Công trình nghệ thuật từ rơm rạ của người Nhật
Từ những cọng rơm bình thường sau vụ thu hoạch, người nông dân và sinh viên đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút khách tham quan.
Hàng năm, bờ biển vùng Niigata, Nhật Bản, lại trở nên sống động với những sinh vật đặc biệt của Lễ hội Nghệ thuật Wara, thay vì các đụn rơm chất đống.
Lễ hội này biến rơm thành nguyên liệu cho những tác phẩm nghệ thuật độc đáo có tên “ware”, được lấy cảm hứng từ các loài động vật.
Năm 2020, lễ hội tạm ngừng do đại dịch Covid-19, nhưng đã kịp trở lại trong lần tổ chức thứ 13 và có loạt tạo hình hoàn toàn mới ở Công viên Uwasekigata.
Đến đây, du khách tha hồ ngắm nhìn và tạo dáng chụp ảnh với những con đại bàng, hải mã, mực, bọ cạp khổng lồ… được làm từ rơm.
Một số nhân vật quen thuộc trong thần thoại và văn hóa đại chúng của Nhật cũng được dựng lên.
Video đang HOT
Lễ hội này ra đời từ hơn 10 năm trước, khi những người nông dân quận Nishikan (trước kia là làng Iwamuro) tìm cách xử lý lượng rơm thừa sau khi gặt.
Cuối cùng, họ hợp tác với Đại học Nghệ thuật Musashino, mang đến sự kiện được yêu thích suốt nhiều năm liền.
Sinh viên trường sẽ thiết kế, lên bản vẽ cho mỗi tác phẩm. Sau đó, họ cùng các thợ thủ công và người dân ở Nishikan dựng chúng lên.
Mỗi tác phẩm thường có khung gỗ bên trong và được đắp rơm bên ngoài. Tùy vào kích cỡ và độ phức tạp, các dàn giáo có thể được dựng lên để hoàn thiện dễ hơn.
Năm nay, chúng sẽ được trưng bày ở Công viên Uwasekigata đến cuối tháng 10. Du khách cũng có thể xem tác phẩm từ các lễ hội trước trên website của chương trình.
Thú vị ba khu 'phố Ta', 'phố Tàu', 'phố Tây' ở Cố đô Huế
Ngoài các công trình gắn với Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế, các khu phố Ta, phố Tàu và phố Tây cũng là những địa điểm lý thú rất đáng khám phá ở thành phố Huế.
1. Khu "phố Ta" của Cố đô Huế là phố cổ Bao Vinh, dãy phố chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc của Kinh thành Huế. Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh là một trung tâm thương mại quan trọng ở khu vực, từng có lúc phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
Dấu ấn thời gian của phố cổ Bao Vinh được thể hiện qua những ngôi nhà cổ. Theo thống kê, vào năm 1991, Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ, niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi. Đáng tiếc rằng cho đến nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ được gìn giữ, nằm xem kẽ giữa những ngôi nhà mới xây.
Dạng nhà cổ đặc trưng ở Bao Vinh là nhà thấp ba gian dựng bằng gỗ với mái ngói liệt âm dương theo lối truyền thống của người Việt.
Ngoài các ngôi nhà cổ, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích lịch sử, nổi bật là đình Bao Vinh nằm ở đầu phố. Ngôi đình có kiến trúc cổ kính, nằm dưới bóng của hai cây đa lớn. Đình là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng.
2. Khu "phố Tàu" của Cố đô Huế là đường Chi Lăng. Con đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, đường Chi Lăng trở thành trục trung tâm của khu phố Hoa kiều ở Huế.
Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc của người Hoa vẫn được bảo tồn, trở thành những điểm nhấn cho diện mạo kiến trúc của con đường, đồng thời là di sản kiến trúc quý giá của Huế.
Công trình nổi tiếng nhất trên phố Chi Lăng là đền Chiêu Ứng. Được dựng vào năm 1887, ngôi đền nằm trong khuôn viên rộng khoảng 400 mét vuông, được trang hoàng rất tinh xảo lộng lẫy bởi bàn tay của những nghệ nhân đến từ đảo Hải Nam ở Trung Quốc.
Những công trình kiến trúc đặc sắc khác trên phố Chi Lăng là chùa Quảng Đông (ảnh trên, bên trái), chùa Phúc Kiến (ảnh trên, bên phải), chùa Bà Hải Nam (ảnh dưới, bên phải), chùa Triều Châu (ánh dưới, bên trái)...
3. Khu "phố Tây" của Cố đô Huế là đường Lê Lợi. Chạy dọc bờ Nam sông Hương, đối diện Kinh thành Huế, con đường này tập trung nhiều công trình được xây vào thời thuộc địa của Huế.
Nằm ở số 23-25 Lê Lợi, trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế từng là Tòa Công chánh, một trong những công trình kiểu Tây hoành tráng nhất Cố đô Huế thời thuộc địa. Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương.
Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, Đại học Huế từng là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc địa. Quá khứ xa xưa của ngôi trường được thể hiện qua tòa nhà mặt tiền mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng, được xây năm 1927.
Ngoài các tòa nhà mang kiến trúc châu Âu, trên đường Lê Lợi còn có một số công trình thuộc địa mang đậm yếu tố mỹ thuật truyền thống Huế, tiêu biểu là trường Quốc học Huế (trái) và Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (phải).
Những công trình trăm tuổi ở thành phố mới của Bắc Ninh Đền Đô ở TP Từ Sơn được ví như vùng đất khí thiêng hội tụ, nơi thờ tự các bậc đế vương triều Lý. Chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng hơn 61 km2 và 202.800 người dân của thị xã Từ Sơn. Thành phố mới của...