Công trình thủy lợi 90 tỷ đồng “độn thổ” chưa hẹn ngày… lộ thiên
Một đoạn kênh dài chưa thể thi công do vướng phải đá ngầm. Lần thứ 4 xin gia hạn, công trình thủy lợi 90 tỷ “độn thổ” này vẫn chưa hẹn ngày hoàn thành để được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Trước đó, Dân trí từng phản ánh những ý kiến của người dân địa phương cũng như chính quyền các cấp tỉnh Đắk Nông về bất cập tại Công trình thủy lợi Suối Đá (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong).
Từng được kỳ vọng là công trình giúp thoát nghèo, với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, song đến nay dù đã chậm tiến độ 2 năm, công trình vẫn chưa thể vận hành, sử dụng.
Khảo sát thiết kế có vấn đề?
Công trình thủy lợi Suối Đá được khởi công thực hiện vào tháng 11/2017, theo kế hoạch ban đầu, sẽ hoàn thành vào tháng 11/2019. Thế nhưng, tính đến thời điểm này, dự án này đã 3 lần được gia hạn, chậm tiến độ 26 tháng, dù được xếp vào nhóm dự án cấp bách và thực hiện không quá 5 năm từ năm 2016 đến 2020.
Một đoạn cuối kênh đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể đi vào nghiệm thu, vận hành.
Theo một người dân xã Quảng Hòa, vụ sản xuất Đồng Xuân, một số hộ gia đình vẫn đang phải sử dụng máy bơm để bơm dẫn nước vào ruộng. Nhiều khu vực, do kênh thủy lợi Suối Đá chưa hoàn thành nên không có nước, thậm chí một số vị trí người dân bỏ hoang ruộng vì lo sợ gặp phải tình trạng “cắt lúa về cho bò ăn” như năm ngoái.
Hiện tại, cơ bản hai đoạn đầu kênh của công trình này đã hoàn thành. Tuy nhiên, đoạn giữa kênh vẫn chưa thể thi công do vướng phải đá ngầm. Nhiều công nhân của đơn vị thi công phải máy múc đào đất, khoan đá… chuẩn bị cho việc nổ mìn, phá đá.
Theo đại diện nhà thầu thi công, trước đây, trong phương án thiết kế đoạn kênh mương dài hơn 400 m chưa hoàn thiện này chỉ cần đào đất mặt để thi công. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án thì cả đoạn dài này đều là những tảng đá nằm chìm dưới mặt đất nên phương án thiết kế ban đầu là không hiệu quả. Chính vì việc này, đơn vị thi công phải tính đến phương án phá đá rồi mới tiếp tục thi công.
Trong khi đó, tại Tờ trình số 87 của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Ban Nông nghiệp)- Chủ đầu tư, khi thực hiện khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công đối với địa chất tuyến kênh do chủ quan không thực hiện khoan khảo sát, bổ sung địa chất để đánh giá mà chỉ dựa trên số liệu khảo sát địa chất của giai đoạn lập dự án.
Video đang HOT
Đơn vị thi công đang tiến hành khoan để chuẩn bị cho phương án nổ mìn, phá đá.
Điều này dẫn đến việc khi thi công có nhiều vị trí phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế, phương án thi công từ phá đá bằng búa sang nổ mìn và thay đổi cơ cấu nguồn vốn…
Được biết, đến thời điểm này, công trình đã hoàn được 95% khối lượng và giải ngân được 72/90 tỷ đồng.
Theo chủ đầu tư, đối với phần khối lượng còn lại, trước đây phê duyệt biện pháp thi công bằng búa căn. Phương pháp thi công này có khối lượng nhiều, dẫn đến kéo dài thời gian thi công và tốn kinh phí thực hiện. Đến khi chuyển sang phương án nổ mìn thì phải đến ngày 14/12/2021 mới thỏa thuận được với người dân để có mặt bằng triển khai dự án.
“Trong công tác phê duyệt biện pháp thi công và kế hoạch thực hiện chưa phân tích, phán đoán được việc phải điều chỉnh biện pháp thi công dẫn đến phải kéo dài biện pháp thực hiện” – Trích nội dung tờ trình số 87 của chủ đầu tư.
Thủy lợi hóa… thủy hại
Ngày 7/6/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông có báo cáo kết quả khảo sát công trình thủy lợi Suối Đá. Hầu hết các tuyến kênh dẫn nước được thiết kế hộp kín dưới đất. Nhiều đoạn nằm sâu dưới đất 3 m so với mặt ruộng, cá biệt có chỗ nằm sâu dưới đất 9 m. Việc này sẽ gây khó khăn, tốn kém khi quản lý, sửa chữa, khắc phục nếu xảy ra sự cố.
Nhiều đoạn nằm sâu dưới đất 3 m so với mặt ruộng, cá biệt có chỗ nằm sâu dưới đất 9 m.
Việc kéo dài thời gian thi công đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, làm mất lòng tin trong nhân dân. Trong khi đó, do đầu tư xây dựng công trình chưa đồng bộ, buộc địa phương phải tiếp tục đầu tư mới, gây tốn kém đầu tư xã hội trong khi người dân xã Quảng Hòa còn nghèo.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, ngày 27/12/2021, đơn vị này nhận được tờ trình của chủ đầu tư về việc tiếp tục xin gia hạn thời gian phần khối lượng điều chỉnh, bổ sung dự án. Như vậy, từ tháng 11/2019 đến nay, đây là lần thứ 4 chủ đầu tư tiếp gia hạn dự án.
Người dân lo ngại gặp phải cảnh cắt lúa về cho trâu bò ăn như năm ngoái.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, nội dung Tờ trình số 86 mà chủ đầu tư đề nghị xin gia hạn dự án Công trình thủy lợi Suối Đá không bảo đảm quy định của pháp luật vì chưa bảo đảm trình tự, thủ tục và thành phần.
Mặt khác, dự án Công trình thủy lợi Suối Đá đã được UBND tỉnh Đắk Nông cho chủ trương gia hạn đến ngày 31/12/2021 và nêu rõ “Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng”. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị chủ đầu tư báo cáo, gửi UBND tỉnh Đắk Nông xem xét, chỉ đạo.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Có thể tính toán rút ngắn thời gian lấy nước đợt 2
Ngày 17/1, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra công tác lấy nước đợt 2 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 tại Thái Bình và Hưng Yên.
Đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022, bắt đầu từ 0h ngày 15/1 đến 24h ngày 22/1/2022. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Qua kiểm tra tại các địa phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, mục tiêu của đợt 2 là tối thiểu 80% diện tích gieo cấy khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ phải có nước. Do vậy, các địa phương cần tranh thủ đợt 2 để lấy nước tối đa có thể. Những chân ruộng cao, các địa phương cần tập trung đưa nước lên đổ ải để sản xuất vụ Đông Xuân đạt hiệu quả cao nhất. Với những chân ruộng có sản xuất vụ Đông, các địa phương cần vận động người dân sớm thu hoạch mùa vụ để trong đợt 3 có thể giải quyết dứt điểm việc lấy nước.
Sau đợt 1, lượng nước lấy được so với trung bình nhiều năm thấp hơn bởi, nguồn nước đợt 1 chủ yếu là thau rửa hệ thống thủy lợi, chưa đưa vào ruộng nhiều. Đợt 2 chủ yếu lấy vào ruộng để đảm bảo chất lượng nước sạch. Trong đợt 2, mực nước cao hơn nên hệ thống tự chảy hoạt động tốt hơn. Các địa phương lấy nước khá thuận lợi.
Bên cạnh đó, thời tiết trong toàn khu vực đã có mưa. Dự báo trong những ngày tới thời tiết cũng có mưa, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn cho các địa phương trong việc lấy nước, tích nước, trữ nước phục vụ đổ ải.
Trừ Hà Nội, trong đợt 2, các địa phương sẽ cơ bản đảm bảo đạt 90-95% diện tích gieo cấy có nước. Hà Nội cần tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực để trong đợt 3, phải lấy đủ nước, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, năm nay, nhiều địa phương đã rất nỗ lực lấy nước như Thái Bình đã có trên 50% diện tích gieo cấy có nước. Thái Bình phấn đấu đợt 2 với trên 95% diện tích có nước. Căn cứ vào tình hình Bộ sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán có thể rút ngắn số ngày lấy nước hoặc rút bớt lượng xả.
Nông dân xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình làm đất chuẩn bị cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Nhờ gom đất sản xuất từ các hộ không có nhu cầu do đi làm công nhân nhà máy, ông Đặng Tất Tuân ở xã Phú Châu, Đông Hưng, Thái Bình vụ này sẽ gieo cấy khoảng 12 ha. Thực hiện theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp, ông Tuân đã chuẩn bị đầy đủ vật tư nông nghiệp, đặc biệt là nguồn giống để đảm bảo đủ sản xuất. Với việc nước đã được đưa vào đồng ruộng sớm, ông đã tổ chức đưa máy móc vào làm đất. Trong thời gian đó, ông cũng bố trí nhân lực chuẩn bị làm mạ cho vụ Đông Xuân.
Ông Tuân cho biết, năm nay, việc đổ ải khá thuận lợi nhờ đúng vào con nước thủy triều. Với kinh nghiệm về chống rét cho mạ, ông tự tin sẽ đảm bảo nguồn cung cũng như chất lượng mạ cho cấy sau Tết Nguyên đán.
Để chuẩn bị cho lấy nước, ông Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên cho biết, công ty đã cho tu sửa máy móc, đóng hết các cống tiêu. Công ty đã đổ ải được 9.000/26.000 ha, đạt khoảng 35% diện tích. Hiện công ty đã bố trí công nhân đảm bảo trực 24/24, đồng thời phối hợp với ngành điện nhịp nhàng phấn đấu đảm bảo cơ bản diện tích gieo cấy toàn tỉnh có nước trong đợt 2.
Đánh giá về nguồn nước, ông Nguyễn Anh Tú cho biết, những năm trước phải đến đầu tháng 2 trạm bơm Triều Dương mới có thể lấy được nước. Tuy nhiên năm nay, ngay từ đợt 2 nguồn nước đảm bảo để trạm bơm lấy nước hiệu quả phục vụ gieo cấy cho các huyện phía Bắc tỉnh Hưng Yên. Chính nguồn nước dồi dào này đã giúp tiến độ lấy nước các diện tích gieo cấy do công ty phụ trách được nhanh hơn.
Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết, vụ Đông Xuân này, tỉnh Hưng Yên dự kiến gieo cấy khoảng 30.000 ha. Ngay từ cuối vụ Mùa 2021, tỉnh đã có kế hoạch cụ thể về tập trung cho làm đất, cầy ải đảm bảo 95-100% diện tích; chuẩn bị diệt chuột, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là lúa giống.
Để triển khai tốt cho đổ ải, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc nạo vét kênh mương, đến nay cơ bản hoàn thành nạo vét với khoảng 1.000 m3. Ngành cũng làm việc với Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải để chuẩn bị cho việc điều tiết nước. Với kế hoạch điều tiết nước của Bộ, trong đợt 1 chủ yếu thau rửa nguồn nước, chỗ nào nguồn nước tốt, chất lượng thì lấy trước nên toàn tỉnh lấy được 15% diện tích gieo cấy. Toàn tỉnh đang tập trung lấy đợt 2 và phấn đầu đảm bảo cơ bản nguồn nước cho sản xuất vụ Đông Xuân này.
Để bảo đảm nguồn nước và điện trong các đợt lấy nước, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, trước mỗi đợt lấy nước, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thủy điện thực hiện xả nước trước khoảng 3 ngày, đảm bảo có lượng xả cao nhất khu vực.
Tập đoàn chỉ đạo các công ty điện lực đảm bảo đủ vật tư, thiết bị, nhân lực, trực ca để đ cấp điện tốt nhất cho tất cả các trạm bơm hoạt động hiệu quả. Với việc vẫn còn nhiều trạm bơm dã chiến, Tập đoàn cũng chỉ đạo các đơn vị điện lực các tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty thủy lợi đảm bảo việc cung cấp điện.
Theo ông Ngô Sơn Hải, tùy theo tình hình thực tế, ngành nông nghiệp cân đối, tính toán cố gắng rút thời gian lấy nước trong đợt 2. Nguồn nước tiết kiệm được sẽ giúp đảm bảo cho phát triển kinh tế, cấp điện cho mùa khô 2022.
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 16h ngày 17/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 250.701/506.558 ha, tương đương đạt 49,49%, tăng 7,28% so với ngày hôm qua (16/1).
Cụ thể: Nam Định đạt 84,74%, Ninh Bình 68,8%, Phú Thọ 67,25%, Vĩnh Phúc 66,0%, Thái Bình 60,4%, Hà Nam 59,9%, Hải Phòng 50,9%, Hưng Yên 32,37%, Bắc Ninh 21,5%, Hà Nội 17,7%, Hải Dương 17,1%.
Tính đến 16h ngày 17/1/2022, mực nước trung bình ngày 17/1 tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,87 m, cao nhất đạt 2,1 m lúc 11h, 12h.
Tổng lượng mưa phổ biến từ 19h ngày 16/1 đến 15h ngày 17/1 ở các khu vực: Miền núi phía Bắc tư 20-30 mm; Trung du từ 20-25 mm; Đồng bằng Bắc Bộ từ 5-20 mm. Riêng các tỉnh ven biển từ 5-10 mm.
Tăng gần 23.000 ha có nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân 2021-2022 Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 16 giờ ngày 6/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 80.167 ha, tương đương 15,8%, tăng 22.990 ha so với ngày 5/1. Người dân xã Thụy Vân, thành phố Việt...