Công trình xã hội khu tái định cư sân bay Long Thành dở dang, ngưng trệ
Năm 2021, hệ thống hạ tầng xã hội tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn phục vụ sân bay Long Thành lần lượt được khởi công.
Theo kế hoạch, đầu năm 2022, hầu hết công trình, đặc biệt là các trường học sẽ hoàn thành, đáp ứng nhu cầu của người dân nhường đất để Nhà nước xây dựng sân bay. Tuy nhiên, đến nay, 9/11 công trình xã hội vẫn dở dang, nhiều công trình ngưng trệ.
Công trình xã hội Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn sắp hoàn thành, nhưng nhà thầu không tiếp tục thi công.
Đầu năm 2021, Trường mầm non số 1, Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn khởi công. Trường được xây dựng trên diện tích 8.000 m2, có 2 tầng với hàng chục phòng học và hệ thống cây xanh, khu vui chơi, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021. Song đến nay, trường mới chỉ hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc; khoảng 2 tháng qua, tại đây chỉ có 1 người bảo vệ trông coi, công nhân đã rút đi.
Ông Nguyễn Bảo Trung – Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng 493, nhà thầu Trường mầm non số 1 cho biết, thời gian qua, nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi công Trường mầm non số 1 cũng như một số công trình khác tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn. Ngoài giá vật tư tăng rất cao, thì thiết kế của các công trình cũng không đúng với thực tế (thực tế lớn hơn, nhiều hơn thiết kế), điều này gây thiệt hại lớn cho nhà thầu. Việc trường tạm ngừng thi công là do không quyết toán được với chủ đầu tư; nhà thầu đang chờ ngành chức năng điều chỉnh đơn giá.
“Nhà thầu đã tập kết về công trình nhiều vật tư, thiết bị, chậm thi công vật tư sẽ bị hư hao. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng, bởi nếu làm thì không biết bao giờ mới được quyết toán, từ đó không ấn định được thời gian cụ thể trả lương cho công nhân. Nhà thầu đang ngóng chờ chủ trương, cách giải quyết của tỉnh Đồng Nai”. Ông Nguyễn Bảo Trung trăn trở.
Trường mầm non số 4 là công trình hiếm hoi đang được thi công tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn. Vượt qua những khó khăn, đến nay, công trình đã hoàn thành hơn 75% khối lượng công việc và đang tiếp tục được xây dựng.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc điều hành Trường mầm non số 4 chia sẻ, từ khi khởi công Trường mầm non số 4 thì giá vật liệu như cát, xi măng, sắt thép đã tăng từ 20 – 40% so với giá đấu thầu. Ngoài ra, do niên độ của dự án đã hết nên nhà thầu không được thanh toán, cũng không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Hiện công trình đang thi công cầm chừng với hơn 10 công nhân làm việc, chỉ đến khi được quyết toán, nhà thầu mới có đủ vốn thi công đại trà.
Video đang HOT
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư – Xây dựng tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn có 11 công trình xã hội với tổng giá trị hơn 227 tỷ đồng. Đến nay, mới có 2 công trình (1 trường học và trụ sở Ủy ban Nhân dân xã) được bàn giao, số còn lại đang dở dang. Trong số đó có 5 công trình (4 trường học và trung tâm văn hóa) mới thi công phần thô và bị đình trệ vì nhà thầu ngưng thi công.
Đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư – Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, các gói thầu dang dở, ngưng thi công là do niên độ dự án đã hết và chưa được gia hạn, những gói thầu không hoàn thành trong năm 2021 chưa được bố trí vốn. Ngoài ra, đơn vị chưa có cơ sở ký phụ lục điều chỉnh tiến độ hợp đồng để tạm ứng, thanh toán giải ngân khối lượng hoàn thành trong năm 2022 cho các nhà thầu.
Trường mần non số 3, Khu tái định định cư Lộc An – Bình Sơn là công trình hiếm hoi có một ít công nhân đang làm việc.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ 2018 – 2021, Đồng Nai được Trung ương bố trí hơn 22.800 tỷ đồng triển khai Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành (viết tắt là giải phóng mặt bằng). Bốn năm qua, tỉnh mới giải ngân được khoảng 15.600 tỷ đồng. Từ năm 2022, do nguồn vốn giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành đã hết hạn giải ngân nên Đồng Nai đề xuất Chính phủ chấp thuận cho tỉnh tạm ứng nguồn vốn đã bố trí để tiếp tục chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, xây dựng khu tái định cư phục vụ người dân vùng dự án.
Mới đây, Chính phủ và Bộ Kế hoạch – Đầu tư thông báo tỉnh Đồng Nai được phép chuyển giải ngân hơn 2.400 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành trong năm 2022. Tuy nhiên, tỉnh vẫn không thể chi tiền bởi việc giải ngân nguồn vốn này liên quan đến tiến độ các dự án thành phần sân bay Long Thành. Điều kiện để giải ngân vốn là Quốc hội phải cho phép kéo dài, gia hạn tiến độ thực hiện dự án.
Hiện tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn đã có hàng trăm hộ xây dựng nhà, chuyển đến sinh sống. Việc chậm xây dựng công trình xã hội, đặc biệt là trường học sẽ gây khó khăn cho rất nhiều học sinh, phụ huynh. Thiết nghĩ, các cơ quan Trung ương cũng như địa phương cần nhanh chóng tìm ra phương án tháo gỡ vướng mắc, điều này không chỉ đẩy nhanh tiến độ hệ thống hạ tầng xã hội Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn mà còn đáp ứng quyền lợi của người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay Long Thành.
Nghệ An: Cần sớm tái định cư cho người dân ảnh hưởng bởi thủy điện xả lũ
Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện xả lũ, UBND huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã triển khai dự án di dân tái định cư khẩn cấp tại xã Lượng Minh.
Tuy nhiên, đến nay sau gần 4 năm dự án vẫn chưa thể đón các hộ dân.
Mòn mỏi chờ đợi
Dự dự án di dân tái định cư khẩn cấp tại bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) nhưng sau gần 4 năm dự án vẫn chưa thể đón người dân về tái định cư.
Dọc tỉnh lộ 534B vào xã Lượng Minh, dễ dàng bắt gặp nhiều căn lều tạm bợ được người dân dựng dọc sông suối hay chênh vênh bên núi để sinh sống. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng khi nhắc lại thời điểm thủy điện xả lũ, ai cũng rùng mình. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân xã Lượng Minh phải rơi vào cảnh không nhà, không cửa.
Theo bà Lô Thị Tuyết, bản Minh Phương, xã Lượng Minh, năm 2018, trời mưa to, Thủy điện Bản Vẽ xả lũ khiến nhiều nhà dân vùng hạ lưu bị cuốn trôi. Riêng bản Minh Phương có 12 hộ rơi vào cảnh "không nhà không cửa" buộc phải di dời khẩn cấp. Sau đó, các hộ dân đều được phía công ty thủy điện, nhà nước hỗ trợ và dự kiến bố trí cho nơi ở mới. Thế nhưng từ đó đến nay các hộ vẫn chưa được di dời, nhiều hộ đợi chờ quá lâu đã chủ động đi tìm nơi ở mới. "Chờ tái định cư quá lâu nên gia đình tôi phải đi tìm nơi ở mới. Đến nay, chúng tôi đã 3 lần chuyển nhà, trâu bò bán hết và phải vay mượn tiền để làm nhà. Mong rằng nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ cho người dân phần nào để cuộc sống ổn định trở lại", bà Tuyết cho biết.
Ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) sửa lại căn nhà ở khu tái định cư khi chính quyền địa phương thông báo khu tái định cư đã an toàn.
Là hộ đầu tiên và cũng là duy nhất đến thời điểm hiện tại xây dựng nhà kiên cố trên khu tái định cư, ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh cho hay, sau khi điểm tái định cư hoàn thành, gia đình ông đã tiên phong chuyển lên ở. Toàn bộ vật dụng của nhà cũ đều được tận dụng, ngoài ra ông còn vay mượn thêm anh em làm được căn nhà kiên cố.
Ông Lô Văn Tạo chia sẻ, khi có địa điểm tái định cư bà con rất vui, 17/17 hộ đã bốc thăm nhận các lô đất. Thế nhưng khi vừa làm xong nhà thì xuất hiện các vết nứt, sụt lún. Chính quyền yêu cầu không được ở nữa nên gia đình ông lại phải quay về dựng lều tạm ở ven sông được gần 2 năm. Đầu năm vừa rồi, ông lại được cán bộ huyện thông báo khu tái định cư đã an toàn nên gia đình mới quay trở lại đây.
Khu tái định cư dành cho 17 hộ bị ảnh hưởng khi Thủy điện Bản Vẽ xả lũ (năm 2018) được xây dựng tại bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Kinh phí thực hiện dự án khoảng 7 tỷ đồng, thời gian hoàn thành trong năm 2019. Theo quan sát của phóng viên, hiện tại mái ta-luy dương của khu tái định cư xuất hiện nhiều vết nứt, hạng mục kè ta-luy dương bị sụt lún khiến nhiều kè đá bị bong tróc, đứt gãy.
Sẽ sớm bố trí tái định cư
Gia đình ông Lô Văn Tạo, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) quay trở khu tái định cư khi chính quyền địa phương thông báo khu tái định cư đã an toàn.
Sau thời gian chờ đợi tái định cư, 11 hộ dân đã chủ động tìm nơi làm nhà, 6 hộ còn lại do điều kiện gia đình khó khăn nên vẫn dựng lều ở tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn.
Theo ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, địa phương có quỹ đất lớn nhưng quỹ đất bằng phẳng để làm nhà được thì lại rất ít. Vì vậy khi xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ bị sạt lở do ảnh hưởng từ việc xả lũ của Thủy điện Bản Vẽ bà con đều rất đồng tình. Năm 2019, dự án được triển khai, cuối năm đã cơ bản hoàn thành. Toàn bộ các hộ đã thực hiện việc bốc thăm nhận đất. Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của mưa bão, khu tái định cư bắt đầu xuất hiện các vết nứt, sụt lún mái ta-tuy dương nên chính quyền địa phương báo cáo với UBND huyện, đồng thời yêu cầu các hộ tạm dừng việc vào ở khu tái định cư, chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng. Vừa qua, Ban quản lý dự án có thông báo kết quả kiểm tra cho thấy khu tái định cư vẫn đảm bảo an toàn nên 6 hộ đang chờ phía chủ đầu tư dự án sửa chữa lại các hạng mục rồi sẽ vào ở.
Tại xã Lượng Minh, bên cạnh khu dự án tái định cư cho 17 hộ tại bản Minh Phương, chính quyền địa phương đã bố trí một khu tái định cư khác cho 34 hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở ven sông Nậm Nơn, tại bản Lả. Hiện tại, mặc dù công trình đã hoàn thành nhưng do diện tích bố trí cho các hộ dân quá nhỏ chưa đến 200m2, chiều rộng khoảng 10m chỉ phù hợp cho việc xây nhà ống nên các hộ dân vẫn chưa chuyển về nơi ở mới.
Vết nứt xuất hiện ở khu vực ta-luy dương khu tái định cư bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An).
Ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương cho biết, hiện khu vực xã Lượng Minh, UBND huyện đã bố trí xây dựng 2 khu tái định cư. Khu thứ nhất được xây dựng ở bản Minh Phương để bố trí cho 17 hộ dân nhưng sau khi công trình hoàn thành thì xảy ra hiện tượng sụt lún, xuất hiện các vết nứt nên chưa thể bố trí cho người dân vào ở.
Kết quả kiểm tra, khảo sát cho thấy các vết nứt chỉ nằm ở khu vực bề mặt không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của công trình nên thời gian tới Ban quản lý dự án sẽ sửa chữa và đưa các hộ vào tái định cư. Khu vực tái định thứ 2 được xây dựng năm 2019, ở bản Lả để bố trí cho 34 hộ bị ảnh hưởng sạt lở ven sông, thuộc thủy điện Nậm Nơn. Hiện tại công trình đã hoàn thành nhưng UBND xã đã bổ sung thêm 12 hộ vào tái định cư nên diện tích bình quân cho mỗi hộ xây nhà chỉ khoảng 200m2. Do diện tích nhỏ nên các hộ dân đã kiến nghị chính quyền địa phương mở rộng diện tích. Một trong những khó khăn lớn của các dự án này là nguồn vốn bố trí còn ít. Dù hai dự án đã gần như hoàn thành nhưng vốn chỉ mới bố trí được khoảng 50%.
Nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành Đồng Nai đang bước vào giai đoạn nước rút trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ sân bay Long Thành. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối, việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người dân phát sinh hàng loạt khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân sang nhượng, cho tặng đất đai...