Công trình tai tiếng khiến Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai bị kỷ luật
Công trình tai tiếng khiến Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai bị kỷ luật
Ngày 3.7, cùng với việc thông báo kết luận những vi phạm của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết đã quyết định kỷ luật cảnh cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai. Những vi phạm của bà Thanh được cho là nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của P.V, Công ty TNHH Cường Hưng do ông Đỗ Tịnh – chồng của bà Thanh nắm 40% phần vốn là cổ đông sáng lập và làm Chủ tịch HĐTV. Thế nhưng, trong nhiều cuộc họp hội đồng thành viên bà Thanh luôn có mặt, có khi chủ trì cuộc họp. Đây là thời gian bà Thanh giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch. Sau khi giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, dù không thuộc lĩnh vực phụ trách, bà Thanh vẫn ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án khu dân cư thương mại xã Phước Tân.
Trạm thu phí của dự án BOT đường chuyên dụng vật liệu xây dựng dài 7km do HTX An Phát làm chủ đầu tư.
Cũng theo xác minh của Tiền Phong, nhiều năm trước tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương xây dựng tuyến đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng từ khu vực mỏ đá để tránh ảnh hưởng đến đường dân sinh. Kinh phí thực hiện đường do các chủ mỏ đá đóng góp kinh phí. Tuy nhiên, sau khi làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Thanh ký văn bản chỉ đạo giao cho Hợp tác xã An Phát (do ông Đỗ Tịnh, chồng bà Thanh thành lập, quản lý) làm đường chuyên dụng BOT, lập trạm thu phí để thu hồi vốn mặc dù tuyến đường chỉ dài hơn 7km.
Toàn bộ 15 doanh nghiệp khai thác mỏ đá trên diện tích 600 hécta buộc phải sử dụng tuyến đường thu phí này. Ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch Liên minh HTX DV nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai (có Cty khai thác đá tại khu mỏ đá Phước Tân) cho rằng, lẽ ra tuyến đường này do các đơn vị đóng góp đầu tư thì sẽ giảm được mức đầu tư.
Điều đáng nói dù là dự án BOT nhưng bà Thanh ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa lấy ngân sách của tỉnh hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án BOT này.
Video đang HOT
Trong đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch Liên minh HTX DV Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai cho biết, để có tiền đền bù và đầu tư tuyến đường 5km, rộng 30m và san lấp mặt bằng cho dự án khu dân cư thương mại Phước Tân có diện tích 91,7 hécta, bà Thanh yêu cầu HTX cho vay một số tiền lớn và không trả đúng hẹn. Sau đó, bà Thanh ép HTX nhận đất trừ nợ với giá cao, tuy nhiên đến thời điểm này HTX chưa nhận đất. Ngoài ra trong khu đất 91,7 hécta mà bà Thanh, ông Tịnh cho thuê một phần mặt bằng để trục lợi.
Về những sai phạm cá nhân, bà Thanh đã bị xử lý kỷ luật về Đảng. Riêng về hoạt động Cty TNHH Cường Hưng, được biết Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra toàn diện tại công ty này.
Theo P.V (Tiền phong)
Cục trưởng chống tham nhũng nói về sai phạm của Thứ trưởng Kim Thoa
Liên quan đến vi phạm trong kê khai tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Dân Việt có trao đổi với Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt để tìm hiểu rõ hơn vi phạm này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (Ảnh: IT).
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ, trong thời gian dài, bà Hồ Thị Kim Thoa nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Đây là việc vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thưa ông?
- Vi phạm như của bà Hồ Thị Kim Thoa được Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu ra như trên là vi phạm về pháp luật phòng, chống tham nhũng. Việc kê khai tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Trong Chỉ thị 33 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai tài sản và kiểm soát việc kê khai tài sản, Nghị định 78/2013 của Chính phủ và Thông tư 08/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đã quy định rõ vấn đề trên.
Trong Luật phòng, chống tham nhũng, quy định kê khai tài sản là một nội dung về quản lý nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Đối với người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập, sau khi đã kê khai lần đầu nếu hàng năm tài sản có sự biến động thì người kê khai phải bổ sung, còn tài sản vẫn giữ nguyên như cũ thì không phải khai bổ sung.
Nếu cán bộ vi phạm trong kê khai tài sản sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của Nhà nước, thưa ông?
- Trước đây việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức (diện phải kê khai) năm nào cũng phải kê khai, hai năm gần đây có quy định mới nếu có biến động tài sản mới phải kê khai bổ sung.
Về xử lý vi phạm đối với người thực hiện không đúng việc kê khai tài sản, thu nhập đã có quy định rất rõ ràng. Ví dụ kê khai chậm, không tổ chức chỉ đạo việc kê khai, không công khai, nội dung kê khai không đúng, không đủ, không trung thực đều có hình thức xử lý tùy theo mức độ vi phạm, từ khiển trách cho đến cảnh cáo, giáng chức, cách chức...
Để xử lý cụ thể trường hợp nào đó vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập cần phải có Hội đồng để xem xét, đánh giá để xem nội dung vi phạm của người đó đến mức độ nào để có hình thức xử lý tương xứng.
Đối với người vi phạm là đảng viên trước khi bị xử lý theo quy định của Nhà nước sẽ bị xem xét xử lý về mặt Đảng. Cái đó làm cơ sở để xử lý về mặt chính quyền.
Trường hơp bà Hồ Thị Kim Thoa, khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc mới kết luận bà này trong thời gian dài nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ, theo ông có phải do sự bất cập của pháp luật nên việc phát hiện vi phạm chậm?
- Đây không phải là do sự bất cập của pháp luật. Pháp luật đã quy định rất rõ việc kê khai tài sản, thu nhập trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác. Để đảm bảo việc thực hiện đúng cần vai trò của người đứng đầu trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Thời gian qua, việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập chưa được nghiêm túc nên nhiều người vẫn cho rằng việc kê khai tài sản còn mang tính hình thức.
Vấn đề nữa là pháp luật đã quy định nhưng việc kiểm tra, xử lý việc vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập còn ít. Hàng năm nhiều người kê khai nhưng việc xác minh, thậm định, xử lý còn ít, việc xử lý đó so với thực tế có phải thế không là cả về đề cần phải tính.
Tới đây khi Luật phòng, chống tham nhũng được sửa đổi, cần bổ sung quy định thế nào để việc kê khai tài sản, thu nhập không bị coi là hình thức, thưa ông?
- Tất nhiên phải bổ sung, chẳng hạn phải giao cho cơ quan nào đó để kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập. Như thời gian vừa qua Bộ Chính trị đã giao cho Ủy ban Kiểm tra T.Ư kiểm tra việc kê khai tài sản của khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Còn án bộ cấp dưới nữa do cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của họ trong luật phải quy định rõ. Cần thành lập một bộ phân chuyên môn để kiểm tra kê khai tài sản hay phân cấp luật cần phải quy định rõ hơn thì trách nhiệm mới rõ ràng, còn hiện nay vẫn chung chung, chưa rõ ràng. Ví dụ, nếu như giao tất cả việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản cho Thanh tra Chính phủ thì cơ quan này phải thành lập một bộ phận để thực hiện.
Xin cảm ơn ông (!)
Bà Hồ Thị Kim Thoa sinh năm 1960 tại Nghệ An, có trình độ Thạc sỹ kinh tế. Trước khi trở thành Thứ trưởng Công Thương bà từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ năm 2005 - 2010. Vào đầu năm 2017, bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Bà Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Theo Danviet
Cơ quan nào sẽ ra quyết định kỷ luật Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa? Theo PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc, trong thông báo số 15 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng chưa thấy đề nghị hình thức kỷ luật với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhưng khi vụ việc này được báo cáo lên Ban Bí thư, sẽ có bổ sung đề nghị hình thức kỷ luật. Liên quan đến vi...