Công trình chống ngập 10.000 tỷ của TP HCM dần thành hình
Dự án chống ngập với mức đầu tư “khủng” nhằm giải quyết ngập cho 6,5 triệu người Sài Gòn đang tăng tốc để hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng khởi công tháng 6/2016, kế hoạch hoàn thành sau 3 năm thi công.
Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Công trình hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.
Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát ngập do triều và chủ động điều tiết nước, dự án tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Mỗi cống rộng từ 40 đến 160 m, chiều cao thành cống 3,6-10 m.
Theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, nhà đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch, khánh thành toàn bộ công trình vào dịp 30/4/2018.
Video đang HOT
Hệ thống cống Mương Chuối đang dần thành hình. Khi hoàn thành, các cống sẽ vận hành theo nguyên tắc: mùa mưa (khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu), cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại; mùa khô cống sẽ mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn 0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống).
Công nhân tất bật tại công trường cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè). Theo đơn vị đầu tư, công trường luôn có khoảng 500 công nhân, kỹ sư làm việc.
5 cống khác cũng được xây dựng tại quận 1, 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh. Trong ảnh là cống Tân Thuận, quận 7.
Công trình cống ngăn triều Bến Nghé gần cầu Móng ở quận 1 đã hoàn thành việc ngăn dòng, chuẩn bị công tác thi công.
Công trình thi công cống Cây Khô ở Nhà Bè. Nơi này cũng xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu.
Ngoài 6 cống ngăn triều và 3 trạm bơm, dự án chống ngập 10.000 tỷ còn gồm việc xây tuyến đê xung yếu bao ven sông Sài Gòn – từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh – đại diện đơn vị đầu tư cho biết hiện dự án giải quyết ngập do triều cường tại khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đã đạt khoảng 30% tiến độ. “Chúng tôi cam kết hoàn thành toàn bộ dự án sớm 14 tháng so với kế hoạch dự kiến, đúng dịp 30/4/2018″, nhà đầu tư khẳng định.
Hữu Công
Theo VNE
Người Sài Gòn muốn biết ngập ở đâu để đối phó
Làm việc về vốn chống ngập trên địa bàn nhưng đại diện các Ban của HĐND TP HCM đặt vấn đề người dân muốn biết chỗ nào còn ngập, sâu bao nhiêu và khi nào hết.
Ngày 17/8, làm việc với Trung tâm điều hành Chống ngập TP HCM về vấn đề vốn, ông Trương Trung Kiên - Trưởng ban Đô thị HĐND TP HCM - cho rằng người dân cần một "bức tranh" về tình trạng ngập của thành phố. Chỗ nào ngập nặng và thời hạn hết ngập để dân biết mà chuẩn bị cho cuộc sống.
Ông Kiên góp ý với Trung tâm điều hành chống ngập. Ảnh: Ngọc Hậu
Theo ông Kiên, thời gian qua Trung tâm điều hành Chống ngập đã có nhiều dự án nhưng người dân không biết nó như thế nào vì nhiều nơi vẫn còn ngập. Trung tâm phải "vẽ" cho người dân thấy quá trình giải quyết ngập để họ biết bỏ tiền vào đầu tư những chỗ đã hết ngập. Qua đó, ông đề nghị trung tâm phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường chụp lade để có cao trình chính xác đưa vào dữ liệu vùng nào thấp và sẽ ngập như thế nào cho "bức tranh" tổng thể này.
Cảnh báo về vốn để thi công, ông Kiên cho rằng "phải liệu cơm gắp mắm", trung tâm không thể làm tất cả các dự án của hai chương trình chống ngập khi không có đủ tiền.
Nhìn nhận tổng thể các dự án chống ngập, ông Cao Thanh Bình - Phó ban Kinh tế ngân sách HĐND TP HCM - nói, các dự án còn chậm tiến độ, chưa phối hợp tốt giữa các sở ngành liên quan. Điều này dẫn đến thi công dự án kéo dài, thay đổi tổng thể quy hoạch chung, diễn biến xã hội... khiến hiệu quả công trình không cao.
"Bài toán loay hoay mãi ở chỗ chống ngập chứ không có giải pháp tổng thể thoát nước cho chiến lược phát triển của thành phố", ông Bình nhận xét.
Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành Chống ngập. Ảnh: Ngọc Hậu
Xung quanh những lo lắng của các đại biểu, ông Nguyễn Ngọc Công - Giám đốc Trung tâm điều hành chống ngập - khẳng định: "Chúng tôi sẵn sàng chứng minh cũng như giải thích cùng các chuyên gia hàng đầu để làm rõ cụm từ 'loay hoay' chống ngập mà mọi người nói".
Tuy nhiên, ông Công cũng cho rằng, điều kiện cần để chống ngập cho thành phố vẫn chưa thể thực hiện được, đó là vốn. Mỗi năm Sở Tài chính cấp cho trung tâm 575 tỷ đồng để duy tu hệ thống thoát nước nhưng không "ăn thua" vì chiều dài hệ thống thoát nước đến 2.100 km. Trung tâm sẽ làm các dự án trọng điểm để chương trình chống ngập thành phố trong diện tích 550 km2 đạt hiệu quả cao nhất.
Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng giai đoạn 2016-2020 có tổng vốn gần 98.000 tỷ đồng nhưng TPHCM chỉ có thể tìm kiếm các nguồn tổng cộng khoảng 63.000 tỷ.
Ngọc Hậu
Theo VNE
Ông Đinh La Thăng: 'Công trình chống ngập 10.000 tỷ phải xong trước 14 tháng' Để giải quyết ngập cho 6,5 triệu dân bờ hữu sông Sài Gòn và khu trung tâm, Bí thư Thành ủy TP HCM ra "tối hậu thư" rút ngắn thời gian thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ xuống còn 22 tháng. Chiều 4/2, xuống nơi thi công dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, Bí thư Thành...