Công trình giao thông chưa xứng với đồng tiền
2012 dù được ngành giao thông lấy là năm “Chất lượng công trình giao thông”, song theo nhận định của Bộ GTVT, những gì đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số dự án giao thông vẫn tồn tại khiếm khuyết, gây bức xúc trong dư luận.
Cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình gây bức xúc vì vừa đưa vào khai thác đã xuống cấp
Tư vấn giám sát nhiều chất lượng vẫn kém
Bộ GTVT cho biết, trong năm 2012, giá trị khối lượng thực hiện và giải ngân để thực hiện tiến độ các dự án đạt kết quả vượt kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đã thực hiện giải ngân vượt mức, đạt 211%, các dự án vốn trái phiếu Chính phủ cũng đảm bảo đúng tiến độ thực hiện. Cũng nhờ vậy, nhiều công trình, dự án giao thông quan trọng đã được khởi công, như hầm đường bộ Đèo Cả, mở rộng QL1 đoạn Nam Bến Thủy – TP Hà Tĩnh… Các dự án hoàn thành và đưa vào khai thác vượt kế hoạch như Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, đường vành đai III Hà Nội giai đoạn 2… Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của Bộ GTVT về kế hoạch thực hiện “Năm chất lượng công trình giao thông 2012″. Một số dự án giao thông còn có khiếm khuyết về chất lượng đã và đang gây bức xúc trong dư luận xã hội như dự án mở rộng QL 51, một số gói thầu ở dự án đường nối TX Vị Thanh với TP Cần Thơ, dự án cao tốc cầu Giẽ- Ninh Bình xuất hiện hư hỏng tại các vị trí mặt đường quá độ đang theo dõi lún…
Còn tình trạng trên, theo ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT do nhiều yếu tố và nguyên nhân. Trong đó, một số chủ đầu tư (Ban QLDA) còn hạn chế về năng lực, kỹ năng nên chưa đáp ứng được yêu cầu với những dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao. “Một số Ban QLDA chưa cương quyết xử lý các nhà thầu thực hiện chậm tiến độ như ở dự án QL 3 Hà Nội – Thái Nguyên, dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… Có trường hợp Ban QLDA còn chạy theo tiến độ, giá thành mà không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật”, ông Đông cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, tư vấn giám sát chưa thể hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình, chưa kiểm soát tốt chất lượng công trình trong quá trình thi công. Ông Nguyễn Ngọc Đông lấy dẫn chứng, Công ty tư vấn QCI tại dự án đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình, dự án mở rộng QL 51 có đến 15 đơn vị tư vấn giám sát nhưng lại để xảy ra nhiều vi phạm về chất lượng…
Sẽ gắn trách nhiệm cụ thể về chất lượng, tiến độ
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Đông, một trong những nguyên nhân chính khiến các dự án chậm tiến độ là do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không phát huy đủ năng lực theo cam kết, buộc phải xử lý cắt giảm, điều chuyển khối lượng. Đặc biệt, ở một số dự án BOT, BT triển khai chậm do nhà đầu tư không đáp ứng được tiến độ huy động vốn. Bên cạnh đó, một số dự án nhà thầu không huy động nhân lực, thiết bị thi công theo đúng cam kết dẫn đến tiến độ thi công chậm trễ. Có thể lấy ví dụ như nhà thầu Keangnam tại các gói thầu A4, A5 dự án đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai, nhà thầu khi công gói thầu PK1C trên QL 3 Hà Nội- Thái Nguyên…
“Nhiều công trình bị chậm tiến độ như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, QL 3 Hà Nội – Thái Nguyên… Bên cạnh nguyên nhân do chậm trễ GPMB, hoặc do năng lực tài chính của nhà thầu thì một số Ban QLDA còn chưa quan tâm, chú trọng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Khi gặp các vấn đề khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm cho Bộ, cho các cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Đông cho hay. Theo đó, việc chậm tiến độ đã dẫn đến phải điều chỉnh dự án, tiến độ, hợp đồng, cùng với sự trượt giá dẫn đến vốn đầu tư dự án tăng trong điều kiện nguồn vốn hạn chế.
Theo Bộ GTVT, trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, Bộ yêu cầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ, chất lượng. Đặc biệt, sẽ gắn trách nhiệm cụ thể trong công tác quản lý, thực hiện dự án. “Trong năm 2013, sẽ ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm về quản lý, đảm bảo chất lượng công trình giao thông đối với cơ quan tham mưu của Bộ, chủ đầu tư và Ban QLDA”.
Theo ANTD
Khốn khổ "nút cổ chai"
Dự án mở rộng, cải tạo Quốc lộ 32 vắt qua bao năm vẫn chưa thể hoàn thành. Thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra "tối hậu thư", lần gần đây nhất phải hoàn thành con đường "đau khổ" này vào tháng 10 năm nay. Nhưng xem ra, dự án vẫn khó có thể về đích đúng hẹn.
Người dân mệt mỏi với con đường "đau khổ"
Còn hành dân đến bao giờ?
Sau nhiều lần lỗi hẹn, họp bàn, đốc thúc, dự án cải tạo, nâng cấp QL 32 (Diễn - Nhổn) vẫn ì ạch không thể hoàn thành. Người dân đã gọi đây là con đường "đau khổ", bởi công trình thi công dở dang, bị xới tung nhiều hạng mục chưa hoàn thiện gây cản trở, nguy hiểm cho người tham gia giao thông và người dân sống hai bên. Sau nhiều lần hứa hẹn, đầu tháng 7 vừa qua, UBND TP đã có văn bản đốc thúc, yêu cầu phải hoàn tất QL 32 vào tháng 9-2012.
Tuy nhiên, vào ngày 17-7, tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho biết, dự kiến, toàn bộ dự án mở rộng, nâng cấp QL 32 sẽ hoàn tất trước Ngày Giải phóng Thủ đô, 10-10-2012 tới đây. Trước lời hứa này của Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, người dân Thủ đô, đặc biệt là người dân sống trên trục đường 32 lại hồ nghi nhiều hơn, bởi đây không phải lần đầu tiên tiến độ con đường này bị thất hứa. Sau 7 năm chính thức khởi công, tuyến đường vẫn ì ạch, ngổn ngang. Bà Vũ Thị Luận, sinh sống tại Phú Diễn, Từ Liêm bức xúc: "Đường thi công bao nhiêu năm nay vẫn chưa thể xong. Trời mưa thì ngập nước, đường sá lầy lội, bẩn thỉu. Trời nắng thì bụi mù mịt. Chưa kể, thi công dang dở khiến giao thông ách tắc liên tục. Người dân sống hai bên đường 32 đã phải sống khổ sống sở bao nhiêu năm nay".
Nếu như người dân sống hai bên đường QL 32 đoạn Diễn- Nhổn gần chục năm nay phải chịu cảnh lầy lội, bụi bặm thì cũng có hàng triệu người dân ngày ngày phải "hành xác" trên tuyến đường này. Chị Nguyễn Thị Mỹ Liên sinh sống ở khu tập thể Trạm Trôi, Hoài Đức cho biết: "Tôi công tác ở một đơn vị trên đường Trường Chinh, sáng đi tối về, ngày hai chiều đi lại trên đường 32 mà tôi thấy như... đánh vật. Đường đông xe cộ nhưng lại ngổn ngang các dự án dang dở, chỗ này đào một tí, chỗ kia xới một chút. Nắng còn đỡ, những hôm mưa đi về đến nhà chẳng khác nào vừa lội ruộng".
Chưa có kinh phí thì khó nói về tiến độ
Để đốc thúc tiến độ đường 32 về đích đúng vào tháng 10 tới, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm. Trong đó có Sở GTVT, Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư phát triển giao thông đô thị, Tổng công ty điện lực Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm, Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội. Đồng thời, ông Khôi cũng yêu cầu, các bên liên quan phải đốc thúc các nhà thầu tăng cường nhân, vật lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô vào chiều qua 16-8, ông Trần Anh Tú, Giám đốc Ban QLDA đầu tư phát triển giao thông đô thị lại cho rằng, QL 32 đoạn Diễn - Nhổn chậm là do vướng mắc về cơ chế, chính sách, còn việc hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật các hạng mục không phải là vấn đề chính. "Trong quá trình triển khai dự án, khối lượng công việc, hạng mục phát sinh rất lớn, tổng số tiền lên tới 40 tỷ đồng, nhưng lại không được thanh toán vì vướng quy định mới ban hành", ông Tú nói.
Theo đó, đầu năm 2011, Chính phủ đã quyết định sẽ không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011 đối với phần điều chỉnh quy mô và mở rộng thêm các hạng mục dự án so với quyết định đầu tư ban đầu. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước không thanh toán cho phần tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng thêm do điều chỉnh quy mô và mở rộng thêm các hạng mục của dự án so với quyết định đầu tư ban đầu. Song, theo ông Tú, khối lượng các công việc phát sinh đã được nhà thầu thực hiện, nhà thầu bỏ kinh phí ra làm nhưng nay chưa được thanh toán. Thêm vào đó, có những hạng mục đấu thầu từ năm 2008 nhưng đến năm 2011 hoặc năm nay mới thi công, trượt giá lớn nhưng lại không được xem xét bổ sung. Bởi vậy, đề cập đến tiến độ ấn định của con đường đau khổ vào tháng 10 tới, ông Tú bày tỏ, phải thanh toán kinh phí cho các nhà thầu thì họ mới tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại, nếu không thì chưa thể nói gì.
Còn ông Lê Huy Hoàng, Phó Giám đốc Ban QLDA đường sắt đô thị, cho rằng, Ban QLDA đường sắt đô thị phối hợp rất chặt chẽ trong việc khớp nối giữa dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội với dự án QL 32, đến nay mọi việc đều ổn, không còn gì vướng mắc thì sao có thể kiểm điểm về việc này được. Như vậy, liệu QL 32 đoạn Diễn - Nhổn có thể xong vào tháng 10 theo chỉ đạo của UBND TP? Liệu đây có là lần cuối cùng lời hứa hẹn sẽ được thực thi nghiêm túc?
Nhật ký con đường "đau khổ"
Năm 2003, Bộ GTVT phê duyệt Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) với mức đầu tư dự kiến khoảng 891,543 tỷ đồng, thực hiện thông qua nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ.
Tháng 12-2005, dự án chính thức được khởi công, do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển dự án về cho UBND TP Hà Nội vì tiến độ quá chậm.
Sau khi tiếp nhận, dự án được UBND Hà Nội đưa vào công trình trọng điểm 1.000 năm Thăng Long, nhưng sau đó tiếp tục không hoàn thành đúng tiến độ.
Năm 2011 UBND Hà Nội liên tục đốc thúc hoàn thành thông xe vào tháng 6, tháng 7 rồi tháng 9-2011, nhưng dự án vẫn không thể hoàn thiện.
Năm 2012, UBNDTP tiếp tục ra nhiều văn bản đốc thúc, thời hạn gia hạn gần đây nhất là tháng 10-2012.
Theo ANTD
Không khởi công xây dựng trường học mới Vụ Kế hoạch-tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013, tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo giảm 8,8%, trong đó chi thường xuyên sự nghiệp giảm 3,3%, chi Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm 36,5%, chi đầu tư phát triển giảm 25%. Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu hoạt động của các trường, các đơn...