Công trình trị giá 200 tỉ đồng bị… mối ăn
UBND tỉnh Cà Mau hôm qua đã giao các ngành liên quan đối chiếu hồ sơ dự án công trình Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau (P.1, TP.Cà Mau) trong việc nghiệm thu, bàn giao và quản lý sử dụng để xác định những hư hỏng, hạng mục cần sửa chữa cũng như xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Bàn ghế trong hội trường chính bị mối ăn mục nát – Ảnh: Gia Bách
Trước đó, đầu năm 2014, tòa nhà trên được giao cho nhà khách Minh Hải (trực thuộc Tỉnh ủy Cà Mau) quản lý. Đến tháng 7.2014, UBND tỉnh giao tòa nhà cho Trung tâm văn hóa tỉnh quản lý sử dụng. Sau khi tiếp nhận, trung tâm đã liên tục gửi văn bản lên cấp trên báo cáo tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tòa nhà như: nước mưa từng làm sập trần ở một số phòng chức năng, hư hỏng hàng loạt thiết bị âm thanh, ánh sáng, máy vi tính; nước mưa thấm làm các bức tường bong tróc, loang lổ; mối tấn công làm hư hỏng tại một số phòng và bàn ghế; hệ thống sân bãi bị sụt lún nhiều nơi do các đoàn xe biểu diễn nghệ thuật chạy vào.
Ngày 13.8.2015, Sở Xây dựng tỉnh (chủ đầu tư công trình) có tờ trình xin sửa chữa, bổ sung một số hạng mục của công trình với lý do chuẩn bị phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới. Tuy nhiên, tờ trình này thể hiện phần lớn công việc là sửa chữa hệ thống tài sản bị mối ăn và nước mưa thấm như: sơn lại toàn bộ mặt ngoài công trình, hàng rào; ốp gạch len chân tường; các vách gỗ tại phòng khánh tiết, phòng họp bị mối ăn thay bằng vật liệu mới; sửa chữa đường ống nước phục vụ PCCC… với kinh phí khái toán khoảng 1,5 tỉ đồng.
Ngày 17.8, UBND tỉnh đã có công văn chấp nhận để Sở Xây dựng thực hiện các công việc này theo danh mục các công trình cấp bách, vừa thi công vừa thiết kế. Trong khi đó, dư luận địa phương bức xúc vì công trình được đầu tư gần 200 tỉ đồng, đưa vào sử dụng chưa đầy 2 năm đã hư hỏng nặng.
Gia Bách
Theo Thanhnien
Chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn xuống cấp
Là một trong những trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất TP HCM, chợ Bình Tây sau gần 90 năm xây dựng mái ngói đã mục nát, các mảng bêtông thường xuyên bong tróc...
Video đang HOT
Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi Chợ Lớn (mới) ở quận 6, TP HCM, do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất của chợ, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ ngơi. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.
Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất rộng khoảng 25.000 m2. Ngay khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thủy bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, chợ nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng... Hiện, Chợ Lớn có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Sau gần 90 năm xây dựng, chợ Bình Tây đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mái ngói trong khu nhà lồng chợ mục nát.
Hệ thống rui mè của chợ bị bong tróc lòi cả cốt thép rỉ sét. "Bêtông, bụi bặm thường xuyên rơi xuống. Trời mưa, nước nhỏ xuống rất nhiều. Chúng tôi mong Ban quản lý sớm sửa chữa, cải tạo lại chợ để tiểu thương và khách hàng có nơi an toàn buôn bán", anh Tâm chủ một sạp hàng nói.
Do từng có khách và tiểu thương bị thương vì bị ngói rơi trúng nên ban quản lý buộc phải dùng lưới sắt che chắn tạm thời.
Một mảng tường bị nứt toác có thể đổ sập.
Do mái ngói mục nát, khi trời mưa nước chảy xuống gây hư hỏng hàng hóa nên tiểu thương phải lấy bạt che tạm.
Thậm chí dùng xô, túi nylon treo lủng lẳng trên trần để hứng nước mưa.
Cột trụ bị bong tróc, gãy rời ra khỏi tường.
Xi măng trên tường bong tróc, lòi cả gạch. "Ban quản lý chợ đã thông báo mỗi tiểu thương góp khoảng 40 triệu đồng để sửa lại chợ cách nay cả năm rồi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy họ thu tiền và chợ thì tiếp tục xuống cấp", chủ một sạp cho biết.
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao cho biết UBND TP đã đồng ý chủ trương sửa chữa, cải tạo lại chợ Bình Tây. Tuy nhiên, do hồ sơ của đơn vị tư vấn, thiết kế còn sơ sài nên yêu cầu bổ sung cho hoàn chỉnh để đảm bảo giữ được kiến trúc, hoa văn khi sửa chữa. "Chợ này chưa được công nhận là di tích nhưng nằm trong diện được cư xử như di tích. Vấn đề nằm ở chủ đầu tư là Ban quản lý xây dựng công trình quận 6 chưa hoàn chỉnh thiết kế", vị đại diện cho hay.
Một điểm đặc biệt mà những ngôi chợ khác ở TP HCM không có là nơi này có một hoa viên giữa 4 dãy nhà cho khách nghỉ ngơi. Ở đây, có đặt tượng thờ ông Quách Đàm, người bỏ tiền xây ngôi chợ với 4 con rồng phun nước 2 bên và 4 con kỳ lân. Hàng ngày, nhiều tiểu thương đến thắp nhang, khấn vái cầu buôn may, bán đắt.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Gần 170 người thấp thỏm trong khu tập thể sắp sập 43 hộ gia đình với 169 nhân khẩu tại khu nhà U19, P.Lam Sơn, quận Lê Chân (TP.Hải Phòng) đang sống trong sự bất an, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản, khi lô nhà hơn 50 năm tuổi đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ cần trận mưa lớn đã phải di dời. Một người dân U19 kể về nỗi khổ khi...