Công tử Bạc Liêu đốt tiề.n làm đuốc tìm tiề.n – chuyện thật mà như giai thoại

Theo dõi VGT trên

Trong hàng chục, hàng trăm “chiêu trò” làm cho Công tử Bạc Liêu lưu danh hậu thế, có lẽ câu chuyện “đốt tiề.n làm đuốc” là nổi bật hơn cả.

Công tử Bạc Liêu đốt tiề.n làm đuốc tìm tiề.n - chuyện thật mà như giai thoại - Hình 1

Con trai Công tử Bạc Liêu bên ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu (nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu).

Thật ra, so với khối tài sản khổng lồ khoảng 5 tấn vàng mà Trần Trinh Huy cả đời hoang phí thì chuyện “đốt tiề.n làm đuốc” chỉ như hạt cát trong sa mạc. Đó chỉ là tờ giấy bạc “con công” mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương với khoảng 15 triệu đồng hiện nay. Có thể nói, đây là “phi vụ” hiệu quả nhất của Công tử Bạc Liêu trong suốt cuộc đời mình – chi phí thấp nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Nhưng trước hết, hãy nói về chuyện phung phí đầu tiên sau khi về nước của Ba Huy – mua máy bay đi thăm ruộng.

Người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng

Nếu không tính Vua Bảo Đại được trang bị máy bay riêng từ tiề.n ngân khố quốc gia lúc ấy, thì Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng. Từ Pháp trở về, sau khi được ông Hội đồng Trạch tổ chức đại tiệc để ra mắt giới quan chức, điền chủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ, Ba Huy dành 3 tháng làm một chuyến du ngoạn khắp từ Nam chí Bắc bằng chính chiếc xe Chevrolet mà ông Hội đồng Trạch mới mua. Trong chuyến đi xuyên Việt này, Ba Huy có dịp xài tiề.n như nước, ước tính lên đến vài triệu đồng Đông Dương lúc đó, tương đương gần 10kg vàng.

Trở về Bạc Liêu, Ba Huy được ông Hội đồng Trạch tin cẩn giao cho cai quản cơ ngơi làm ăn của cả gia đình: Hơn 100 ngàn hécta ruộng lúa và hơn 50 ngàn hécta ruộng muối ở Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Điều đó cũng dễ hiểu, trong số các con của Hội đồng Trạch, Ba Huy là người học cao hơn hết, lại chứng tỏ bản lĩnh, sự lịch lãm hơn người, vì vậy mà được cha tin tưởng giao trông coi toàn bộ cơ nghiệp của gia đình.

Tiếp nhận chuyện quản lý “vương quốc” đồng ruộng cò bay thẳng cánh này, Ba Huy thuyết phục ông Hội đồng Trạch mua máy bay để… đi thăm ruộng. Trước đó, ông Hội đồng Trạch đi thăm ruộng bằng xe hơi đối với đường bộ, hoặc bằng ghe máy khi phải đi trên sông, ông còn chưa nghĩ tới chuyện trang bị xuồng máy cao tốc. Ba Huy cho rằng như vậy là quá lạc hậu.

Thuở ấy, trên toàn nước Nam chỉ mới có Vua Bảo Đại là có máy bay riêng. Vua Bảo Đại thường dùng máy bay để bay từ Huế vào Sài Gòn đán.h bạ.c, rồi bay lên Đà Lạt nghỉ ngơi, bay đi Buôn Ma Thuột săn thú… Bằng cách khéo léo thuyết phục rằng nếu dòng họ Trần Trinh không sớm sắm máy bay, các đại điền chủ khác sẽ sắm, gia tộc Trần Trinh sẽ mất cơ hội là gia đình đầu tiên ở nước Nam có máy bay (trừ Vua Bảo Đại), Ba Huy đã thuyết phục được ông Hội đồng Trạch bỏ một núi tiề.n để mua máy bay. Một hợp đồng mua máy bay, loại 2 cánh quạt, 2 chỗ ngồi, đã được Công tử Bạc Liêu ký với hãng cung cấp máy bay của Pháp. Theo một vài nguồn thông tin, giá trị hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng Đông Dương, tương đương hơn 100kg vàng.

Khi máy bay chưa về tới Sài Gòn, nhờ Ba Huy quan hệ tốt với cánh báo chí, vào ngày 24 tháng 6 năm 1932, trên tờ báo La Courrier Saigonnais đã loan tin giật gân Công tử Bạc Liêu mua máy bay với tít lớn ở trang nhất: “M.Tran Trinh Huy propriétaire à Baclieu possède un avion et il aménager une piste d atterrissage sur sa propriété à Camau”, có nghĩa “Ông điền chủ Trần Trinh Huy sắm một chiếc máy bay và làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau”.

Công tử Bạc Liêu đốt tiề.n làm đuốc tìm tiề.n - chuyện thật mà như giai thoại - Hình 2

Ông Trần Trinh Đức bên chân dung của cha mẹ (Công tử Bạc Liêu và vợ) trong khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay.

Người dân Sài Gòn và các điền chủ Nam Kỳ còn đang nửa tin nửa ngờ thì máy bay về tới Sài Gòn thật. Cũng bằng cách nhờ báo chí lăng xê, hình ảnh Ba Huy và chiếc máy bay “thứ hai ở Việt Nam” xuất hiện trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo. Ba Huy đán.h dây thép kêu tài xế chở ông Hội đồng Trạch từ Bạc Liêu lên Sài Gòn để đích thân Ba Huy lái máy bay đưa cha trở về Bạc Liêu. Đó lại là một ngày đáng nhớ của gia đình Hội đồng Trạch. Nhìn Ba Huy cho máy bay chạy “như bay” trên đường băng Tân Sơn Nhất, rồi nhấc mình khỏi mặt đất, ông Hội đồng Trạch chỉ biết ôm chặt thành ghế, chỉ sợ rớt xuống đất. Đến khi máy bay lấy độ cao, thăng bằng trở lại, ông mới dám mở mắt ra.

Lần đầu tiên được bay lên trời, ông Hội đồng Trạch vừa mừng vừa lo, không biết thằng con Ba Huy có bay được về tới Bạc Liêu không. Ông mặc áo dài khăn đóng đàng hoàng, như thể đi lễ hội. Ba Huy chưa vội trực chỉ hướng Tây Nam, mà cho máy bay lượn một vòng quanh thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn và chỉ cho ông Hội đồng Trạch đâu là sông Sài Gòn, đâu là Chợ Lớn, ngoài xa là biển Đông…

Từ trên mây nhìn xuống đất, ông Hội đồng Trạch không chớp mắt, ra chiều thú vị. Bất ngờ ông vỗ đùi cái đét nói: “Trên này ngó xuống đất chỉ thấy phía dưới mờ bụi đỏ. Mà “bụi đỏ” chữ Nho có nghĩa là “hồng trần”. Hèn chi người xưa nói cuộc đời là hồng trần, bây giờ đi máy bay tao mới hiểu”. Ba Huy mỉm cười giải thích: “Không hẳn vậy đâu ba. Tại bên dưới là vùng Gò Vấp đất đỏ, nên khi gió cuốn ba thấy mù bụi đỏ. Chút nữa tới vùng đồng bằng đất đen xứ mình, gió cuốn bụi đen sì, lúc đó đâu còn là hồng trần”.

Máy bay lướt qua sông Tiề.n, rồi sông Hậu, cậu Ba Huy hướng máy bay về phía Sóc Trăng, nơi đó có Bãi Xào, là một trong những sở đất trồng lúa lớn nhất của ông Hội đồng Trạch. Xong, Ba Huy bay ra phía biển, cho máy bay bay cặp theo bờ biển hướng về phía Bạc Liêu, bên dưới là những sở ruộng làm muối của Hội đồng Trạch chạy dài theo biển.

Theo hướng chỉ tay của Ba Huy, ông Hội đồng Trạch thấy từ xa ở phía dưới là “châu thành Bạc Liêu”. Chiếc máy bay lượn mấy vòng trên bầu trời thị xã Bạc Liêu để cho ông Hội đồng Trạch thấy đâu là Nhà Lớn của mình, đâu là sông Bạc Liêu và chiếc cầu Quay bắc qua sông. Chiếc máy bay bay vòng tròn, theo hình trôn ốc, hạ thấp dần, lấy tâm là Nhà Lớn. Cả gia đình ông Hội đồng Trạch và dân thị xã Bạc Liêu đã được báo trước, họ đứng phía dưới vẫy chào chiếc máy bay đang lượn qua lượn lại trên đầu. Ý ông Hội đồng Trạch còn muốn “quần thảo” trên bầu trời Bạc Liêu thêm nữa, nhưng Ba Huy nhìn đồng hồ báo nhiên liệu rồi bảo với cha là “sắp hết xăng”, vì vậy ông Hội đồng Trạch mới chịu đi tiếp. Chiếc máy bay trực chỉ hướng thị xã Cà Mau, cách Bạc Liêu 60 cây số, nơi có sân bay cá nhân của gia đình Hội đồng Trạch vừa được xây dựng trước đó trên chính sở ruộng của mình. Từ Cà Mau, ông Hội đồng Trạch trở về Bạc Liêu bằng xe hơi, còn cậu Ba Huy thì ở lại với chiếc máy bay để hàng ngày bay đi thăm ruộng.

Thường thì Ba Huy bay một mình, nói là thăm ruộng nhưng chủ yếu là để thỏa cái thú ăn chơi của mình. Thỉnh thoảng Ba Huy cũng lái máy bay đưa ông Hội đồng Trạch đi thăm các sở ruộng ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Có một lần Ba Huy một mình lái máy bay đi thăm ruộng ở Cà Mau. Cao hứng, Công tử Bạc Liêu bay dọc theo bờ biển về phía Rạch Giá, Hà Tiên, nơi không có ruộng nương nào cả của gia đình Hội đồng Trạch. Ba Huy phát hiện một điều thú vị, từ trên cao nhìn xuống, bờ biển Tây từ Cà Mau tới Rạch Giá như một đường thẳng chứ không gấp khúc như những bờ biển nơi khác.

Ba Huy cứ men theo đường thẳng ấy mà bay, để rồi mất phương hướng bay lạc sang Campuchia, bay tiếp qua cả Thái Lan. Máy bay hết xăng, Ba Huy xin đáp khẩn cấp xuống đất Thái Lan. Nhà chức trách Thái Lan đã phạt Ba Huy số tiề.n lớn về tội xâm nhập không phận trái phép.

Ba Huy đán.h dây thép về Bạc Liêu, ông Hội đồng Trạch phải cho chở 3 chiếc ghe chày loại lớn đầy lúa qua tận Thái Lan để nộp phạt chuộc Ba Huy và máy bay đem về. Ước tính số tiề.n nộp phạt khoảng vài ngàn đồng Đông Dương, tương đương khoảng 10kg vàng.

Trong các sử liệu không thấy ghi số phận sau này của chiếc máy bay của Công tử Bạc Liêu. Có người nói Ba Huy chơi mãi cũng chán nên bán rẻ lại cho người khác. Có người nói do sân bay ở gần vùng biển gió mặn nên sớm xuống cấp, rồi hư hỏng, Ba Huy phải bỏ “trồng hành”. Chỉ một thú tiêu khiển của Công tử Bạc Liêu đã ngốn mất hàng trăm ký vàng!

Công tử, có 2 công tử…

Việc Ba Huy chơi trội nổi tiếng ở đất Bạc Liêu đã làm không ít công tử con của đại điền chủ khác ở Nam Kỳ thấy nóng mặt. Không ít người trong họ muốn “thi đấu” với Công tử Bạc Liêu, nhưng chỉ có một người nổi lên ngấp nghé với đẳng cấp ăn chơi của Ba Huy, đó là Lê Công Phước (còn có tên George Phước, hay Công tử Mỹ Tho) – con ông Đốc phủ Lê Công Sủng ở tỉnh Mỹ Tho (Tiề.n Giang ngày nay). Người đời gọi Lê Công Phước là Công tử Mỹ Tho để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Cũng có nhiều người gọi George Phước là Bạch công tử (vì có nước da trắng) để phân biệt với Hắc công tử Trần Trinh Huy (vì có nước da ngăm đen).

Video đang HOT

Lê Công Phước sinh năm 1900, còn Trần Trinh Huy sinh năm 1901. Họ cùng du học bên Pháp và cùng ăn chơi nổi tiếng ở giữa Paris tráng lệ. Nếu như Ba Huy học nhảy đầm và lái máy bay thì George Phước vì mê cải lương nên theo học “hàm thụ” về sân khấu. Ba Huy nổi tiếng trong các vũ trường, thì George Phước hay la cà trong các nhà hát nổi tiếng. Cả hai cùng nổi tiếng đào hoa, Ba Huy sống như vợ chồng với một cô gái Pháp chính hiệu và có với nhau một người con, còn George Phước lại cặp kè với một cô gái Nga có dòng dõi Sa hoàng, đẹp như hoa hậu.

Bên Pháp, Ba Huy và George Phước có quen biết nhau, vì cùng là dân “lục tỉnh Nam Kỳ” và cùng ăn chơi nổi tiếng. Sau khi về nước, Ba Huy sắm xe hơi đắt nhất Nam Kỳ, rồi mua cả máy bay để đi thăm ruộng, trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư, thì George Phước cũng chọn cách chơi nổi không kém, ông sắm cho mình cả một đoàn hát cải lương và cho đóng những chiếc du thuyền sang trọng để đưa đoàn cải lương đi hát khắp Nam Kỳ.

Thời ấy, cải lương rất được trọng vọng ở miền Tây Nam Bộ, vì vậy mà đoàn cải lương Huỳnh Kỳ của George Phước với trang bị hiện đại như những đoàn ca kịch bên Pháp, đã làm cho tên tuổ.i của George Phước nổi như cồn, không thua kém Ba Huy. Vì vậy mà 2 “con hổ” về món ăn chơi ở miền Tây Nam Bộ này trở thành kỳ phùng địch thủ, ai cũng muốn mình nổi hơn người kia. Để rồi hễ có dịp là họ lao vào cuộc tỉ thí để phân định đẳng cấp.

Vì cả hai cùng giàu có (gia đình Ba Huy giàu hơn gia đình George Phước), nên hai tay công tử lừng danh nhất Nam Kỳ này tỉ thí với nhau chính là ném tiề.n ra để chinh phục người đẹp. Thuở ấy, có một người phụ nữ được phong “Hoa hậu Đông Dương” tên là Trần Ngọc Trà, thường gọi là cô Ba Trà. Cô Ba Trà đẹp đến nỗi Ngân hàng Đông Dương lúc đó đã in hình của cô trên giấy bạc; Nhà Dây thép cho vẽ hình cô để in thành tem thư. Cô Ba Trà thực sự là một bà hoàng không ngai làm các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng…

Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho vì vậy mà cũng lao vào cuộc chinh phục cô Ba Trà để chứng tỏ đẳng cấp của mình. Người đời kể rằng, hễ Hắc công tử tặng cô Ba Trà món đồ gì quý, thì Bạch công tử cũng tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng. Để rồi Công tử Bạc Liêu cũng làm tương tự, vì vậy mà cô Ba Trà được tặng không biết bao nhiêu quà tặng quý giá của hai người đàn ông ăn chơi nhất Nam Kỳ, từ quần áo hàng hiệu, dây chuyền, nhẫn hột xoàn, thậm chí cả nhà cửa, xe hơi.

Tính ra, Công tử Bạc Liêu đã “ném” vào cô Ba Trà khoảng chục triệu đồng Đông Dương, tương đương 40 – 50kg vàng. Dù vậy, hai vị “đại công tử” không ai chinh phục được trái tim của cô Ba Trà. Cô Ba Trà chọn một người đàn ông khác làm chồng và cuộc đời của cô cũng kết thúc trong nghèo khó không khác gì hai vị “đại công tử” từng đổ hàng đống tiề.n để cung phụng cô.

Người đời sau ít ai ngờ rằng người nghệ sĩ đáng kính – NSND Phùng Há cũng từng có một thời liên quan đến 2 vị “đại công tử” nói trên. Bà là một nghệ sĩ cải lương lừng danh vào thập niên 1930, cũng được cả Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho thi nhau chinh phục, nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Công tử Mỹ Tho. Nghệ sĩ Phùng Há bắt đầu nổi tiếng vào đầu thập niên 1930 và tên tuổ.i của bà tiếp tục tỏa sáng trên bầu trời nghệ thuật cải lương cho đến khi qua đời vào năm 2009, thọ 98 tuổ.i. Bà chính là người nghệ sĩ có đóng góp nhiều nhất cho cải lương trong thế kỷ XX. Công tử Mỹ Tho không giàu bằng Công tử Bạc Liêu, nhưng lại được học hành bên Pháp về nghệ thuật sân khấu và là đồng hương Mỹ Tho của cô Bảy Phùng Há, nên đã chiến thắng trong cuộc đua chinh phục trái tim người nghệ sĩ tài danh này.

Cô Bảy Phùng Há trở thành vợ của George Phước trong 7 năm, sinh được 2 đứa con, nhưng cũng phải chịu đau khổ cùng cực vì thói ăn chơi sa đọa của chồng. Hai đứa con của họ đã chế.t trong những ngày đau khổ ấy. Về sau họ chia tay, Bạch công tử trở nên nghèo khó, chế.t không đất chôn.

Về cuối đời, vào năm 2001, bà Phùng Há đã cất công đi tìm được mộ Bạch công tử – một ngôi mộ đất bỏ hoang, để xây mồ mả đàng hoàng cho người chồng cũ. Cũng chính cô Bảy Phùng Há đã là duyên cớ để Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho thi thố chuyện đốt tiề.n, để lại giai thoại thuộc loại nổi tiếng nhất trong lịch sử ăn chơi bạt mạng của những công tử trên đất Nam Kỳ.

Đốt tiề.n làm đuốc tìm tiề.n

Câu chuyện có thật này xảy ra ở thị xã Bạc Liêu và nhanh chóng được đồn thổi khắp Nam Kỳ, lên cả mặt báo. Đó là lần gánh hát Huỳnh Kỳ do Công tử Mỹ Tho mới thành lập về hát ở Bạc Liêu, gần nhà của Công tử Bạc Liêu. Lúc đó cô Bảy Phùng Há là đào chính của gánh hát Huỳnh Kỳ, nhưng chưa thành vợ của George Phước. Cả Ba Huy và George Phước cùng đang theo đuổi, chinh phục người nữ nghệ sĩ tài năng. Vì là chỗ quen biết, cũng là để khoe mẽ, nên khi gánh hát Huỳnh Kỳ của mình về Bạc Liêu, Công tử Mỹ Tho đã đích thân đến Nhà Lớn mời Công tử Bạc Liêu đến xem tuồng hát.

Vở diễn kéo màn, hai vị “đại công tử” ngồi gần nhau trên hàng ghế đầu, xung quanh là nhiều quan chức tỉnh Bạc Liêu. Trong lúc mọi người đang say sưa hướng mắt về sân khấu xem cô Bảy Phùng Há xuống câu vọng cổ ngọt ngào trong vở cải lương “Lữ Bố – Điêu Thuyền”, George Phước rút thuố.c hút, tình cờ làm rơi tờ giấy bạc “bộ lư” (mệnh giá 5 đồng Đông Dương) xuống nền. Công tử Mỹ Tho cúi xuống tìm nhặt tờ giấy bạc, nhưng trong rạp ánh sáng lờ mờ, nên tìm hoài không được.

Công tử Bạc Liêu thấy lạ hỏi: “Toa làm gì đó?”. “Moa làm rớt tờ giấy bạc” – Công tử Mỹ Tho trả lời. Trong bóng tối, không ai nhìn thấy một thoáng nhíu mày toan tính của Công tử Bạc Liêu.

Như phát hiện ra điều gì đó thú vị, Ba Huy mỉm cười, rồi không nói không rằng, bất ngờ móc túi lấy tờ giấy bạc “con công” (mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 15 triệu đồng hiện nay) rồi lạnh lùng bật hộp quẹt đốt để làm “đuốc” soi cho Công tử Mỹ Tho tìm tờ giấy bạc bị đán.h rơi.

Chuyện “đốt tiề.n làm đuốc” diễn ra trước mắt nhiều người, toàn là dân có má.u mặt, nên sau đó họ đồn thổi thành chuyện ly kỳ giữa Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho. George Phước bị chơi một vố quá nặng, quá mất mặt trước mọi người.

Chuyện kể tiếp rằng, do bị thua một vố quá đau trong vụ đốt tiề.n làm đuốc ở Bạc Liêu, nên Bạch công tử tìm cách trả đũa lại Hắc công tử và ông đã ra lời thách đấu, cũng liên quan đến chuyện đốt giấy bạc. Đó là thi nhau đốt giấy bạc để nấu nồi chè đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. Hắc công tử đã nhận lời thách đấu và cuối cùng George Phước đã chiến thắng, đòi lại được món nợ trong rạp hát ngày nào. Sau này có nhạc sĩ đã dựa vào giai thoại trên để viết bài hát về Công tử Bạc Liêu “đốt tiề.n nấu trứng tỏ ra mình giàu”.

Một lần, người viết bài này đã có buổi tối ngồi nhậu rượu đế với ông Trần Trinh Đức – năm nay 65 tuổ.i, con trai Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Theo lời ông Đức thì lúc còn sinh thời của Công tử Bạc Liêu, ông Đức đã từng hỏi cha về các giai thoại đốt tiề.n nói trên. Công tử Bạc Liêu xác nhận với con có chuyện đốt tờ giấy bạc làm đuốc trong rạp hát, như là cách ông chơi trội đối với George Phước. Còn chuyện thi đốt tiề.n nấu chè đậu xanh thì đúng là George Phước có thách thức thật, nhưng Công tử Bạc Liêu đã từ chối khéo.

Ông nói với con: “Để tiề.n chơi gái sướng hơn, chứ tội gì đốt cả đống tiề.n để nấu chè. Chưa biết chừng Tây nó nghe chuyện bắt bỏ tù cũng nên vì tội hủy hoại nhiều giấy bạc”.

Theo Dantri

Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ

Vào thập kỷ 1980, sau khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy qua đời, dòng họ Trần Trinh chính thức khánh kiệt, những đứa con của Công tử Bạc Liêu rơi vào nghèo khổ, có người chạy xe ôm.

Đúng 100 năm trước đó, dòng họ Trần Trinh cũng khởi đầu nghèo khó, ông Trần Trinh Trạch - ba của Trần Trinh Huy - là một cậu bé chăn trâu...

Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ - Hình 1

Bàn thờ vợ chồng Hội đồng Trạch với 2 bức tượng đồng vẫn còn nguyên trong khách sạn Công tử Bạc Liêu.

Nhờ đâu mà từ một cậu bé chăn trâu để kiếm chén cơm thừa của chủ, Trần Trinh Trạch lại trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ, để rồi đứa con Trần Trinh Huy có sẵn một núi tiề.n để ăn chơi vô độ, nổi danh là Công tử Bạc Liêu?

"Đái ra quần" vì phải đi học

Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, những vùng gần sông biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. Vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp bên một dòng kinh vừa mới được đào đắp.

Do đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Rồi dịch bệnh xuất hiện trong vùng, mấy đứa con liên tục bị bệnh hoạn, họ phải đem cầm cố hết ruộng đất để cứu chữa các con, nên trở thành bần cố nông, không mảnh đất cắm dùi. Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra.

Sau 2 năm chăn trâu, có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch "khai hóa" vùng đất chúng vừa chiếm đóng. Năm ấy cậu bé Trạch lên 8 tuổ.i, một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: "Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc".

Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên. Cậu bé rón rén bước lên nhà trên, nơi mà suốt 2 năm làm mướn ở đây cậu chưa một lần dám đặt chân lên. Ông bá hộ thấy cậu bé đến thì chìa ngay bộ quần áo mới và nói: "Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!". Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chế.t trân. Ông bá hộ nói: "Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!".

Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ - Hình 2

Vợ chồng Công tử Bạc Liêu.

Đến đây, cậu bé Trạch không chỉ đứng chế.t trân, mà đái ra quần lúc nào không hay. Từ nhỏ tới lớn cậu chỉ biết ở đợ, chăn trâu, một chữ bẻ đôi cũng không đọc được. Còn cậu Hai con ông bá hộ trác tuổ.i với bé Trạch được học chữ thánh hiền, hằng ngày có thầy đồ tới dạy tận nhà. Bé Trạch quỳ xuống lạy ông bá hộ, vừa khóc: "Ông thương con cho con coi trâu, con không học được đâu ông ơi!". Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế. Dù sợ đến đái ra quần, nhưng cậu bé Trạch rồi cũng phải đến trường theo ý chủ.

Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: "Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chế.t đói đó con". Cứ tưởng đi học thế một hai ngày, chẳng dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài, ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứ.a b.é "sáng dạ", học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng. Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.

Thầy ký Trạch mê làm giàu

Học hết tiểu học, bằng cả chữ quốc ngữ và chữ Tây, Trần Trinh Trạch trở thành một trong số ít người giỏi cả chữ quốc ngữ và chữ Tây trong làng. Nhờ vậy mà ông được gọi ra làm thư ký làng. Từ công việc "biện làng", thầy ký Trạch được rút lên làm thư ký trên quận, rồi rút lên tỉnh làm ở bộ phận thu thuế điền đất. Đi làm thầy ký, ông Trạch vẫn theo nếp nhà tóc để dài và buộc thành búi, nên mọi người đặt cho ông cái tên là "thầy ký Tó". Thời ấy năm nào các chủ điền cũng phải lên tỉnh kê khai và đóng thuế ruộng đất, thầy ký Trạch là người luôn tận tình hướng dẫn họ làm việc ấy.

Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ - Hình 3

Ngôi nhà của Hội đồng Trạch, nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu.

Lúc ấy ở Bạc Liêu có ông bá hộ tên Phan Văn Bì có hàng ngàn hécta đất, ông mỗi năm đôi lượt lên tỉnh sao lục sổ bộ đất đai và đóng thuế điền địa. Thấy thầy ký Tó làm việc có trách nhiệm giúp đỡ mình và mọi người nhiệt tình, ông bá hộ Bì có cảm tình. Một lần, bá hộ Bì mời thầy ký Trạch về nhà chơi và dùng cơm trưa. Trong bữa cơm, ông bá hộ cố ý để cho thầy ký Trạch tiếp xúc với cô con gái thứ tư của mình tên là Phan Thị Muồi.

Chuyện gì đến rồi cũng đến, thầy ký độc thân và cô con gái rượu của ông bá hộ giàu nhất làng đã phải lòng nhau. Một đám cưới linh đình kéo dài 3 ngày giữa thầy ký Tó và cô con gái của bá hộ Bì.

Đám cưới xong, ông bá hộ Bì kêu thầy ký Trạch nghỉ làm việc vì lương bổng chẳng bao nhiêu, lại mang tiếng đi làm cho Tây. Ông bá hộ cho vợ chồng thầy ký Trạch mấy sở đất và cho vốn canh tác. Chỉ sau mấy mùa lúa trúng, vợ chồng ông Trạch phất lên thấy rõ, cất nhà đàng hoàng, mua sắm thêm ruộng. Không biết nhờ đâu mà một người xuất thân "bần cố nông" như Trần Trinh Trạch lại có tài năng thiên bẩm và sự đam mê làm giàu hơn người. Có chút chữ nghĩa, từng làm việc nhà nước, nay lại có chút vốn trong tay, thầy ký Trạch đăng ký đấu thầu và đã trúng thầu quản lý sở cầm đồ (Mont de Piété) của nhà nước.

Thời ấy chính quyền thuộc địa không cho tư nhân mở tiệm cầm đồ, mà nhà nước giữ độc quyền, nhờ vậy mà một mình thầy ký Trạch nắm độc quyền hoạt động cầm đồ ở tỉnh Bạc Liêu. Cũng nhờ kinh nghiệm và quen biết từ những năm đi làm thầy ký cho Tây, ông Trạch lại trúng thầu quản lý hãng rượu Bình Tây, độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu. Tất cả những thứ đó đã làm cho vợ chồng ông Trạch giàu có, vượt ra ngoài phạm vi của một làng, một huyện. Nhưng chính sáng kiến của ông Trạch trong việc vay tiề.n Chà Sết-ty trên Sài Gòn về cho dân chúng ở Bạc Liêu vay lại, mới làm cho sự giàu có của ông Trạch bắt đầu được cả tỉnh Bạc Liêu biết đến. Ông vay tiề.n của nhà nước ở Sài Gòn với lãi suất thấp, đem về Bạc Liêu cho tá điền vay lại "ba phân lời" lấy chênh lệch.

Trong khi vợ chồng ông Trạch ngày càng ăn nên làm ra, thì các đứa con còn lại của ông bá hộ Bì (anh chị em vợ của thầy ký Trạch) lại mê cờ bạc, rượu chè, lâm vào nợ nần, phải bán dần đất để ăn chơi tiếp. Họ không bán cho người ngoài, mỗi khi có chuyện cần tiề.n là họ chạy tới vợ chồng thầy ký Trạch. Cứ vậy, hàng ngàn hécta ruộng ông bá hộ Bì chia cho cả chục đứa con lần lượt vào tay của vợ chồng đứa con thứ tư. Ông bá hộ Bì tuy có buồn khi các con bán hết đất đai, nhưng cũng tự an ủi vì đất không lọt ra người ngoài, mà vào tay vợ chồng cô Muồi con ông.

Thâu tóm hàng trăm ngàn hécta đất

Độc quyền cầm đồ, độc quyền phân phối rượu, độc quyền cho vay..., gia đình Trần Trinh Trạch phất lên như diều gặp gió. Nhưng chỉ đến khi ông Trạch trúng thầu giành quyền cung cấp muối cho cả Nam Kỳ thì sự giàu lên của ông mới nhanh như phi mã. Có tiề.n, ông thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Cứ thế, đất đai của gia đình Trần Trinh Trạch cứ nới rộng mãi.

Vào thập niên 1930 -1940, ông Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Thời ấy, nếu có ai đề nghị ông Trạch đem cơ ngơi của ông để đổi lấy vùng đất mà ngày nay là nước Singapore giàu có, chắc chắn ông sẽ lắc đầu từ chối. Diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore, đất đai ở Bạc Liêu vào thời đó cũng tốt hơn nhiều so với vùng đất ven biển của nước Singapore.

Có tiề.n, có ruộng đất cò bay thẳng cánh, ông Trần Trinh Trạch cho xây ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó (giờ là khách sạn Công tử Bạc Liêu, thuộc Cty Du lịch Bạc Liêu). Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế, có hai tầng, hai đại sảnh. Toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà đều được chở từ Pháp sang, các đồ trang trí bên trong ngôi nhà được nhập cảng từ Ý và Hoa Kỳ. Toàn bộ các đồ sứ, đồ gỗ lại được đưa từ Trung Hoa sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó.

Năm 2003, Cty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà và đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch, làm khách sạn "Công Tử Bạc Liêu". Căn phòng của Công tử Bạc Liêu ở ngày trước (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.

Hiện nay, cơ quan có trách nhiệm vẫn còn để một gian thờ vợ chồng ông Trần Trinh Trạch trong khách sạn Công tử Bạc Liêu như là cách người đời sau ghi ơn những người có công xây dựng nên tòa nhà đồ sộ và tuyệt đẹp này. Đó cũng là cách để ngành du lịch Bạc Liêu thu hút du khách. Trên bàn thờ vẫn còn 2 pho tượng đồng bán thân của ông Trạch và vợ, do một nhà điêu khắc từ Thụy Sĩ tên là Bernard chế tác vào năm 1933 vào dịp mừng "đáo tế" ông Hội đồng Trạch. Một tháng trước ngày mừng thọ này, cậu Ba Huy mời hẳn một điêu khắc gia lừng danh bên Thụy Sĩ sang Bạc Liêu để thực hiện 2 bức tượng bán thân kích thước cỡ người thật cho ông bà Hội đồng Trạch. Điêu khắc gia Bernard ở lại Bạc Liêu đúng 1 tuần lễ, làm việc với mỗi "người mẫu" 3 ngày để đo ni tấc, phác họa thần sắc...

Xong, ông mang tất cả về Thụy Sĩ để mấy tháng sau trở lại Bạc Liêu với 2 chiếc thùng gỗ được bảo quản cẩn mật. Cậu Ba Huy đã làm một nghi thức đón nhận 2 bức tượng đồng thật hoành tráng, giống như nghi thức dành cho các danh nhân, nguyên thủ quốc gia, với hàng trăm khách mời là những quan chức trong vùng, những hào chủ có tiếng đến dự tiệc, tất nhiên là có cả cánh nhà báo. Sau diễn văn khai mạc do chính cậu Ba Huy đọc nói về công ơn cha mẹ, ông mời lần lượt ông rồi bà Hội đồng Trạch lên kéo tấm vải điều đỏ thắm phủ bức tượng trong tiếng vỗ tay vang dội của quan khách.

Linh cảm ngày khánh kiệt

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ bên trời Âu, tại An Nam thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp giương lên khẩu hiệu "Rồng Nam phun bạc diệt Đức tặc" để kêu gọi giới điền chủ ủng hộ tiề.n bạc cho "mẫu quốc" trong cuộc chiến tranh Đức - Pháp. Ông Hội đồng Trạch vốn thừa tiề.n của đã "mua" chút công danh cho gia tộc bằng cách ủng hộ cho chính quyền Pháp một số tiề.n khá lớn. Số tiề.n ấy tương đương với khoảng 10 ngàn lượng vàng lúc bấy giờ (gần 400kg vàng). Chính quyền Pháp sau đó đã "ghi công" ông Trần Trinh Trạch bằng cách "ân thưởng Ngũ đẳng Bội tinh" (Légion d'honneur). Chính quyền thực dân cũng thu xếp cho ông Trạch đắc cử vào Hội đồng Tư vấn Mật viện, nên ông mới có danh xưng "Hội đồng Trạch".

Suốt cuộc đời ông Trần Trinh Trạch đã dùng bao thủ đoạn để làm giàu, để thu gom hàng trăm ngàn hécta đất đai ở xứ Bạc Liêu và vùng lân cận. Lúc tuổ.i đã già, ông Trạch như linh cảm hậu vận không mấy sáng sủa của dòng họ Trần Trinh, nên ông quay sang làm từ thiện để "tích đức" lại cho cháu con. Vào các dịp mừng thọ 50 tuổ.i (1923), 60 tuổ.i (1933) và 70 tuổ.i (1943), ông Trạch đều mở hầu bao ra để phân phát tiề.n của, lúa gạo cho người nghèo. Ông cũng cho xé hết giấy nợ của các tá điền, vì vậy cứ đến dịp mừng thọ của Hội đồng Trạch là cả vùng Bạc Liêu mừng như trẩy hội.

Ông Trạch cũng ủng hộ những khoản tiề.n lớn để làm từ thiện trên phạm vi cả nước. Một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Pierre Procheux đã viết về ông trên một tờ báo Pháp như sau: "Phần lớn các điền chủ lớn ở Nam Kỳ có hành vi giống như các nhà phú thương và ngân hàng Châu Âu thời Trung cổ hay là các đại gia Mỹ thuộc nhóm Big Business tự thấy có nghĩa vụ trích một phần tài sản giúp những kẻ thiếu may mắn đồng thời tham gia công cuộc xây dựng xã hội. Ông Trần Trinh Trạch nổi tiếng nhất về các đóng góp xã hội của ông như xây cất Cư xá Đại học Đông Dương ở Hà Nội và vận động lạc quyên giúp quỹ cứu trợ Pháp quốc".

Gia tộc Trần Trinh làm lễ thượng thọ cho ông Hội đồng Trạch rất lớn vào năm 1943, như thể họ linh cảm một kết cục sắp xảy ra, mặc dù lúc đó ông Trạch vẫn còn khỏe mạnh. Sau lễ thượng thọ, ông Trạch kêu con trai là Công tử Bạc Liêu Ba Huy đích thân lái chiếc Chevrolet đưa ông đi chơi Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu một chuyến gọi là "dối già".

Tại Vũng Tàu, một buổi chiều, sau khi tắm biển, ông Trạch trở lên khách sạn và thấy ớn lạnh trong người, rồi sốt cả đêm. Cậu Ba Huy vội lái xe đưa ông về Sài Gòn, nhưng đã không còn kịp, ông tắt thở trên đường đến bệnh viện, thọ 71 tuổ.i. Đám tang của ông cũng lại là một sự kiện lớn ở Bạc Liêu và cả Nam Kỳ. Tang lễ kéo dài đến 7 ngày với tất cả những nghi thức rườm rà tốn kém nhất mà người ta có thể nghĩ ra. Hàng chục ngàn người đã đi theo xe tang từ Nhà Lớn về xã Cái Dầy chôn cất ông.

Từ một đứ.a tr.ẻ chăn trâu với hai bàn tay trắng, một chút may mắn và ý chí làm giàu đã đưa ông Trần Trinh Trạch tới tột đỉnh giàu sang, đến khi nằm xuống vẫn là một trong những người giàu nhất Nam Kỳ. Thế nhưng, ông không thể ngờ rằng, cậu con trai mà ông đặt nhiều kỳ vọng và trao cho cả sản nghiệp là Ba Huy sau đó đã tàn phá núi gia sản với tốc độ còn nhanh hơn người cha Hội đồng Trạch trước đó gầy dựng nên. Để đến khi Công tử Bạc Liêu nằm xuống thì núi tài sản không lồ đã vơi đi gần hết. Để rồi đến đời con cháu của Công tử Bạc Liêu, lại quay trở lại sống nghèo khổ như cái thời ông Trạch đi chăn trâu cho người!

Bấy giờ, có nhà báo đã sáng tác bài vè ca tụng Trần Trinh Trạch, được đăng trên báo ở Sài Gòn như sau:

"Đất nhờ người nổi tiếng

Người nhờ đức nên danh

Mừng ông Hội đồng

Tánh thánh thông minh

Tư trời tài trí

Lúc tuổ.i trẻ ra làm thơ ký

Nơi pháp đình pháp lý làu thông

Đến thời kỳ quản hạt hội đồng

Ra tranh cử một thời luôn ba khóa

Mười hai năm nghị trường ngôn luận khá

Chức hội đồng tư vấn cũng trao ngay

Chuyện lợi dân ích quốc chẳng bao ngày

Bội tinh thưởng Ngũ đẳng tứ tam liên tiếp...".

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"
07:30:22 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024
Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?
08:14:55 29/09/2024

Tin mới nhất

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Sập sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ

10:24:54 29/09/2024
Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ gặp sự cố kỹ thuật, ban tổ chức khẳng định không có thiệt hại nghiêm trọng.

4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?

10:05:26 29/09/2024
Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, ở tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, các cơn bão này có tỷ lệ đi vào Biển Đông rất thấp.

Một bé 3 tháng tuổ.i từng ở Mái ấm Hoa Hồng viêm phổi nặng, t.ử von.g

09:57:00 29/09/2024
Tối 28.9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một b.é tra.i (3 tháng tuổ.i) từng ở Mái ấm Hoa Hồng (Q.12, hiện đã bị đình chỉ) bị viêm phổi, sau 20 ngày nhập viện điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.

Thêm kỷ lục chưa từng xảy ra ở Việt Nam của bão Yagi

09:52:48 29/09/2024
Khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão Yagi (bão số 3) mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17, cấp gió giật 17 chưa từng xảy ra trong lịch sử của Việt Nam.

Hai thiếu niên bị chế.t đuố.i khi đi câu cá

09:46:13 29/09/2024
Ngày 28/9, theo thông tin từ UBND xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người t.ử von.g.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop

07:51:52 29/09/2024
UBND quận 1 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc trên. Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quận cũng rà soát lại toàn bộ và không được để xảy ra trường hợp tương tự , Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Có thể bạn quan tâm

The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé

Phim âu mỹ

13:03:55 29/09/2024
Sự kiện liên quan đến ông trùm Diddy gây chấn động những ngày qua khiến bộ phim The Simpsons một lần nữa hot trở lại. Tác phẩm được cho là đã tiên đoán chính xác về vụ việc này.

Game "sexy" nhất 2024 bán được hơn 1 triệu bản, lên kế hoạch khiến người chơi phấn khích

Mọt game

13:01:29 29/09/2024
Nếu như để tìm ra một trò chơi gặp phải nhiều tranh cãi nhất cho tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều người chắc hẳn sẽ gọi tên Stellar Blade.

Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người

Trẻ

13:01:14 29/09/2024
Sau màn chia tay rồi lại yêu , mới đây, bạn trai Nam Em đã đăng tải bài viết phản hồi về những lời chỉ trích từ một bộ phận khán giả, cho rằng cả hai cố tình chia tay để tạo sự chú ý.

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao

Sao việt

12:59:14 29/09/2024
Những ngày qua, mẹ Đức Tiến gây chú ý khi đóng cửa, không cho con dâu là Hoa hậu Bình Phương vào nhà, Đến mới đây, một nam ca sĩ cũng tiết lộ sự việc tương tự khi đến viếng 100 ngày người bạn quá cố gây bàn tán.

Bất đồng quan điểm ở "Anh trai vượt ngàn chông gai"

Tv show

12:45:34 29/09/2024
Tại công diễn 5 của Anh trai vượt ngàn chông gai , các đội phải biểu diễn mà không được sử dụng đạo cụ, vũ đoàn. Dù vậy, tiết mục của các anh tài vẫn để lại dấu ấn.

"Đào, Phở và Piano" lên sóng VTV vào tháng 10

Hậu trường phim

12:41:13 29/09/2024
Bộ phim Đào, phở và piano sẽ được phát sóng vào 21h20 ngày 13/10 trên kênh VTV1. Thông tin đã được dàn diễn viên của bộ phim chính thức chia sẻ trên mạng xã hội.

Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"

Sáng tạo

12:34:33 29/09/2024
Bố trí phòng riêng sao cho đúng ý các thành viên vẫn là một bài toán khó với bất kỳ gia đình nào. Mới đây, cư dân mạng đã bàn tán xôn xao về câu chuyện chia phòng ngủ trong một gia đình 6 người.

Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?

Sao châu á

11:41:19 29/09/2024
Sau 10 tháng kể từ khi ngừng hợp đồng cá nhân với YG Entertainment, Lisa có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Sau hơn 7 năm hoạt động, Lisa mới khai thác hết tiềm năng và thử sức với những lĩnh vực mới.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

Lạ vui

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Một cặp đôi nổi tiếng MXH bỗng có "biến": Vợ livestream tố chồng vô tâm, tất cả thể hiện chỉ là "diễn"

Netizen

11:02:39 29/09/2024
Cô không kìm nén được xúc động, bật khóc nức nở tố sự vô tâm của chồng, khiến 90.000 người theo dõi trực tiếp vô cùng bất ngờ.

Amee nói hết nỗi lòng con gái khi yêu trong MV "Cuộc gọi lúc nửa đêm"

Nhạc việt

10:52:29 29/09/2024
Mới đây, Amee đã chính thức phát hành MV Cuộc gọi lúc nửa đêm với sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ý tưởng thực hiện.