Công trình tiền tỉ thành nơi… nuôi gà
Nhà máy nước được đầu tư gần 10 tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang nhiều năm nay, trong khi người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Nhà máy nước thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa – Hà Nội thành nơi nuôi gà
Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa – Hà Nội được phê duyệt xây dựng từ năm 2008 và đã khởi công từ năm 2010 với số vốn dự kiến hơn 8 tỉ đồng.
Đến năm 2011, nhà máy nước sạch cơ bản hoàn thành. Các đường ống nước cũng đã được đưa về để chuẩn bị lắp đặt nhưng từ đó đến nay, công trình không được tiếp tục thi công và nhà máy nước sạch trở thành… trại nuôi gà của một hộ dân gần đó.
Nhà máy nước thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa – Hà Nội thành nơi nuôi gà
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Nhuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu, cho biết công trình đã gần hoàn thành nhưng phải đình lại vì không đủ kinh phí để tiếp tục thi công. Lúc đầu, dự toán công trình là 8 tỉ đồng nhưng giờ đã lên 12 tỉ đồng. Ông Nhuận thừa nhận có biết việc người dân nuôi gà trong nhà máy nước sạch, gây mất vệ sinh. “Họ chỉ nuôi tạm một thời gian nên không ảnh hưởng đến công trình” – ông Nhuận nói.
Nhiều năm nay, gần 1.000 người dân thôn Quảng Nguyên phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm được lấy từ dưới đất lên. “Dù đã được lọc với nhiều lớp cát vàng, sỏi, đá cuội nhưng nước vẫn có màu đen và mùi tanh” – chị Lưu Thị Thuận nói.
Gia đình chị Đỗ Thị Nhung còn khổ hơn vì trong nước sinh hoạt hằng ngày luôn có những con giun đỏ nhỏ li ti, dù làm mọi cách vẫn không thể lọc hết được.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phú Cầu, cho biết nguồn nước ngầm ở thôn Quảng Nguyên chưa qua xử lý có nồng độ asen cao gấp 6 – 7 lần mức cho phép, còn khi đã xử lý cũng cao gấp 2 lần.
Chưa biết khi nào hoàn thành
Tháng 10/2011, UBND huyện Ứng Hòa đã điều chỉnh mức đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Quảng Nguyên để khắc phục tình trạng nhà máy bỏ hoang, dân thiếu nước sạch đồng thời mời nhà đầu tư mới để tiếp tục thi công, đưa công trình vào vận hành. Tuy nhiên, đến giờ, chính quyền nơi đây cũng chưa biết khi nào nhà máy nước mới hoàn thành.
Theo Dantri
PGS Văn Như Cương: Tôi nuôi lợn, sao cấm tôi?
"Tôi sợ phải ăn gà thải loại, gà Trung Quốc, tôi phải nuôi một con lợn, một con gà thì đã sao? Tôi muốn nuôi để được ăn thịt sạch tại sao lại cấm tôi? Đó là chuyện quá vô lý", PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Vị PGS già Văn Như Cương với giai thoại một thời "lợn nuôi người" bật cười trước quy định trong dự thảo mà ông cho là hài hước của Cục thú y (Bộ NN&PTNT): Dự thảo nghị định cấm nuôi lợn, gà trong "nội thành, nội thị". Riêng với "chó thả rông", Bộ đề xuất mức phạt cao nhất tới 500 ngàn đồng/lần.
Không cho tôi cuộc sống an toàn, lại còn cấm
Ông cho biết, ông cũng đặc biệt quan tâm tới nội dung này không phải vì trước kia ông từng nuôi lợn mà vì hiện ông vẫn đang nuôi nhiều chó, mèo, gà và chim.
Nhưng khác với trước đây, ông nuôi lợn là vì kiếm sống, vì mưu sinh còn bây giờ ông nuôi, chó, gà, mèo là vì muốn đảm bảo cho mình một cuộc sống sạch.
"Tôi sợ phải ăn gà thải loại, gà Trung Quốc, tôi phải nuôi một con lợn, một con gà thì đã sao? Tôi muốn nuôi để được ăn thịt sạch tại sao lại cấm tôi? Đó là chuyện quá vô lý", PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Ông cho biết, với bất kỳ quy định nào cũng cần phải thực tế hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của nước mình. Dân ta còn nghèo, nếu quy định như vậy, khu vực nội đô được quy định thế nào, những khu vực giáp ranh ruộng không có, không có việc làm dân không chăn nuôi thì họ lấy gì để sống.
"Những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, thì không ai lo giải quyết lại đi cấm đoán, chặn đường mưu sinh của người dân. Đúng là luật cấm kỳ lạ".
Ông cũng bày tỏ quan điểm, hoàn toàn ủng hộ việc bảo vệ môi trường, giữ gìn lối sống văn mình, sạch đẹp, tuy nhiên theo ông nếu cấm nuôi lợn gà nội đô thì các nhà chức năng cũng nên quan tâm đến vấn đề rác thải, nước sông ô nhiễm, đường xá bụi bặm, khói mù mịt. Theo ông, cái đó là ô nhiễm, là mất vệ sinh môi trường, nếu nó cũng được chỉ đạo sát sao, cũng cấm đoán quyết liệt như cấm nuôi lợn, nuôi gà thì không có lý gì dân lại phản ứng.
"Các cơ quan chức năng không thể đảm bảo cho tôi một cuộc sống sạch, tại sao tôi nuôi lợn, gà lại cấm tôi?", PGS Văn Như Cương nói
Câu chuyện, thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch cũng được nói mãi rồi, bản thân ông ra chợ cũng không biết chọn miếng thịt nào là an toàn, mớ rau nào là sạch cái đó sao không thấy ai lo, không ngăn chặn.
"Trên thực tế các cơ quan chức năng không thể đảm bảo cho tôi được một cuộc sống an toàn nên tôi phải tự trồng rau, nuôi gà. Tại sao khi người dân tự lo cho mình, tự xoay xở với cuộc sống thì lại cấm"? - PGS Văn Như Cương đặt câu hỏi.
Ông cho rằng, nếu những người có điều kiện, giàu có thì không ai chọn công việc nuôi lợn, gà, trồng rau mà đa số những người chăn nuôi đều là những hộ dân nghèo, thu nhập thấp hoặc không có việc làm. Nếu quy định như vậy, phải chăng họ đang ra sức tận thu, cố nhắm vào người nghèo?
Ông kể một câu chuyện vui: "Trước kia có một chị ở khu Mỹ Đình thường bán rượu cho tôi, rượu rất ngon. Sau đó, chị bảo chị được đền bù có nhiều tiền không nấu rượu nữa. Nhưng được một thời gian, tôi lại gặp chị bán rượu, chị bảo không có đất làm nghề để sống, không có việc làm, tiền bao nhiêu cũng hết giờ không biết làm gì để sống.
Cuộc sống của người dân nghèo, chỉ trông chờ vào sào ruộng, trồng rau, chăn nuôi nhưng đến giờ đất trồng rau không còn mà lại còn cấm nuôi lợn gà, chó đeo biển thì buồn cười quá".
Theo PGS Cương, đó chỉ là những quy định giời ơi đất hỡi, cũng giống như quy định cấm hút thuốc lá ra quy định nhưng không ai giám sát, không ai phạt. Cấm họp chợ thì họp ngay dưới biển cấm... Nghĩa là ở nước ta quy định cứ ra còn không ai thực hiện. Cuối cùng quy định, nghị định cũng trở thành vô nghĩa.
Điều đó cho thấy, những người hoạch định chính sách, đưa ra những quy định đều là những người ngồi trong phòng máy lạnh, không thực tế chỉ nghe hiện tượng để phản ánh mà không có sự khảo sát thì làm sao quy định đi vào cuộc sống được.
Ông cho rằng, cần phải tuyên truyền, giáo dục và phải có chiến lực trong quản lý mới có thể giải quyết được triệt để chứ không thể ép dân phải chấp hành.
Nếu lương tôi cao, tội gì tôi phải nuôi lợn
"PGS nuôi lợn, lợn nuôi PGS" đã trở thành giai thoại một thời của vị PGS, nhà giáo Văn Như Cương. Ông kể lại rằng, khi đó (năm 1971) ông là một giáo viên, phó tiến sĩ hàng ngày đứng lớp, đi dạy và được nhà nước trả lương khoảng 70 đồng/ tháng. Lương một phó tiến sĩ nhưng không đủ sống.
Chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của những hộ dân vùng giáp ranh
Ông với vợ nuôi thêm lợn để kiếm tiền, tăng thu nhập. Hàng ngày vợ ông lo rau, cám chăm nuôi, ông phụ vợ đi lấy bèo về nấu. Mảnh sân, ông quây lại làm chuồng chấp nhận cảnh "lợn người, người lợn".
"Lợn nuôi tôi" đó là một giai thoại của ông năm xưa. Đã là giai thoại thì nó cũng có một phần sự thật, nhưng một phần cũng được thêm bớt. Nhưng câu chuyện ông nuôi lợn là thật và lợn nuôi ông cũng là thật.
Đó là một câu chuyện nó là điển hình cho một giai đoạn, một thời kỳ xã hội nào đó.
Ông cho biết, mỗi lần bán đi trừ tiền thức ăn, rau cám vợ chồng ông thu được thêm 70 đồng. Thật chớ trêu, số tiền bằng đúng tiền lương của một phó tiến sĩ Nhà nước trả. "Tôi nói vui, trong nhà có hai phó tiến sĩ".
Nhưng vị phó tiến sĩ kia không kêu ca nhiều như ông, không tốn kém nhiều như ông nó chỉ ăn, rồi lớn.
Nhưng cũng chỉ được một thời gian, vợ chồng ông không nuôi nữa vì tiền mua cám cũng không có nên ông phải cho lợn "bảo vệ" luận án sớm.
Ông cho biết, nếu Nhà nước đảm bảo cho ông một cuộc sống đầy đủ, lương không cao nhưng đủ nuôi bản thân thì ông không phải chọn giải pháp bất đắc dĩ của một anh chăn nuôi chứ không phải công việc của một nhà giáo. Nhưng ông nuôi lợn vì kiếm tiền, vì cuộc sống.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi" do Bộ NNPTNT mới được đưa ra.
Theo quy định tại Dự thảo Nghị định trên, đối với hành vi thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị, người sở hữu con chó đấy sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 500.000 đồng.
Cũng theo quy định này, tới đây, việc chăn nuôi lợn, gà trong thành phố, khu vực nội thị, nội đô sẽ bị cấm hoàn toàn, hộ nào vi phạm sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.
Theo 24h
Mô hình giảm nghèo chăn nuôi gà thả vườn UBND tỉnh Bình Phước vừa phê chuẩn mô hình giảm nghèo "chăn nuôi gà thả vườn" tại xã Tân Lợi (H.Đồng Phú). Mô hình được triển khai cho 20 hộ nghèo của xã do Sở LĐ-TB-XH tỉnh hỗ trợ vốn (hơn 51,6 triệu đồng/hộ). Trong 3 năm thực hiện (2013 - 2015), các hộ phải phấn đấu nuôi đạt tổng đàn 54.000 con....