Công thức nấu món tim lợn hầm ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe
Tim lợn và ngải cứu là một sự kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng bổ dưỡng với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh, rất tốt cho sức khoẻ của mọi người. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách hầm tim lợn với ngải cứu thơm ngon và bổ dưỡng.
Ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt, là một loại thuốc quý trong đông y, nhưng thay vì uống thuốc đắng thì dùng ngải cứu để nấu ăn cũng rất bổ dưỡng và dễ ăn. Tim lợn có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ chế biến các món ăn khác nhau. Cách hầm tim lợn với ngải cứu khá đơn giản và rất tốt cho sức khoẻ. Hãy bồi bổ cho các thành viên trong gia đình bằng cách hầm tim lợn với ngải cứu đãi cả nhà nào
Tim lợn hầm ngãi cứu là món ăn tốt như thế nào ?
Theo Đông y, tim lợn có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Tim lợn được nấu trong những món ăn có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh.
Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, mùi thơm. Có rất nhiều công dụng của ngải cứu như cầm máu, điều hoà khí huyết, giảm đau, trị cảm, sát trùng, kháng khuẩn, nôn mửa,…Dùng ngải cứu chế biến những món ăn đều rất bổ dưỡng cho sức khoẻ lại mang mùi vị rất riêng của ngải cứu, giúp món ăn thêm lạ miệng.
Tim lợn hầm ngải cứu rất tốt cho người bệnh mới khỏi cần bồi bổ, phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi. Hay đơn giản là người bình thường muốn bồi bổ cơ thể với một món ăn thơm ngon, tốt cho sức khoẻ.
Trong Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, những món ăn được nấu từ lợn rất có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh. Còn ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian để cầm máu, giảm đau nhức, sát trùng, kháng khuẩn, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lị… nên món ăn tim lợn hầm ngải cứu đặc biệt bổ dưỡng mà lại cho mùi vị rất riêng, rất lạ, thơm mùi lá ngải cứu, ngọt của nước hầm tim.
Nguyên liệu
Tim lợn 1 quả
Ngải cứu khoảng 1 nắm
Gừng thái lát 2 thìa nhỏ
Hành tỏi băm 2 thìa nhỏ
Cách hầm tim lợn với ngải cứu
Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, chia làm 2 phần, 1 phần cho vào trong tim heo, 1 phần để ở ngoài.
Bước 2: Tim lợn rửa sạch, cắt khứa dày khoảng 0,6 cm, rửa sạch lại lần nữa. Ướp tim lợn với phân nửa hành tỏi băm, ngải cứu băm đã được chuẩn bị sẵn. Cho thêm hạt nêm vào và ướp khoảng 15 phút cho gia vị thấm đều.
Sơ chế tim lợn
Video đang HOT
Bước 3: Chuẩn bị 1 nồi nước với khoảng 2 bát nhỏ nước, cho tim heo đã ướp vào và để phân nửa ngải cứu đã chừa vào xung quanh. Tất cả cho vào hầm với lửa vừa phải khoảng 1 tiếng cho đến khi chín mềm là được.
Bước 4: Múc ra bát và thưởng thức khi còn nóng. Món ăn càng thêm bổ dưỡng khi bạn cho thêm hạt sen và nấm vào nấu chung.
Lưu ý:
Để nấu được một nồi tim lợn hầm lá ngải cứu thì bạn chỉ cần chuẩn bị một quả tim lợn và lá ngải cứu thôi, còn các gia vị nêm nếm đã có sẵn trong gian bếp nhà bạn rồi.
Ngải cứu bạn có thể mua, hoặc trong vườn nhà có trồng thì càng tốt, rửa sạch và chia ra làm 2, một phần để nấu ở ngoài còn một phần sẽ được ướp vào trong tim lợn.
Còn tim lợn sẽ được rửa sạch, khứa xung quanh những lát dày chừng 5 – 6mm. Đem tim đi ướp với hành tỏi băm, một phần ngải cứu được băm nhỏ ra và chút hạt nêm, để ướp cho thấm gia vị trong khoảng 15 phút.
Tim lợn đã được ướp gia vị cho vào nồi cùng phần ngải cứu còn lại để xung quanh, đổ vào 3 bát ăn cơm nước để hầm. Hầm nhỏ lửa trong 1 giờ, khi tim đã chín mềm rồi thì tắt bếp và cho ra bát.
Làm món ăn này để bổi bổ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình trong trường hợp bị bệnh, suy nhược cơ thể, hay được dùng như một món ăn bình thường để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh của cả nhà.
Các cách nấu món này kiểu khác
Nấu cháo tim lợn nóng hổi ấm bụng
Khi bị ốm hoặc mới ốm dậy, để bồi bổ sức khỏe thì người ta thương nấu cháo tim lợn cho người bệnh, món này vừa dễ ăn lại nhiều dinh dưỡng, giúp đẩy lùi bệnh tật.
Chút cháo được nấu rền sệt, miếng tim được thái mỏng ăn giòn và ngọt. Những ngày lạnh lành, thèm bát cháo nóng để húp thì cháo tim lợncũng là một gợi ý hay.
Nguyên liệu cho món ăn cần xương sườn hoặc xương đuôi lợn, tim lợn, gạo nếp gạo tẻ, hành tây, cà rốt, nấm tươi, nhánh gừng, vài tép tỏi khô, hành lá, rau mùi và gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, tương ớt, ớt trái tươi và hành phi.
Bật mí bí quyết nấu cháo tim lợn nóng hổi ấm bụng
Hành tây chuẩn bị 3 quả, 2 quả bổ ra làm đôi để cho vào nồi nấu cháo, phần còn lại thì thái hạt lựu. Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch và cũng thái hạt lựu. Nấm hương rửa sạch, thái thánh những miếng vừa ăn, có thể thái miếng to một chút, ăn sẽ giòn hơn. Gừng tươi một phần thái lát, một phần đập dập, băm nhuyễn. Hành lá và rau mùi nhặt bỏ những cây vàng úa và bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ ra.
Xương lợn mua về được rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, sau đó luộc sơ qua với chút muối, trút bỏ phần nước luộc đầu này đi rồi sau đó mới lọc xương, đổ nước lại để hầm chín, cho vào nồi nước hầm xương 2 quả hành tây bổ đôi, vài lát gừng tươi và chút muối.
Tim lợn mua về rửa sạch máu đọng và sạch mùi hôi. Thái lát tim miếng mỏng. Ướp tim với chút muối, hạt nêm, tiêu, gừng băm và hành khô băm nhuyễn trong 30 phút, cho đến khi gia vị ngấm đều vào miếng tim.
Ướp tim lợn
Gạo nếp với gạo tẻ trộn vào nhau, vo qua cho sạch cám gạo. Cho gạo vào tô, ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Khi nồi nước hầm xương sôi, vớt hết bọt nổi lên trên rồi đổ gạo vào ninh nhừ.
Trong khi hầm cháo thì nhớ dùng thìa để đảo đều gạo và xương, tránh tình trạng gạo dính dưới đáy nồi sẽ bị cháy. Ninh cho đến khi thịt trên xương đã mềm nhừ và gạo cũng đã nở bung, rền sánh. Sau đó vớt xác hành tây và gừng bỏ đi. Tiếp đến cho phần hành tây và cà rốt thái hạt lựu vào nồi cháo, đun sôi lên, sau đó giảm nhỏ lửa lại.
Khoảng 5 phút sau thì cho nấm vào nồi cháo, vặn lửa lớn trở lại, khi nấm đã chín rồi thì bạn tiến hành trút tim lợn đã được ướp gia vị từ trước vào nồi cháo, đảo đều lên. Đậy vung lại chờ cho đến khi cháo sôi trở lại, nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa ăn, thêm hành mùi vào cháo nữa là được.
Vậy là nồi cháo tim lợn của chúng ta đã được hoàn thiện rồi. Mùi thơm của tim lợn, của rau củ, hành mùi và thêm chút tiêu được rắc lên trên, hấp dẫn và cuốn hút vô cùng. Ăn một bát cháo ấm bụng vô cùng, lại là trong những ngày trời bắt đầu vào đông như thế này thì còn gì thích hơn.
Như vậy, để có được món bổ dưỡng này cũng không quá phức tạp phải không nào?. Cách hầm tim lợn với ngải cứu không những giúp bạn đổi khẩu vị còn bồi bổ cơ thể, phòng trị một số bệnh. Đây là một món ăn vô cùng hấp dẫn bởi mùi vị rất riêng, mùi thơm của ngải cứu, ngọt của nước hầm tim lợn, giúp bạn tăng cường sinh lực, tràn đầy năng lượng và khoẻ mạnh. Với cách hầm tim lợn với ngải cứu qua bài viết trên đã giúp bạn thấy giá trị dinh dưỡng của món ăn và cách làm, hãy bắt tay vào thực hiện món ăn bổ dưỡng này cho cả gia đình nhé! Chúc bạn thành công và ngon miệng với monngondongian.com mỗi ngày!
Cách làm gà hầm tam thất ngải cứu để bồi bổ sức khỏe cho cả nhà
Bạn đang tìm một món ăn để tẩm bổ. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu cách làm gà hầm tam thất ngải cứu để bồi bổ sức khỏe cho cả nhà bạn nhé.
Gà là một món ăn vô cùng quen thuộc với mọi gia đình vì có thể dùng để chế biến theo nhiều cách khác nhau. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm gà hầm tam thất ngải cứu để bồi bổ sức khỏe trong bài viết bên dưới nhé.
1Nguyên liệu làm gà hầm tam thất ngải cứu
1 con gà ác hoặc gà ta
10g kỷ tử
50g táo đỏ
50g ngải cứu
12g tam thất bắc
1 củ gừng
Gia vị: đường, muối, nước mắm
Mẹo hay
- Cách để có thể chọn mua thịt gà tươi ngon đó là hãy chú ý đến phần da. Thịt gà ngon sẽ có phần da màu vàng óng, lớp da mỏng và có độ đàn hồi. Bên cạnh đó, phần thịt bên trong phải có màu hồng tự nhiên và không có vết máu tụ.
- Cách chọn mua lá ngải cứu tươi ngon: Hãy chọn những lá còn non, không bị héo, có màu xanh không quá đậm cũng không quá nhạt.
2 Cách làm gà hầm tam thất ngải cứu
Bước 1 Sơ chế và luộc gà
Gà mua về bạn làm sạch sau đó dùng 1 thìa canh muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại 1 - 2 lần với nước sạch rồi chặt gà thành từng khúc vừa ăn.
Tiếp theo, bạn cho gà vào nồi để trần sơ, đổ vào khoảng 1 lít nước lọc sao cho nước sấp mặt thịt. Đợi khoảng 3 phút cho nước sôi thì bạn vớt thịt ra và cho vào tô.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác
Tam thất bắc bạn thái lát mỏng. Gừng bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát. Ngâm táo đỏ, kỷ tử trong nước sạch khoảng 15 phút rồi rửa lại một lần nữa và để ráo.
Lá ngải cứu nhặt lấy phần ngọn và lá non, sau đó bạn cho vào trong nước và thêm 1 thìa canh muối và ngâm trong vòng 15 phút rồi rửa sạch, vớt ra để cho ráo.
Bước 3 Hầm gà
Cuối cùng, bạn cho gà đã luộc sơ cùng ngải cứu đã rửa sạch, tam thất bắc và gừng cắt lát, kỷ tử và táo đỏ đã ngâm vào nồi rồi thêm vào 1 lít nước và nấu ở lửa vừa trong khoảng 1 tiếng. Sau 1 tiếng, bạn nêm vào 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm. Đến khi gà đã nhừ và nước chuyển sang màu nâu sẫm thì bạn có thể tắt bếp và dùng rồi.
3 Thành phẩm
Vậy là bạn đã hoàn thành được món gà hầm tam thất ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng rồi. Thịt gà mềm, mọng nước kết hợp với phần nước dùng ngọt thanh, thơm phức chắc chắn là một món ăn không thể bỏ qua.
Vậy là Bách hóa XANH vừa giới thiệu đến các bạn cách làm gà hầm tam thất ngải cứu để bồi bổ sức khỏe cho cả nhà rồi. Nếu thấy hay thì hãy thực hiện và cho Bách hóa XANH biết cảm nhận của bạn nhé!
Trứng vịt lộn nấu với 2 loại rau này, theo cách làm này cực ngon, cực bổ cho mùa dịch bệnh, lại còn không tanh, hàng quán chào thua Trứng vịt lộn cho vào thứ nước này luộc chẳng ngờ đã không tanh còn thành những món ăn cực ngon, cực bổ giúp tăng cường sức khỏe, đề kháng để bổ dưỡng mùa dịch bệnh. Trứng vịt lộn um ngải cứu cực bổ dưỡng Nguyên liệu Trứng vịt lộn: 4 - 6 quả (chọn trứng lộn khoảng 20 ngày tươi non là...