Công trình thoát nước TP HCM chưa sử dụng đã lạc hậu
Nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi cho rằng hệ thống thoát nước của thành phố được đầu tư xây dựng hàng ngàn tỷ đồng tuy chưa được đưa vào sử dụng đồng bộ nhưng đã có nguy cơ bị lạc hậu.
Thời gian gần đây, khi những cơn mưa to cộng với triều cường lịch sử, tình trạng ngập lụt tại TP HCM đang diễn biến phức tạp, tăng cả về mực nước và thời gian ngập. Những nguyên nhân được lý giải là do san lấp kênh rạch tràn lan, thi công cẩu thả, tăng dân số… và quan trọng là hệ thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá quá tải do được xây dựng cách đây hơn 40 năm.
Nắm bắt được vấn đề, năm 2001, thành phố đã vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Từ đó, hàng loạt dự án thoát nước lớn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ra đời như: Vệ sinh môi trường nước TP lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; Cải thiện môi trường nước kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi Tẻ; Nâng cấp đô thị… Qua kiểm tra, Trung tâm điều hành chống ngập thành phố kết luận các dự án đang thực hiện theo kiểu “rùa bò”, chưa đem lại hiệu quả dù đã hoàn thành 80% trong khi vốn đầu tư liên tục đội lên.
Dự án “rùa” vẫn tiếp tục hành dân. Ảnh: An Hội
Dù các dự án này chưa hoàn tất, nhưng các chuyên gia lo ngại nó đã lạc hậu, không đáp ứng được hiệu quả. Mỗi khi có mưa lớn, triều cường hoặc kết hợp cả hai là hệ thống thoát nước tại thành phố gần như bị “vô hiệu hóa”, ngập lụt diễn ra ở nhiều tuyến đường, gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
PGS – TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng bộ môn Đô thị học (Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn) nhận định: “Dự án xây dựng cách đây đã 10 năm rồi, khi đó khí hậu không khắc nghiệt như bây giờ. Ví dụ như triều cường lên đỉnh cao lơn, lượng mưa lớn hơn rất nhiều…. Ngoài ra khi đó thành phố dân còn ít, hiện nay dân số toàn thành phố đã tăng lên gần gấp đôi, điều đó đồng nghĩa với việc nước thải sinh hoạt sẽ tăng mà cống nước vẫn không thay đổi”.
Cụ thể, Dự án cải thiện môi trường nước do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khảo sát thiết kế, kỳ vọng sẽ chữa trị căn bệnh ngập nước cho thành phố. Nhưng cách tính mực nước ngập của JICA chưa hợp lý. Thiết kế dựa trên đỉnh triều cường cao nhất tại sông Sài Gòn là 1,29 m, có khả năng chịu được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm (trong trường hợp hai năm mới xảy ra một lần)… Ở khu vực Tàu Hũ – Kênh Đôi, mực nước ngập khi có triều cường lên đến trên 1,5 m nhưng theo quy hoạch của JICA chỉ có 1,32 m… Đối với việc dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng hầu như không được đề cập trong dự án.
Hay như Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè trải rộng trên diện tích 33 km2 sẽ được lắp đặt hệ thống gồm 72 km cống hộp, cống tròn các loại để bổ sung, thay thế cho hệ thống cống hiện hữu và gần 9 km cống bao. Trong đó, tiết diện cống hộp lớn nhất có khả năng “chịu tải” được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm với tần suất 50% (tức 2 năm mới xảy ra với lượng mưa như vậy một lần)…
Video đang HOT
Nhưng liên tiếp từ đầu tháng 10 đã có hàng loạt những cơn mưa lớn có lượng cao nhất tới 124 mm kết hợp với triều cường đã khiến Sài Gòn mênh mông nước, gây ngập tới gần 75 điểm… Trong khi đó, tình hình triều cường đang ngày càng diễn biến phức tạp. Trước năm 1999, đỉnh triều cao nhất trên sông Sài Gòn là 1,36m, năm 2007 là 1,49m, đến 2008 mức đỉnh triều lên tới 1,54m và đến năm nay nước đỉnh đã lên tới 1,56 đạt kỷ lục nhất 51 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước triều cường vẫn tiếp tục tăng những năm tới.
Người dân TP HCM biết bao giờ mới hết khỏ vì ngập. Ảnh: An Hội
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng chống ngập – Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM cũng xác nhận, hiện nay hệ thống thoát nước của thành phố rơi vào tình trạng lạc hậu nên thường xuyên bị quá tải, nhất là vào thời điểm triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng.
Cũng theo ông Long, dự án xây dựng cống thoát nước từ năm 2001. Những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp với triều cường đỉnh khoảng 1,32m. Còn hiện nay đỉnh triều cường lên tới gần 1,6m và kết hợp mưa lớn nên cống thoát nước không thể vận hành kịp.
Ông Nguyễn Phước Thảo, giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cũng từng nhìn nhận, các dự án lớn đang triển khai được thiết kế trong điều kiện diễn biến khí hậu chưa phức tạp. Thiết kế cống chính có khả năng thoát nước đối với những cơn mưa có lượng khoảng 85 mm với tần suất tràn cống hai hoặc ba năm xuất hiện một lần. Nhưng hiện nay những cơn mưa trên 100 mm xảy ra thường xuyên hơn thì đương nhiên năng lực cống không thể đáp ứng nổi. Vì vậy để giải quyết triệt để ngập trong điều kiện của biến đổi khí hậu chúng ta phải nhượng bộ, tức xây dựng hồ điều tiết để làm giảm gia tăng của hệ số chảy tràn khi có mưa lớn.
“Thành phố không thể liên tục đào cống lên rồi đặt xuống, chỉ có gần 3 năm lô cốt mà người dân đã khổ rồi. Biết là đã lạc hậu rồi nhưng vẫn phải làm cho xong, cho đồng bộ vì dự án cũng đã phê duyệt rồi? Mà khi làm xong cũng không thể giải quyết được thoát nước, người dân phẫn phải chấp nhận cảnh ngập lụt”, tiến sĩ Hòa nói.
An Hội
Theo VnExpress
Những cô nàng học đòi làm... gái thành phố
Nhung đã quên mất "hương đồng gió nội", quên mất rằng mình là con gái nhà quê, bố mẹ chân lấm tay bùn, vất vả kiếm đồng tiền bát gạo để nuôi Nhung ăn học.
"Một tấc lên giời"
Lên Hà Nội đi học được 2 năm, Nhung thay đổi hẳn tính cách. Mỗi lần về quê được bạn bè khen ngợi về những bộ quần áo đắt tiền, phong cách ăn mặc sành điệu, Nhung càng cảm thấy hài lòng và tự hào về điều đó. Nhưng Nhung cũng không biết một điều rằng, hàng xóm láng giềng bàn ra, tán vào vì mái tóc đỏ hoe của cô. Nhiều người xì xào: "Đi học được có vài hôm mà đã dở chứng, Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta". Bố mẹ Nhung cũng vì đó mà thấy xấu hổ.
Nhắc nhở con gái rất nhiều lần về cách ăn mặc và đầu tóc nhưng Nhung nào có nghe, thậm chí còn nói bố mẹ quê mùa, lạc hậu, lên thành phố người ta mặc còn hở hang hơn ấy chứ.
(Ảnh minh họa)
Nhung đã quên mất "hương đồng gió nội, quên mất rằng mình là con gái nhà quê, bố mẹ chân lấm tay bùn, vất vả kiếm đồng tiền bát gạo để nuôi Nhung ăn học. Vậy mà cô lại cho đó là sự xấu hổ và ngại dẫn bạn bè về nhà vì sợ họ chê Nhung nhà quê.
Khoác trên mình vỏ bọc của một cô công chúa xinh đẹp, chẳng ai nghĩ nhà Nhung không có nổi một cái bếp ga. Suốt ngày mẹ Nhung phải dậy từ sớm, cặm cụi đun rơm củi để nấu cơm sáng. Chính vì điều đó mà Nhung thấy xấu hổ và luôn trốn tránh mỗi lần bạn bè có nhã ý muốn về nhà Nhung chơi.
Gái quê gặp thời
Vì xinh đẹp và luôn biết cách làm hài lòng người khác lại ăn nói dịu dàng dễ nghe nên Nhung được rất nhiều bạn trai để ý. Nhưng Nhung còn kén chọn, còn muốn kiếm một anh chàng Hà Nội gốc, vừa đẹp trai, vừa ga lăng lại giàu có nên cô chưa chính thức nhận lời ai.
Cuộc gặp gỡ của cô và người yêu bắt đầu từ lần đi biểu diễn văn nghệ của trường. Hai người là hai cây văn nghệ nên được bố trí song ca cùng nhau một tiết mục chào mừng. Tập luyện rất ăn ý và vui vẻ bên nhau sau nhiều lần hợp tác nên Nhung và người bạn trai cảm thấy gần gũi nhau hơn. Tình cảm nảy sinh từ lúc nào chính hai người cũng không biết. Họ yêu nhau từ đó.
Có lẽ Nhung đã may mắn vì cậu bạn trai Nhung là người học trên khóa và là con của một gia đình giàu có đúng như Nhung mong đợi. Ngày ngày đi học về là lại đón đưa nhau đi chơi trên chiếc xe đắt tiền và ăn những đồ ăn sang trọng khiến Nhung hài lòng. Cuộc sống của Nhung đã thay đổi hẳn, không còn là cô sinh viên quê mùa như ngày nào.
Tình yêu thắm thiết cũng đã được hơn một năm. Nhiều lần bạn trai Nhung muốn ngỏ ý về quê Nhung nhưng cô đều từ chối vì Nhung ngại cậu sẽ thấy cảnh tượng nghèo khó của gia đình Nhung. Bởi trước mặt bạn trai, lúc nào Nhung cũng ca ngợi gia cảnh nhà mình, vẽ lên một viễn tưởng trong mơ về một cô gái xinh đẹp, một tiểu thư đài các, bố mẹ làm công nhân viên chức. Nhung không ngượng miệng khi nói những điều đó vì cô sợ bạn bè chê cười, sợ người đời cho rằng cô thấp kém so với bạn trai và đang bấu víu vào cậu.
Nhung đã khác, đã trở lại làm một cô gái nhu mỳ và ngoan hiền. (Ảnh minh họa)
Rồi một lần tình cờ đi chơi qua quê nhà Nhung, cậu bạn trai gọi điện đột xuất muốn qua nhà cô chơi nhân dịp nghỉ hè cùng với bố mẹ. Ngượng chín mặt nhưng Nhung không thể nói dối cậu, Nhung đành lòng chấp nhận đề nghị. Cuộc gặp gỡ giữa bạn trai và Nhung không có một tiếng nói, không có một ánh mắt thiện cảm. Cả hai nhìn nhau như người xa lạ. Từ sau hôm ấy, Nhung xấu hổ không dám liên lạc với bạn trai.
Nhưng được một tuần, bạn trai cô chủ động gọi điện. Cậu yêu Nhung, rất yêu và hoàn toàn thông cảm với Nhung. Cậu không phải là một người hám giàu có vì của cải với cậu đã không thiếu. Cái cậu cần là sự chân thành, tình yêu và một người con gái đức độ. Cậu tha thứ cho sự dối trá của người yêu và hi vọng, Nhung sẽ là một cô gái tốt, là một người yêu thương bố mẹ và gia đình. Cậu chờ đợi ngày Nhung nhận ra tất cả để quay về bên cậu.
Nhung đã khác, đã trở lại làm một cô gái nhu mỳ và ngoan hiền. Nghỉ hè, cô thường theo mẹ ra đồng cắt cỏ, làm lụng và không quên cơm nước cho bố. Những lúc ấy Nhung mới thấy cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa biết bao. Cô thầm cảm ơn người yêu, cảm ơn cậu đã cho cô biết thế nào là giá trị đích thực của hạnh phúc.
Theo Eva
Công nghệ thay thế BIOS giúp PC khởi động chỉ vài giây BIOS trong máy tính hiện đại có từ thời IBM PC. Ảnh: BBC. Hiện nay, thời gian trung bình để một máy tính sẵn sàng hoạt động đủ cho người sử dụng pha một tách trà, do hệ thống vẫn được trang bị phần mềm ra đời từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. BIOS (Basic Input Output System - Hệ...