Công tố Nga điều tra nền độc lập của 3 nước Baltic
Viện Tổng công tố Nga thông báo sẽ “xem xét tính hợp pháp” đối với việc công nhận nền độc lập cho 3 nước vùng Baltic cách đây gần 25 năm, theo Interfax ngày 1.7. Estonia, Latvia, Lithuania tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào các năm 1990 và 1991.
Một bức tượng Hồng vệ binh thời Thế chiến thứ 2 tại thủ đô Tallinn, Estonia. Năm 2007, bức tượng này được dời từ trung tâm thành phố về một nghĩa trang quân đội – Ảnh: Reuters
Quyết định nói trên được đưa ra sau đề xuất từ 2 nghị sĩ Yevgeny Fyodorov và Anton Romanov thuộc đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất. Hai người này cho rằng quyết định của Hội đồng Nhà nước Liên Xô trao quyền độc lập cho các nước Baltic năm 1991 là bất hợp pháp.
Hôm qua, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius chỉ trích Viện Tổng công tố Nga “có hành động khiêu khích” và tuyên bố: “Tôi hy vọng hành động vô nghĩa này sẽ bị dừng lại”. Estonia và Latvia chưa có phản ứng.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông “chưa nghe nói về đề xuất trên”, đồng thời khẳng định Moscow có các mối quan hệ ngoại giao và thỏa thuận cấp nhà nước với những nước Baltic. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng trả lời các phóng viên rằng: “Tôi cũng đang khó hiểu với chuyện này”.
Video đang HOT
Danh Toại
Theo Thanhnien
Quan chức Nga: 3 nước Baltic tự biến mình thành mục tiêu tấn công
Nga cảnh báo 3 nước Lithuania, Latvia và Estonia sẽ tự biến mình thành mục tiêu tấn công của Nga nếu các nước này cho phép NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên nước mình.
Một phần hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ - Ảnh: Reuters
Phó Thư ký Hội đồng an ninh Nga, ông Yevgeny Lukyanov đưa ra lời cảnh báo thông qua hãng tin Itar TASS: "Các nước Baltic tốt nhất là nên cân nhắc một chuyện: việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào sức mạnh hạt nhân chiến lược của chúng tôi và vấn đề nằm ở chỗ đó: họ sẽ trở thành mục tiêu của chúng tôi".
Ông Lukyanov nói tiếp: "Nếu họ thích vì hệ thống vũ khí của Mỹ mà trở thành mục tiêu (của Nga), đó là lựa chọn của họ. Logic trong xung đột là chẳng có kẻ nào thắng nhưng sẽ có kẻ bị kẹt ở giữa".
Trong nhiều năm qua, NATO vẫn đang cố gắng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ tại Ba Lan và Romania.
Hồi tháng 4 vừa qua, tướng Valery Gerasimov của Nga đã cảnh báo 2 nước này sẽ trở thành "mục tiêu phản ứng ưu tiên" của Nga chính vì hệ thống kể trên. Còn tuyên bố của ông Phó Thư ký Hội đồng an ninh Nga được đưa ra ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tái bố trí khoảng 250 loại vũ khí, khí tài hạng nặng ở 6 quốc gia Đông Âu. Trong số này có 90 chiếc tăng Abrams - loại xe tăng chiến đấu thuộc loại hàng đầu thế giới, và 140 xe bọc thép Bradley.
Nga khoe tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars/SS-27 Mod 2 trên Quảng Trường Đỏ - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố số vũ khí này sẽ hỗ trợ cho các nước Đông Âu thuộc NATO trong bối cảnh Nga tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực.
Estonia, Lithuania, Latvia, Bulgaria, Romania và Ba Lan đã đồng ý tiếp nhận số vũ khí này, vốn sẽ được lưu chuyển trong khu vực khi cần tập trận.
Lukyanov bảo ông không bình luận về động thái của Lầu Năm Góc.
Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg hôm 24.6 tuyên bố NATO sẽ không bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang với Nga, nhưng sẽ chống lại "hành động gây hấn" của Nga tại Ukraine.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Vì sao Mỹ điều hàng trăm xe tăng, pháo tự hành đến biên giới Nga? Mỹ sẽ gửi hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh Bradley và pháo tự hành đến các quốc gia đồng minh ở Baltic và Đông Âu nhằm đáp trả hành động của Nga ở Ukraine. CNN dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 23/6 cho biết, các trang thiết bị quân sự sẽ được điều đến Estonia, Lithuania,...