Công ty Astrobotic Technology mất liên lạc với tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine
Công ty Astrobotic Technology (Mỹ) thông báo đã mất liên lạc với tàu vũ trụ Peregrine sau khi con tàu này phải hủy bỏ sứ mệnh Mặt Trăng và quay trở về Trái Đất do gặp trục trặc ở động cơ đẩy.
Tên lửa Vulcan Centau mang theo tàu đổ bộ Peregrine rời bệ phóng tại Trạm Vũ trụ ở mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 8/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo được cập nhật trên tài khoản X, công ty Astrobotic nêu rõ đã mất liên lạc với tàu Peregrine vào khoảng 21h GMT ngày 18/1, chứng tỏ tàu đã trở lại bầu khí quyển “có kiểm soát” trên vùng biển trống ở Nam Thái Bình Dương như đã dự kiến.
Công ty có trụ sở tại Pittsburgh sẽ chờ xác nhận độc lập của các cơ quan chính phủ. Thông tin cập nhật trước đó cho thấy tàu đã trở lại khí quyển ở tọa độ cách Fiji vài trăm km về phía Nam.
Ngày 8/1 vừa qua, tên lửa đẩy hoàn toàn mới Vulcan Centaur do United Launch Alliance chế tạo mang theo tàu Peregrine rời bệ phóng từ mũi Canaveral (bang Florida, Mỹ). Tuy nhiên, ngay sau khi tách khỏi tên lửa, Peregrine gặp sự cố về lực đẩy và bị thất thoát nhiên liệu, khiến tàu không thể hạ cánh trên Mặt Trăng. Công ty Astrobotic cho biết tàu Peregrine có thể quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào ngày 18/1 và có khả năng bốc cháy trong bầu khí quyển. Theo đánh giá của NASA, đây là giải pháp tốt nhất để kết thúc dự án Sứ mệnh 1 của Peregrine một cách an toàn và có trách nhiệm vì sẽ không để lại rác vũ trụ trong vùng không gian quanh Trái Đất.
Video đang HOT
Astrobotic Technology đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên có tàu đổ bộ đáp thành công xuống Mặt Trăng, qua đó cũng đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 50 năm Mỹ trở lại bề mặt Mặt Trăng.
Lần gần đây nhất Mỹ thực hiện sứ mệnh đáp xuống Mặt Trăng là vào tháng 12/1972, trong đó các phi hành gia Gene Cernan và Harrison Schmitt trong sứ mệnh tàu Apollo 17 trở thành người thứ 11 và 12 đi bộ trên Mặt Trăng.
Tàu vũ trụ Mỹ đã rơi, mất tích ở Thái Bình Dương
Tàu vũ trụ Peregrine trong sứ mệnh Mặt Trăng vừa thất bại của Mỹ đã rơi đến Trái Đất nhưng chưa rõ số phận vì vừa mất tích sáng 19-1 (giờ Việt Nam).
Theo thông báo vừa được cập nhật trên tài khoản X của Công ty Astrobotic - đơn vị điều hành tàu vũ trụ Peregrine - liên lạc đã bị gián đoạn kể từ 15 giờ 50 phút chiều 18-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức 3 giờ 50 phút sáng 19-1 theo giờ Việt Nam.
Cho đến nay, Astrobotic vẫn chưa xác định được số phận con tàu, chỉ biết rằng nó rơi ngược về Trái Đất theo đúng con đường dự kiến, tiến vào bầu khí quyển phía trên vùng nước trống trải ở Nam Thái Bình Dương, theo Space.com.
Vụ phóng tàu vũ trụ Peregrine hôm 8-1 từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral của Bộ tư lệnh Không gian - Không quân Mỹ - Ảnh: ASTROBOTIC
Công ty này vẫn đang chờ xác nhận độc lập từ các cơ quan chính phủ. Hiện chưa có báo cáo nào về một quả cầu lửa xâm nhập bầu trời hay mảnh vỡ lạ.
Peregrine là tàu đổ bộ Mặt Trăng, mang theo 5 gói thí nghiệm của NASA và một loạt hàng hóa khác từ 7 quốc gia, bao gồm tro cốt của một người.
Nó được kỳ vọng sẽ đánh dấu sự trở lại của nước Mỹ trên bề mặt Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ, cũng như đánh dấu lần đầu tiên một tàu vũ trụ tư nhân hạ cánh thành công trên thiên thể này.
Tuy nhiên ngay sau khi phóng vài giờ, các nhà khoa học đã ghi nhận sự cố rò rỉ nhiên liệu ngay khi tàu vừa tách khỏi tên lửa đẩy.
Peregrine đã "loạng choạng" trong đường bay tiếp theo, mọi nỗ lực cứu vãn bất thành. Sau khi họp bàn với NASA, Astrobotic đã nghe theo khuyến nghị của cơ quan này, để tàu rơi ngược lại địa cầu một cách có kiểm soát.
Theo đó, con tàu sẽ được định hướng để tái nhập bầu khí quyển ở một khu vực an toàn là phía trên vùng biển trống trải ở Nam Thái Bình Dương, để nếu có mảnh vỡ nào sót lại thì cũng không gây nguy hiểm cho con người.
Tuy vậy, Peregrine là một tàu vũ trụ khá nhỏ nên dự kiến nó sẽ bị bốc cháy hoàn toàn do ma sát trong bầu khí quyển.
Peregrine cũng đã rơi ngược đúng theo kế hoạch dự kiến của Astrobotic, đó là vào ngày 18-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa ngày 18-1 đến 12 giờ trưa 19-1 theo giờ Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, các cơ quan vũ trụ từ các quốc gia đã tăng tốc chạy đua đổ bộ trên Mặt Trăng, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ đã thành công.
Ngược lại, ngoài Mỹ ra còn có Israel, Nhật Bản, Nga gặp thất bại trong sứ mệnh, trong đó ba tàu của Israel - Nhật Bản - Nga đã đâm thẳng vào Mặt Trăng do gặp sự cố khi hạ cánh.
Ấn Độ công bố kế hoạch sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo Quốc gia đông dân nhất thế giới này đang hướng đến mục tiêu cử một tàu thăm dò lên Mặt Trăng để đưa mẫu vật về Trái Đất vào năm 2027. Ảnh cắt từ video tàu thăm dò Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt Trăng. Dẫn lời người đứng đầu cơ quan thám hiểm không gian Ấn Độ ngày 14/12, kênh truyền hình RT...