Công trình nước sạch đắp chiếu, dân khát nước
Hàng ngàn hộ dân ở 2 thôn Trung Thôn và Biểu Lệ (xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đang phải sử dụng nước nhiễm phèn, trong khi công trình nước sạch vừa khánh thành đã bị bỏ hoang từ 6 năm nay…
Nước nhiễm phèn nặng
Về 2 thôn Trung Thôn và Biểu Lệ, nói đến chuyện nước sinh hoạt, ai cũng ngán ngẩm. Ông Lê Hồng Quân – Trưởng thôn Trung Thôn cho biết, hiện hơn 1.000 hộ dân ở 2 thôn này vẫn phải sử dụng nước nhiễm phèn, trong khi công trình nước sạch khánh thành chưa kịp sử dụng đã bị bỏ hoang 6 năm nay.
Theo ông Quân, hầu hết người dân ở đây đều phải xây bể hứng nước mưa dùng để nấu cơm ăn, nước uống. Nhà nào không dùng bể hứng nước mưa thì phải lọc qua bể chứa cát, sau đó đun sôi rồi lọc lại một lần qua bình lọc mới sử dụng được. Đến mùa khô, nước mưa trong bể cũng hết nên bà con phải mua từng can nước sạch từ các xã khác hoặc những thuyền buôn nước ngọt trên sông Gianh với giá từ 70-120 nghìn đồng/m3.
Cũng theo ông Quân, các hộ nơi đây đều đào giếng sâu hơn 10m nhưng nước vẫn nhiễm phèn nặng, màu vàng khè đào sâu hơn chút nữa thì lại bị nhiễm mặn không dùng được. Cũng không thể đào sâu hơn vì càng đào xuống sâu hơn thì nước có hiện tượng nhiễm mặn. Người dân ở đây cho biết, nước giếng ở đây chủ yếu chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ nhưng khi áo quần khô vẫn còn mùi chua khó chịu và hoen ố hết. “Không có nước sạch vẫn phải cắn răng dùng nước phèn rứa thôi, ngày mô da dẻ cũng được đắp một lớp phèn ri, nỏ biết khi mô phát bệnh nữa” – chị Nguyễn Thị Minh (thôn Biểu Lệ) than thở.
Để có nước sạch sử dụng, hàng ngày chị Nguyễn Thị Minh (thôn Biểu Lệ) phải lọc qua nhiều công đoạn.
Video đang HOT
Công trình nước sạch “đắp chiếu”
Về công trình nước sạch bị bỏ hoang, Trưởng thôn Lê Hồng Quân cho biết, năm 2002, Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình đầu tư công trình nước sạch hơn 2 tỷ đồng phục vụ nhu cầu người dân nơi đây. Theo thiết kế, nước được bơm từ 3 giếng khoan lên bể lọc, sau đó đẩy lên bể chứa nước được đặt đầu nguồn thôn Biểu Lệ. Từ đây nước sẽ được đưa về bằng các đường ống chính theo trục xương cá. Người dân chịu chi phí mua đồng hồ, dây ống… kéo nước từ trục chính về nhà.
Ông Được cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá lại chất lượng công trình, nếu đúng tiêu chuẩn thì sẽ khôi phục lại các hạng mục đã hư hỏng để người dân sử dụng”.
Đến năm 2006 công trình được thi công xong và bàn giao cho chính quyền xã. Người dân vui mừng vì sau bao năm giờ đã có nước sạch để dùng. Người dân đã mua ống, mua đồng hồ để kéo nước về người gần trục ống chính mất vài trăm ngàn, người xa lên đến tiền triệu. Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao, chỉ được một thời gian ngắn ống nước tịt hẳn, công trình “đắp chiếu” lau lách, rêu phong mọc xanh rì từ đó. Ông Quân cho biết, thôn đã nhiều lần phản ánh lên trên, nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đã về làm việc, tuy nhiên mọi việc đâu vẫn hoàn đấy.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được – Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Ngay sau khi công trình hoàn thành năm 2006, đơn vị đã bàn giao cho xã quản lý. Tuy nhiên sau một thời gian công trình không phát huy tác dụng, tỉnh đã lập đoàn kiểm tra và kết luận: “Do nhu cầu sử dụng nước của người dân trong xã chưa cao, thu nhập của người dân còn thấp, mật độ dân thưa nên gặp nhiều khó khăn, ý thức thực hiện cam kết về nộp tiền đóng góp chưa cao, chất lượng công trình, công tác bảo vệ, bảo quản chưa tốt… Về phía đơn vị cũng đã thực hiện lấy mẫu nước đưa đi kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cho phép”.
Theo 24h
Mâu thuẫn về nguyên nhân sập đập thủy điện Đak Mek 3
Một ngày sau khi cho rằng xe tải đã đâm sập đập thủy điện Đak Mek 3, chủ đầu tư lại thông báo, nguyên nhân do lượng đá trong thân đập ngày càng nhiều đã tạo ra lực làm bờ tường phía thượng lưu đổ sập.
Vết gãy từ khối bê tông tường bị sập. Ảnh: Tùy Phong.
Ngày 27/11, ông Lê Bá Thanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek (chủ đầu tư công trình đập thủy điện Đak Mek 3, Kon Tum) phát đi thông báo xác định, chiều 22/11, xe cơ giới chở đá thi công thân đập, lượng đá ngày càng nhiều đã tạo ra lực làm bờ tường phía thượng lưu của đập đổ sập.
Sự cố làm bức tường phía thượng lưu dài khoảng 80 m, cao gần 9 m (không phải 20 m như thông tin ban đầu) bị đổ. Anh Nguyễn Quốc Hùng (28 tuổi, quê Quảng Nam) "đang tham gia thi công, đứng gần phía sau xe tải nên cả người và xe bị rơi xuống suối và tử vong".
Trong khi đó, ngày 26/11, ông Thanh cho rằng, nguyên nhân sự cố là do tường thượng lưu thủy điện bị khối lượng đất, đá lèn vào quá nhanh để đắp đập làm cho tường này phải chịu một lực nén ngang lớn. "Cùng lúc đó bị xe tải chở đá lên công trình đắp đập va vào thành tường này, làm đập bị gẫy vỡ dây chuyền".
Tại hiện trường, không chỉ phần tường phía thượng lưu và hạ lưu của đập bị vỡ và nứt, mà phần nách đập tràn của công trình đang thi công, dù không chịu tác động của ngoại lực nhưng cũng xuất hiện nhiều vết nứt rất dài.
Phần nách đập tràn của công trình đang thi công, dù không chịu tác động của ngoại lực cũng xuất hiện nhiều vết nứt rất dài. Ảnh: Tuỳ Phong
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Công an huyện Đak Glei cho hay, tai nạn tại đập thủy điện Đak Mek 3 khiến một người bị nước cuốn trôi mất xác và một người bị thương xảy ra chiều 22/11, song đến 22h cùng ngày công an huyện mới nhận được thông tin. Kết quả khám nghiệm hiện trường, phần thượng lưu của đập bị sập dài đến 109 m, không phải 80 m như ông Thanh báo cáo.
Còn ông Bùi Văn Cư, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh cho biết, đoàn công tác chưa xác định được nguyên nhân xảy ra sự cố đổ toàn tuyến tường mái thượng lưu đập thủy điện. Theo quy định của Luật Xây dựng, đối với trường hợp xảy ra sự cố công trình, phải trưng cầu giám định, kiểm định, sau khi có kết quả mới có kết luận chính thức và đưa ra phương pháp xử lý.
Đầu những mối nứt lòi ra những thanh sắt mảnh nhỏ. Ảnh: Tùy Phong.
"Chúng tôi sẽ báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh, đề xuất chọn một đơn vị có đầy đủ chức năng để kiểm định toàn bộ chất lượng công trình. Trong đó, ưu tiên kiểm định chất lượng hạng mục đập tràn. Chủ đầu tư phải báo cáo sự cố xảy ra tại công trình cho Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Kon Tum và nộp toàn bộ hồ sơ chất lượng công trình về Sở Xây dựng trước ngày 8/12", ông Cư nói.
Dự án Thủy điện Đak Mek 3 khởi công tháng 3/2009, dự kiến phát điện đầu năm 2013. Tổng công suất là 7,5 MW, vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Công trình do công ty Cổ phần thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TP HCM) thiết kế, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát được chỉ định thi công. Công trình đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, vẫn chưa tích nước đập tràn.
Theo VNE
Quốc lộ 1A toàn "bẫy tử thần": Có thể bị "rút ruột" Quá trình khắc phục, sửa chữa tình trạng xuống cấp thê thảm trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình hé lộ nhiều nghi vấn về chất lượng công trình. Sau bài phản ánh của Dân trí về thực trạng xuống cấp đáng báo động của quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đơn vị quản lý cung...