân để trồng sâm được chính quyền các cấp ở huyện Tu Mơ Rông không xác nhận.
Thời điểm năm 2021, tại huyện Tu Mơ Rông cũng xảy ra một vụ việc tương tự, đó là trường hợp của Công ty Cổ phần Sâm Việt Nam (trụ sở tại TP Kon Tum) công bố trồng nhiều ha sâm Ngọc Linh nhưng chỉ “trồng trên giấy”. Sự việc được chính quyền địa phương xác định là thông tin công bố sai sự thật. Lúc đó, công ty này đã mở khai trương rầm rộ, tự công bố có 10 ha trồng sâm Ngọc Linh ở hai huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei. Ngay ngày khai trương, đơn vị này còn bày bán rất nhiều sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh.
Những năm gần đây, xuất hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng thương hiệu “Sâm Ngọc Linh” nhằm vẽ ra các dự án ảo hay “nổ” có diện tích vườn sâm Ngọc Linh lớn diễn ra tại các địa phương. Tuy nhiên, vấn đề này dường như đến nay vẫn còn đang bỏ ngõ, khi mà chính quyền các địa phương vẫn chưa có động thái mạnh mẽ, xử lý quyết liệt dứt điểm vấn đề này.
Sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa đánh giá và nghiệm thu kết quả đề tài "Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà".
Đây là đề tài cấp tỉnh, do Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà chủ trì thực hiện, tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, được triển khai từ năm 2019 đến tháng 6/2022.
Vườn ươm cây sâm Ngọc Linh. Ảnh tư liệu: Cao Nguyên/TTXVN
Đề tài trên đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, đánh giá về điều kiện sinh thái tại địa điểm trồng thử nghiệm, khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của sâm Ngọc Linh tại Hòn Bà; báo cáo kết quả xử lý thống kê, phân tích số liệu điều tra, đo đạc, thu mẫu... Theo đó, tổng diện tích trồng thử nghiệm khoảng 1.000 m2, số lượng hơn 800 cây với tỷ lệ cây sống đạt gần 90%, mỗi củ tươi có trọng lượng từ 2,8-3,6 gram, hàm lượng saponin chính đều tăng, chỉ thấp hơn 1,5-2% so với sâm Ngọc Linh trồng nguyên vị tại Kon Tum và Quảng Nam...
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, việc cây sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm thành công ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà tạo ra cơ hội nhân rộng mô hình trồng loại sâm quý này tại đây cũng như những khu vực khác trong tỉnh có điều kiện tương đồng, giúp địa phương có thêm một loại cây trồng đặc sản, thay thế nguồn sâm đang cạn kiệt ngoài tự nhiên. Thành công của đề tài còn là cơ sở để chuyển giao kỹ thuật trồng, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, thu hút khách du lịch đến với Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh còn có giá trị cao về kinh tế.
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý, đặc hữu, mọc tập trung ở dãy núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam)... trên độ cao 1.200-2.100m. Hàm lượng saponin (dưỡng chất chính trong các loại sâm) của sâm Ngọc Linh cao nhất trên thế giới với 52 loại. Để bảo tồn và phát huy giá trị cây sâm Ngọc Linh, nhiều địa phương trong nước đã nghiên cứu, di thực loại sâm này về trồng thử nghiệm như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lạc Dương (Lâm Đồng).
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 40km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn 4 huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa), tổng diện tích trên 19.285 ha, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên 9.500 ha. Nhiều khu vực của Hòn Bà có độ cao từ 1.000 đến 1.500m so với mực nước biển, được các nhà khoa học xác định có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, thời tiết khá tương đồng với núi Ngọc Linh - nơi phân bố của loại sâm Ngọc Linh đặc hữu.
Hòn Bà cũng là nơi có nguồn dược liệu tự nhiên rất phong phú và giá trị cao như: nấm linh chi (Ganoderma lucidum), sa nhân (Amomum xanthioides), dó bầu (Aquilaria crassna), ươi (Scaphium lychnophorum), cốt toái bổ (Drynaria fortunei)...
Loại hoa lạ bán theo cân, khách đua nhau săn lùng dù giá đắt đỏ Đắt đỏ và không dễ kiếm, giá hoa sâm Ngọc Linh có lúc lên tới 8 triệu đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người tìm mua. Sâm Ngọc Linh nổi tiếng là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, thường dùng làm các vị thuốc trong đông y. Hoa sâm Ngọc Linh không dùng để trang trí cũng không thưởng thức được nhưng do...