Công trường cao tốc không nghỉ lễ, dồn lực để kịp hoàn thành tiến độ
Những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 này, các công nhân và kỹ sư trên công trường hai dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo vẫn đang hối hả thi công để bù đắp lại tiến độ, kịp hoàn thành kế hoạch đề ra.
Công trường thi công dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết những ngày lễ Quốc khánh 2-9 – Ảnh: ĐỨC TRONG
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 4-9, mặc dù là giờ nghỉ nhưng các công nhân, kỹ sư vẫn tất bật thảm nhựa nóng lớp thứ 3 tại đoạn km23 500 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Xe ben vừa chở nhựa nóng đến là đấu đuôi đổ sang xe chuyên thảm. Vừa thảm xong là đoàn xe lu lèn tiếp nối. Nhựa đường giữa trưa phả hơi nóng rát nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn cặm cụi kiểm tra kỹ thuật.
Các công nhân, kỹ sư đang thảm lớp nhựa nóng tại km23 500 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết – Ảnh: ĐỨC TRONG
Video đang HOT
Ông Thái Bá Đạt – cán bộ thuộc nhà thầu Phương Thành – cho biết đơn vị đang dồn hết lực để thi công như cam kết với Bộ Giao thông vận tải.
“Các kỹ sư, công nhân, máy móc vẫn hoạt động liên tục, không có ngày nghỉ lễ để bù đắp lại những ngày nghỉ bất khả kháng trước đây do dịch bệnh, thời tiết, thiếu vật liệu…” – ông Đạt chia sẻ.
Kiểm tra kỹ thuật lớp nhựa nóng vừa thảm – Ảnh: ĐỨC TRONG
Tương tự, ông Phạm Quốc Huy – giám đốc Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo – cho biết trên công trường vẫn đang thi công toàn tuyến, không có ngày nghỉ lễ.
“Bộ và Ban quản lý dự án 7 đang động viên, tháo gỡ dần các vướng mắc để nhà thầu vượt qua các khó khăn như bão giá, thời tiết… để cố gắng bám công trường thi công” – ông Huy cho biết.
Xe chuyên dụng đang thảm nhựa nóng – Ảnh: ĐỨC TRONG
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đoạn cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo dài 100,8km, khởi công tháng 9-2020 và kế hoạch hoàn thành tháng 12-2022. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 49,35% giá trị hợp đồng, chậm 2,9% so với kế hoạch điều chỉnh.
Còn đoạn Dầu Giây – Phan Thiết dài khoảng 99km, cùng khởi công và kế hoạch hoàn thành tháng tương tự. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 53,8% giá trị hợp đồng, chậm 2,05% so với kế hoạch điều chỉnh.
Bộ lý giải các nguyên nhân chậm là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết không thuận lợi (mùa mưa đến sớm và kéo dài), ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (phải dừng thi công hơn một tháng), đồng thời năng lực tài chính của một số nhà thầu thiếu hụt (nhất là giai đoạn giá nhiên liệu, vật liệu tăng mạnh)…
Bộ Giao thông vận tải đánh giá cả hai dự án trên cơ bản sẽ hoàn thành, thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022 và đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2023.
Giá xăng có thể tăng trở lại vào ngày mai
Kỳ điều hành tới dự kiến vào ngày mai (5/9) thay vì ngày 1/9 do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.
Mỗi lít xăng có thể sẽ tăng 300 - 700 đồng, dầu tăng 1.800 - 2.000 đồng vào kỳ điều hành nếu nhà chức trách không sử dụng Quỹ bình ổn.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore đến ngày 31/8 tăng so với kỳ điều hành trước đó (với RON 92 là 107,7 USD một thùng, RON 95 là 111 USD). Riêng giá dầu tăng 'sốc' quanh mốc 139 - 150 USD một thùng.
Theo một số chuyên gia nhận định, giá xăng dầu tuần qua tăng mạnh nhưng nhanh chóng hạ nhiệt nên kỳ này giá xăng tăng không quá mạnh. Riêng giá dầu tăng đột biến nên khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đều chịu thua lỗ. Nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá thì mỗi lít xăng sẽ tăng 300 -700 đồng (tùy loại), còn dầu tăng 1.800 - 2.000 đồng.
Một lãnh đạo đầu mối xăng dầu ở Hà Nội còn cho rằng, giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang cao hơn giá bán lẻ xăng và dầu trong nước. Do đó, nếu có chi hoặc sử dụng Quỹ bình ổn thì xăng vẫn sẽ tăng 300 - 400 đồng một lít, còn dầu tăng 8.00-1.000 đồng một lít.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 8 lần giảm và một lần giữ nguyên.
Tại thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng 'nóng' tuần qua tuy nhiên đã quay đầu giảm 3 ngày gần đây. Theo Oilprice, giá dầu thô Brent tăng 0,66 USD, lên mức 93,02 USD một thùng, trong khi giá dầu thô WTI ở mức 86,87 USD một thùng trong phiên giao dịch ngày 3/9. Sau khi kéo dài mức tăng của tuần trước, tuần này dầu thô quay đầu giảm. Brent đã giảm hàng tuần gần 7% và WTI khoảng 5%.
Tại kỳ điều hành hôm 22/8, giá xăng không có biến động. Mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 lần lượt là 24.660 đồng và 23.720 đồng một lít. Còn dầu diesel tăng 850 đồng một lít, lên mức 23.750 đồng. Mỗi lít dầu hỏa cũng đắt thêm 730 đồng, có giá mới là 24.050 đồng.
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ cao nhất trong hơn một năm Giá gạo Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm do nhu cầu tăng mạnh giữa lúc có lo ngại một số loại lương thực có thể bị hạn chế xuất khẩu. Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN...