Công trình 756 tỷ đồng chưa hoàn thiện đã sạt lở nghiêm trọng
Dự án kênh tưới tiêu Châu Bình đã hoàn thành trên 98% hạng mục công trình. Tuy nhiên hiện nay bờ kênh đã bị sạt lở với chiều dài gần như toàn tuyến, đất mái kênh bị sạt lở nghiêm trọng.
Công trình kênh tiêu nước Châu Bình thuộc dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An), có chiều dài gần 10 km, đi qua 2 xã Châu Bình (Quỳ Châu) và Yên Hợp (Quỳ Hợp).
Dự án Công trình kênh tiêu nước Châu Bình được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3879/QĐ-UBND-NN ngày 9/10/2012 với mức vốn đầu tư 756 tỉ đồng.
Dự án hoàn thành sẽ đảm bảo tiêu thoát lũ vùng trung tâm thị tứ xã Châu Bình, cấp nước và tạo nguồn cấp nước cho 180ha nông nghiệp và nước sinh hoạt, chăn nuôi; Cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực, kết hợp phát triển du lịch, dân sinh, phòng chống lũ hạ du… cho tỉnh Nghệ An.
Theo Báo cáo số 37 BC- BQLDABM ngày 13/2/2017 của Ban quản lý dự án Bản Mồng, dự án kênh tưới tiêu Châu Bình đã hoàn thành trên 98% hạng mục công trình. Tuy nhiên, hiện nay bờ kênh đã bị sạt lở với chiều dài gần như toàn tuyến, đất mái kênh bị sạt lở nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ngay gần chân cầu bắc qua kênh xảy ra hiện tượng sạt lở với diện rộng có nguy cơ ảnh hưởng đến mố cầu, khối lượng bê tông rãnh dọc, ngang gia cố mái, cống tiêu nước, gia cố cầu bị hư hỏng nặng.
Hầu hết các điểm trọng yếu của kênh tiêu thủy lợi thuộc hồ chứa Bản Mồng bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh Việt Hương
Thị sát tại công trình, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường, kịp thời chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở mái trên kênh tiêu Châu Bình. Báo cáo từ nhà thầu cho biết, nguyên nhân sạt lở là do mực nước ngầm gây ra.
Giải trình về tình trạng sạt lở trong chuyến thị sát của Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hoàng Nghia Hiếu, Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho rằng: “Hiện tượng sạt lở mái tại một số vị trí kênh tiêu với mức độ khá lớn. Hiện nay, chúng tôi đang yêu cầu nhà thầu tư vấn triển khai lập phương án thiết kế dự toán khắc phục thiệt hại để gửi cơ quan bảo hiểm thẩm định thống nhất việc khắc phục thiệt hại và sửa chữa những vị trí sạt lở trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng trong năm 2017 đảm bảo chất lượng. Riêng các hạng mục nhà thầu thi công xong mà chưa nghiệm thu, để xảy ra sự cố sạt lở thì nhà thầu phải tự bỏ kinh phí làm lại”.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được nhà nước đầu tư với tổng mức vốn hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ và khởi công xây dựng từ năm 2010.
(Theo Tiền Phong)
'Đắp chiếu' công trình nước sạch 18 tỉ đồng
Công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư 18 tỉ đồng ở xã Gia Phố (H.Hương Khê, Hà Tĩnh) bị &'đắp chiếu' trong khi người dân địa phương đang &'khát' nước sạch.
Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Gia Phố đang bị "đắp chiếu" ẢNH PHẠM ĐỨC
Cuối năm 2011, xã Gia Phố được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt công suất 1.500 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư 18 tỉ đồng, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Tháng 3.2014, công trình hoàn thành nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã Gia Phố đưa vào sử dụng. UBND xã Gia Phố thành lập Hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường để quản lý, vận hành.
Trong quá trình vận hành, công trình phải tạm dừng 2 lần do trạm bơm đầu mối hư hỏng và trạm bơm nước thô mất điện khiến máy bơm nước bị hỏng. Đầu năm 2015, UBND xã Gia Phố gửi công văn đề nghị chủ đầu tư khắc phục sự cố và bàn giao lại công trình. Trong thời gian này, do quản lý lỏng lẻo nên kẻ gian đã lấy cắp 2 máy bơm phèn, 1 máy bơm Javen của công trình. Từ tháng 10 đến tháng 11.2016, tại địa phương liên tiếp xảy ra 5 đợt lũ khiến hạng mục máy bơm đầu mối bị đất cát bồi lấp, đường ống dẫn nước hư hỏng nặng nên công trình phải "đắp chiếu" từ đó đến nay.
Theo ghi nhận của PV, tại công trình cấp nước sinh hoạt của xã Gia Phố cỏ mọc um tùm, rãnh thoát nước và nền bê tông hỏng hóc, ống dẫn nước bằng sắt hoen gỉ, bờ bao hư hỏng nặng... Đặc biệt, các bể lọc đang trong tình trạng "khát" nước, bể chứa nước cạn tới đáy, xuống cấp nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Khoa (63 tuổi, ngụ tại xóm 3, xã Gia Phố) cho biết: "Bao năm chúng tôi phải sử dụng nước giếng khoan nhưng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm giếng bị cạn nước. Ngày công trình được xây dựng, chúng tôi vui mừng nghĩ rằng sẽ không còn phải lo thiếu nước nữa. Giờ công trình ngưng hoạt động, vừa gây lãng phí, mùa hè đang đến gần, bà con lại sắp phải đi xin nước về dùng".
Ông Lê Đình Nam, Chủ nhiệm Hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường xã Gia Phố cho biết, hợp tác xã đã làm mọi cách để "cứu" công trình nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành trở lại. "Công trình muốn vận hành trở lại thì phải tốn khoảng hơn 1,4 tỉ đồng sửa chữa", ông Nam nói.
Theo ông Hồ Đình Hoài, Phó giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, trung tâm đã gửi văn bản tới UBND tỉnh xin cấp 1,4 tỉ đồng để sửa chữa, sớm đưa công trình cấp nước sinh hoạt của xã Gia Phố hoạt động trở lại.
(Theo Thanh Niên)
Công trình trăm tỷ mới dùng đã xuống cấp Đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng công trình Khu hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng với tổng mức đầu tư hơn 126 tỷ đồng đã xuống cấp, bộc lộ nhiều bất cập. Thường trực Hội đồng nhân dân TP đã có văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng làm rõ trách nhiệm của tư vấn thiết kế, đơn vị thi...