Công ty Anh, Mỹ đưa giàn khoan vào đảo tranh chấp, Argentina kiện ra tòa
Tranh chấp Anh và Argentina xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas đã leo thang hôm 9/4 khi Argentina có hành động pháp lý đẩy các công ty đang khai thác dầu ra khỏi quần đảo này và hai nước triệu tập đại sứ của nhau để phản đối.
Cựu binh Argentina kỷ niệm lần thứ 33 cuộc chiến Malvinas hôm 2.4 tại Buenos Aires. Hôm qua, chính phủ Argentina cho biết, họ đã tiến hành hành động pháp lý tại một tòa án địa phương chống lại 3 công ty Anh và 2 công ty Mỹ vì “thực hiện hoạt động thăm dò nhiên liệu hóa thạch trên thềm lục địa Argentina mà không được sự ủy quyền thích hợp”.
Các công ty bị nêu tên là Rockhopper Exploration, Premier Oil và Falkland Oil and Gas Limited của Anh, và Noble Energy, Edison International của Mỹ.
Argentina cho biết, các công ty đã đưa giàn khoan bán chìm tới thăm dò dầu trong khu vực 120 hải lý từ bờ biển phía bắc của quần đảo mà Argentina gọi là Malvinas và Anh gọi là Falklands. Khu vực mà các công ty hoạt động bị Argentina miêu tả là “đối tượng của sự xâm chiếm bất hợp pháp của Anh”.
Argentina cũng cảnh báo chủ sở hữu giàn khoan, công ty Ocean Rig đặt trụ sở tại Hy Lạp rằng công ty này có thể chịu “hậu quả pháp lý” từ việc khoan thăm dò.
Động thái pháp lý của Argentina được thực hiện sau khi Anh triệu tập đại sứ Argentina Alicia Castro hôm 8.4 để phản đối những tuyên bố gần đây của bà Castro cũng như của Tổng thống Argentina Cristina Kirchner về Falkland/Malvinas.
Video đang HOT
Bà Castro đã gọi kế hoạch tăng cường phòng vệ 10 năm trị giá 265 triệu USD của Anh với quần đảo là “cái cớ quân đội sử dụng để vận động hành lang tiếp tục chi tiền”.
Tổng thống Kirchner tuần trước, trong lễ kỷ niệm lần thứ 33 sự kiện Argentina đổ bộ thất bại lên quần đảo, đã nói rằng: “Chúng tôi sẽ một lần nữa coi quần đảo này là một phần lãnh thổ của chúng tôi”.
Phía Anh đã giải thích lý do triệu tập bà Castro: “Nước Anh không nghi ngờ về chủ quyền của chúng tôi với Falklands và khu vực hàng hải xung quanh, hoặc về quyền của người dân Falklands về quyết định tương lai của họ”.
Argentina đáp lại bằng việc triệu tập Đại sứ Anh John Freeman để phản đối cũng sắc bén không kém. Nước này nói rằng ông đại sứ bị triệu tập để giải thích việc báo chí đưa tin rằng, thông tin rò rỉ của nhà phân tích tình báo Mỹ Edward Snowden nói, Tập đoàn Tình báo Nghiên cứu mối đe dọa chung của Anh đã tiến hành chương trình do thám “lâu dài, tầm xa” ở Argentina.
“Hành động kiểu này là vi phạm quyền riêng tư” – Thứ trưởng Ngoại giao Argentina Eduardo Zuain nói với đại sứ Freeman hôm qua.
Argentina tuyên bố rằng họ được thừa kế quần đảo này từ Tây Ban Nha khi họ giành độc lập.
Anh lập luận rằng trong lịch sử họ đã quản lý quần đảo này và người dân đảo có quyền tự quyết. Trong cuộc thăm dò năm 2013, 99,8% dân số bỏ phiếu duy trì quần đảo là lãnh thổ ngoài khơi của Anh.
Cuộc chiến Falklands 74 ngày đã làm chết 649 lính Argentina và 255 lính Anh cùng 3 người dân đảo.
Tranh chấp Falkland/Malvinas đã nóng lên vài năm gần đây với việc phát hiện ra trữ lượng dầu lớn ngoài khơi quần đảo.
Cách đây vài tuần, Anh đã công bố kế hoạch tăng cường bảo vệ quần đảo vì “sự hăm dọa liên tục” từ Argentina, trong khi báo chí Argentina lên án việc Anh do thám nhằm ngăn cản các nỗ lực của Argentina giành lại chủ quyền quần đảo.
TheoLao động
Tòa án Pháp triệu tập cựu lãnh đạo nhà tù Guantanamo
Cựu lãnh đạo nhà tù Guantanamo Geoffrey Miller đã bị tòa án tại Pháp triệu tập vì nghi sử dụng các hình thức tra tấn tại nhà tù này, sau khi 2 công dân Pháp từng là tù nhân tại đây đâm đơn kiện, theo đài RT.
Ông Geoffrey Miller, cựu lãnh đạo nhà tù Guantanamo - Ảnh: Reuters
Bên nguyên đơn gồm Nizar Sassi và Mourad Benchellali, đều là người Pháp đã gửi đơn lên tòa án kiện cựu lãnh đạo nhà tù Guantanamo Geoffrey Miller và yêu cầu điều tra đối với những hành động của ông Miller, theo RT ngay 3.4.
Sassi và Benchellali bị lực lượng của Mỹ tại Afghanistan bắt giữ và được chuyển về nhà tù Guantanamo tại Cuba vào cuối năm 2001. Hai người này được thả về Pháp lần lượt vào năm 2004 và 2005. Hai cựu tù nhân khiếu nại về việc bị tra tấn, theo Le Monde.
Ngày 3.4 tòa án đã chấp nhận đơn kiện và triệu tập ông Miller. Luật sư William Bourdon của 2 nguyên đơn cho biết quyết định của tòa án Pháp có thể đặt ra tiền lệ cho nhiều vụ kiện hơn đối với những quan chức quân sự Mỹ từng làm việc tại nhà tù Guantanamo. Le Monde cho biết cuộc điều tra đang diễn ra.
Geoffrey Miller từng là lãnh đạo nhà tù Guantanamo từ năm 2002 đến 2004. Mặc dù Tổng thống Mỹ Obama hứa sẽ đóng cửa nhà tù Guantanamo, nhưng đến nay vẫn còn hơn 100 tù nhân bị giam tại đây.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Argentina phản đối Anh đặt giàn khoan tại quần đảo tranh chấp Ngày 1/4, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề quần đảo Malvinas thuộc Bộ Ngoại giao Argentina, Daniel Filmus đã lên tiếng phản đối việc các công ty của Anh đặt giàn khoan thăm dò dầu khí tại Malvinas, quần đảo tranh chấp mà Anh gọi là Falkland. Vị trí quần đảo tranh chấp giữa 2 nước trên bản đồ Việc Argentina phản...