Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn lãi gấp đôi trong quý I
Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) là công ty duy nhất kinh doanh ở lĩnh vực vàng mã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn lãi gấp đôi trong quý I. Ảnh: TL.
Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn lãi gấp đôi trong quý I
Trong quý I/2021 vừa qua Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái vừa có một mùa bội thu. Cụ thể, quý đầu tiên của năm 2021, Công ty thu về hơn 114,4 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 6,5% so với năm 2020. Trong khi đó, giá vốn hàng bán giảm hơn 2,4% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp tăng mạnh, đạt mức gần 23% trong quý I, so với mức 16% của cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, lợi nhuận gộp của Công ty cũng tăng mạnh hơn 53,5% so với cùng kỳ, đạt mức hơn 26,2 tỉ đồng. Tổng kết quý I/2021, Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái báo lãi sau thuế hơn 13,6 tỉ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy giấy Yên Bái, thành lập từ năm 1972. Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường . Đến năm 1994, Công ty được thành lập lại và đổi tên là Công ty Chế biến Lâm Nông Sản Thực phẩm Yên Bái.
Công ty Cổ phần chính thức được hoạt động vào tháng 10.2004 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỉ đồng, do cổ đông người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 100%. Năm 2008, cổ phiếu CAP chính thức được giao dịch trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trải qua 6 lần tăng vốn, đến năm 2019, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên mức 52 tỉ đồng, gấp hơn 10 lần so với thời điểm ban đầu.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến, gia công, kinh doanh nông lâm sản, kinh doanh phụ tùng,… Trong đó, sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay là giấy đế, giấy vàng mã, tinh bột sắn và tinh dầu quế,… Được biết, Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái là công ty duy nhất trên sàn kinh doanh vàng mã.
Về định hướng phát triển doanh nghiệp, trong giai đoạn 2019-2024 Công ty cho biết chủ trương tập trung ổn định sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống. Thực hiện mọi biện pháp tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo lợi thế và tiềm lực tài chính cho thực hiện chiến lược phát triển Công ty giai đoạn tiếp theo.
Cùng với đó là việc nghiên cứu, đầu tư phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm từ vỏ quế, các sản phẩm sau tinh bột sẵn. Việc đầu tư vào vùng nguyên liệu ổn định bền vững thông qua nhiều hình thức cũng được Công ty chú trọng trong giai đoạn này.
Tách bạch quản lý vốn và quản lý doanh nghiệp
Ngày 7/4, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo "Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp: Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung".
Việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN hiện đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Chưa thống nhất về khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Mục đích của hội thảo nhằm trình bày kết quả rà soát, đánh giá tình hình triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (DN - Luật 69) thời gian qua và tham vấn ý kiến các chuyên gia, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và một số tập đoàn về định hướng sửa đổi, bổ sung luật cho thời gian tới.
Theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật số 69/2014/QH13 tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại DN. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các DN nhà nước (NN) đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập; các cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và DN; cơ chế, chính sách đã đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tải sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Trong giai đoạn triển khai, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN đã thay đổi. Đồng thời, luật và các văn bản hưởng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN; thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài DN; quy định về đầu tư ra nước ngoài của DN; phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế; nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của DNNN; bảo toàn và phát triển vốn của DN; các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN... Do đó, cần sớm sửa đổi Luật để khắc phục những bất cập, hạn chế này.
Bình luận về những bất cập hiện nay, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau và được quy định tại nhiều luật nhưng chưa có sự thống nhất, thiếu rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đặc biệt, quy định về quyền sử dụng đất trong khi đất đai là sở hữu toàn dân vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị trường là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.
Mô hình giám sát vốn nhà nước vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh vừa có quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa có quyền quản lý nhà nước đối với DN, do đó vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát trong vai trò quản lý nhà nước. Điều đó dễ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả của các DN thuộc sự quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau cũng khác nhau.
Hiểu và áp dụng đúng các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường
Theo TS. Nguyễn Đình Cung - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các khái niệm về vốn hiện không còn phù hợp, lẫn lộn và sai lệch về các loại vốn, tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu DN. Nhà nước giống như bất cứ nhà đầu tư khác đều có thể sử dụng mọi loại vốn có thể để đầu tư. "Quy định hiện hành đang làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của DN và tài sản nhà nước. Trong DN, chỉ có vốn DN mà không có vốn nhà nước tại DN" - ông Nguyễn Đình Cung nói.
Qua thảo luận, các chuyên gia, đại biểu tham gia hội thảo đã đề xuất một số hướng sửa đổi đối với các quy định về vốn nhà nước tại DN.
Đó là, cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Theo đó, sau khi đầu tư vào DN, vốn nhà nước trở thành vốn của DN, do DN quản lý, sử dụng và định đoạt. Nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại DN. "Quản lý vốn khác với quản lý DN. Quản lý vốn chỉ tính toán hiệu quả như một nhà đầu tư tính toán giá trị gia tăng của đồng vốn, không đánh giá cách quản lý cụ thể của DN, hay của từng dự án một" - ông Đặng Quyết Tiến phân tích.
Về vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại DN và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của DN. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mọi hoạt động của DN do ban điều hành thực hiện, tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với ban quản lý điều hành DN.
Đồng thời, thay đổi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước theo các nguyên tắc thị trường. Theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm. "Phải quay về, hiểu đúng và áp dụng trúng các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường" - TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Thủ tướng: Vẫn còn tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, thất thoát đất đai Nhấn mạnh, việc huy động nguồn lực từ đất đai còn hạn chế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 35 năm đổi mới và nhất là 10 năm trở lại đây, thất thoát đất đai còn rất lớn, trong khi đó cơ chế xin - cho, "tư duy nhiệm kỳ", "lợi ích nhóm" vẫn còn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Sáng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
Tàu chở container chở hàng nguy hiểm bị lật ngoài khơi Ấn Độ
Thế giới
20:41:14 25/05/2025
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025