Công thức tinh chế cao lá đầu tiên ở làng nghề thuốc nam giúp cả vạn người khỏi bệnh xương khớp
Vốn là con nhà “nòi” nên từ năm 10 tuổi, lương y Triệu Thị Thanh (Bản Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã có thể tự tay bốc thuốc cho người bệnh. Đến nay khi đã tuổi cao, bà không thể nhớ nổi mình đã chữa khỏi bệnh xương khớp cho bao nhiêu người.
Chỉ biết rằng mỗi dịp tết đến xuân về, rất nhiều bệnh nhân ở trong và ngoài tỉnh đã tìm đến để cảm ơn, tri ân người thầy thuốc tài giỏi nhất làng nghề thuốc Nam người Dao này…
Những bệnh nhân khỏi bệnh tri ân “đệ nhất lão y”
Trong nhiều năm chữa bệnh cứu người có rất nhiều nguời đã được lương y Triệu Thị Thành chữa khỏi. Tôi đã gặp vợ chồng bà Nguyễn Thị Hằng (63 tuổi, trú tại phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội), là trường hợp được lương y Thanh chữa trị khỏi.
Bà Hằng cho biết, năm 2013 hai vợ chồng bà đều mắc chứng đau vai gáy, ông bà đi khám và kết quả là bị thoái hóa đốt sống cổ lên dẫn đến tình trạng vậy. Chồng bà Hằng thì đau ít hơn, nhưng bà Hằng bị đau cấp dẫn đến tình trạng lưng và cột sống cử động khó khăn, gáy cứng, chân tay tê dại. Mỗi khi bị cơn đau dày vò bà thường xuyên dùng Acetaminiphen để giảm những cơn đau. Thế nhưng dùng được một thời gian thì bà bị xuất huyết dạ dày, gan cũng bị ảnh hưởng. Sau đó, bà quyết định chuyển sang châm cứu nhưng bệnh tình cũng không tiến triển, những cơn đau tiếp tục kéo dài và dày vò bà khiến cuộc sống của bà gặp nhiều khó khăn.
Bà Hằng được một người quen giới thiệu tới lương y Thanh để chữa trị. Mới đầu bà cũng chưa tin lắm, vì khi dùng thuốc được 1 tuần bà cảm thấy đau hơn, chồng bà thì thấy dễ chịu ngay vì không bị công thuốc. Thế nên bà kiên trì uống, sau 3 tuần thì cảm thấy dễ chịu hẳn. Trong vòng hơn 1 tháng thì chồng bà Hằng thấy không còn thấy đau nữa nên bỏ thuốc, còn bà dùng đến tháng thứ 3 thì khỏi hẳn. Từ đó đến nay vợ chồng bà không hề bị tái phát lại.
Anh Nguyễn Minh Hân (49 tuổi, trú tại Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) cũng là một trường hợp bị thoái hóa xương khớp cổ rất nặng. Anh Hân còn không xoay được cả người, để cử động phải toàn bộ phần cơ thể trên mới có thể di chuyển được. Anh Hân, phải dùng thuốc tới tháng thứ 4 mới khỏi bệnh.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp bị bệnh nặng như Đại tá Trần Hữu Công (61 tuổi, đã về hưu, công tác tại Quân Đoàn 2, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đau vai gáy và gai cột sống, từng chữa trị tại Bệnh viện Quân Y nhưng lại tái phát. Cũng nhờ bài thuốc này mà đã khỏi bệnh.
Cao lá cây chữa xương khớp hiệu quả
Theo lương y Triệu Thị Thanh, thì đau nhức vai gáy có nhiều nguyên nhân như: Xuất phát từ lao động cồng việc, cơ địa của từng người. Nhưng phổ biến nhất, vẫn là tình trạng đau mỏi vai gáy do thoái hóa xương khớp. Bệnh đau mỏi vai gáy, nếu để càng lâu thì bệnh càng nặng, khó điều trị và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần lưu ý phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị dứt điểm bằng phương pháp phù hợp.
Công thức tinh chế cao lá đập tan bệnh xương khớp
Cũng theo lương y Triệu Thị Thanh, thì trong các công đoạn làm thuốc thì việc hái thuốc vất vả nhất chiếm phần lớn thời gian công sức làm thuốc. Nhiều khi đi rừng tới vài ngày, có những khi hàng tuần để tìm những dược liệu trong bài thuốc. Lương y Thanh tiết lộ là không phải ai cũng biết đầy đủ các cây thuốc như nhau, chỉ có những người có kinh nghiệm đi rừng mới biết đủ mặt thuốc. Nghề thuốc gia truyền của người Dao luôn có bí quyết riêng trong từng nhà một và từng vùng một. Cũng theo lời lương y Triệu Thị Thanh thì bài thuốc này khá cầu kỳ, phải dùng hàng chục vị khác nhau, chủ yếu lấy từ trên rừng về. Sau đó đem phơi khô và cất cẩn thận tránh ẩm mốc. Một số vị được đem nấu thành cao trong vòng một tháng trời để lấy được tinh chất của nó. Đa số những vị thuốc đều được lấy từ những loại cây cổ thụgọi theo tiếng người Dao như cây Dào ghím, Dào pèng… Những loại cây này đều là dạng thân gỗ, cây cao lớn. Hoặc như loại Lòm tỏi, một vị thuốc chống viêm cực kỳ hiệu quả. Loại này dạng thân nhỏ, có lá đôi. Để lấy được những vị này phải leo trèo rất vất vả mới lấy được.
Video đang HOT
Lương y Triệu Thị Thanh – Người giữ lửa cho làng nghề thuốc Nam Ba Vì
Bài thuốc trên chuyên đặc trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, vôi hóa, gai đôi, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị gout tìm đến và cũng đã được lương y Sơn điều trị thành công. Chữa trị theo phương pháp của bà chẳng mấy kỳ công giống như một số loại thuốc Nam khác, tuy tác dụng không nhanh chóng như Tây y nhưng khi đã khỏi thì rất ít tái phát trở lại. Đặc biệt, lại không hề có tác dụng phụ vì thảo dược được hái từ tự nhiên. Người bệnh nhẹ thì uống thuốc trong vòng 2 đến 3 tháng là khỏi. Người nặng thì phải điều trị tới vài tháng, cũng có trường hợp phải dùng thêm hình thức đắp, chườm thuốc thì mới khỏi dứt điểm được.
“Trước kia công việc hái thuốc đơn giản lắm, vì những vị thuốc này trên rừng còn nhiều vô kể. Để lấy đủ vị thuốc trong bài thì chỉ cần đi vài cánh rừng, vài dãy núi gần nhà là cũng có thể kiếm đủ vị thuốc. Nhưng bây giờ người ta phá hết rừng, làm nương mía, nương ngô nên một số cây hiếm đi dần. Có khi đi cả mấy ngày mới được đủ gùi thuốc cần dùng. Tôi cũng phải tự mình đi lấy thảo dược, có nhiều vị chỉ mình tôi biết cách lấy và lấy ở chỗ nào. Người Dao có một quan niệm tâm linh khi lấy thuốc là có những vị thuốc phải được lấy theo ngày, theo giờ”. Lương y Thanh chia sẻ.
Ngày xưa các vị thuốc chủ yếu dùng là thuốc tươi, còn thuốc khô là để người Dao mang đi các nơi chữa trị và bán cho người bệnh. Nhưng mấy thập kỷ gần đây, người Dao đã bào chế thêm ra cao thảo dược để kết hợp uống kèm các loại vị thuốc được đã được cắt, phơi, rồi cắt thành thang dùng để sắc uống để hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến xương khớp. Cao thảo dược được đưa vào chưng cất theo cách thủ công để lấy tinh chất. Những vị thuốc này được cho vào loại chảo gang rất dày để đun lên để lấy nước tinh túy từ cây, sau hàng tuần thì tiếp tục vớt bã ra để nấu thành cao. Công việc này rất công phu, phải mất ròng rã hàng tháng trời mới thành cao được.
Theo lương y Thanh thì từ nhiều năm nay, nghề thuốc của người Dao chỉ được biết đến ít vì người Dao chỉ có thể chữa cho những người biết tới. Bây giờ, nghề thuốc phát triển được là do giao thông đi lại thuận tiện và nhiều người biết tới hơn nên nghề thuốc cũng được chú trọng hơn. Và cô cùng những thày lang đang mang đến sức sống mới cho những vùng cao nơi đây.
Tuy nhiên, để bảo tồn những cây thuốc luôn là niềm trăn trở, đau đáu của không ít những lương y. Bên cạnh đó, lương y Thanh bảo tồn được những cây thuốc quý đang hiếm dần theo cách riêng của mình, để đóng góp vào y lý của người Dao ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhận xét về bài thuốc xương khớp nổi tiếng của lương y Triệu Thị Thanh, ông Lý Văn Vượng – Phó chủ tịch xã Ba Vì cho biết: “Bà Thanh chữa bệnh theo bài thuốc gia truyền từ đời xưa, là người có nhiều kinh nghiệm trong chữa trị bệnh. Trong các bài thuốc của bà có bài thuốc chữa xương khớp đã cứu nhiều người khỏi bệnh, rất nhiều người ở xa cũng tới đây chữa trị. Bà Thanh cũng được biết đến là hội viên nhiệt tình, tiêu biểu và rất tích cực của Hội đông y xã nhà”.
Thời gian qua, có nhiều độc giả quan tâm tới chữa các bệnh về xương khớp mãn tính của lương y Triệu Thị Thanh , để tiện cho độc giả liên hệ tư vấn, lấy thuốc, chúng tôi xin cung cấp điện thoại của lương y Thanh: 0984 882 130
Còn tiếp…
Phát Thiên
Theo doisongphapluat
Người mắc bệnh xương khớp cần bổ sung những loại thực phẩm này
Quan tâm đến một số thực phẩm tốt cho bệnh khớp sau đây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích lưu thông máu, chống viêm tốt cho những người mắc bệnh xương khớp.
Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - Ảnh: Internet
Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa
Sữa chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương - do vậy việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.
Giá đỗ
Trong giá đỗ có chứa Phyto-oestrogen (Hormone Oestrogen thực vật), đặc biệt là Isoflavon giúp người bệnh giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh - giai đoạn xương mỏng đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương ngày càng tăng cao.
Các loại thịt cá và nước hầm xương ống
Các món hầm từ sụn bò, xương ống chứa nhiều glucosamin và chondroitin - hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong các loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn canxi - thành phần cấu tạo xương giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, gạo lứt, lúa mì, bắp rang,... và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa.
Các loại nấm
Nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Chế biến các món ăn từ nấm kết hợp cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt trong các bữa ăn sẽ giúp bổ sung các vitamin A, E, C, K... giúp cơ xương dẻo dai.
Trà xanh
Trà xanh luôn được biết đến như một thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương vì trong thành phần có chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid. Tuy nhiên không nên uống quá ba cốc nước trà xanh mỗi ngày vì có thể gây ra tình trạng đau đầu, thở gấp, rối loạn tầm nhìn hoặc triệu chứng khó tiêu hóa ở một số người.
Trái cây các loại
Chanh, táo, đu đủ,... là những thực phẩm tốt cho khớp gối mà người bị đau khớp gối có thể sử dụng. Những loại trái cây này không những cung cấp nhiều vitamin C giúp kháng viêm, đặc biệt là quả bơ kết hợp với đậu nành còn giúp kích thích tế bào sụn sản sinh collagen, đem đến sự bảo vệ tuyệt vời cho gân, xương và sụn.
Cá biển
Các loại cá như như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá mòi... là những thực phẩm tốt cho khớp vì chúng rất giàu omega-3 có khả năng chống viêm đồng thời giúp duy trì sự dẻo dai, linh động và khỏe mạnh cho khớp, đặc biệt tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Các chuyên gia khuyên nên ăn cá ít nhất hai lần/tuần.
Đậu nành
Nếu bạn đang thực sự muốn biết ăn gì tốt cho khớp nhưng lại chán ăn cá, thì có thể chọn đậu nành thay thế vừa có được những lợi ích chống viêm của axit béo omega-3 vừa giàu đạm và chất xơ, tốt cho sức khỏe và tác động tích cực đến xương khớp.
H.Anh (t/h)
Theo motthegioi.vn
Nhảy 6 phút một tuần có thể giúp xương chắc khỏe hơn Các chuyên gia kêu gọi phụ nữ trung niên nên thực hiện bài tập nhảy bật lên khỏi mặt đất 30 cái mỗi lần trong vòng 2 phút, 3 lần một tuần, để ngăn ngừa bệnh loãng xương, theo Mail Online. Ảnh: Reuters Các nhà khoa học phát hiện ra việc nhảy lên khỏi mặt đất có thể tạo đủ lực và sức...