Công thức làm món gỏi cá kiến vàng độc lạ của người Rơ Măm
Với cách làm khá dị thường nhưng món gỏi kiến vàng của người Rơ Măm (Mo Rai, Sa Thầy, Kon Tum) rất được thực khách ưa chuộng. Vị bùi, ngậy của trứng kiến và vị chua chua của kiến, làm nên món gỏi thơm ngon, níu chân các thực khách ghé thăm.
Người Rơ Măm là một dân tộc ít người ở Việt Nam. Tộc người này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum) với gần 160 hộ (460 nhân khẩu). Là tộc người cổ sống từ lâu trong rừng sâu nên bà con Rơ Măm thường có nhiều món ẩm thực rất kì dị, khác thường, ít ai có thể thưởng thức. Theo đó, món ăn khá đặc biệt của bà con nơi đây chính là món cá gỏi kiến vàng.
Người dân đi tìm những ổ kiến vàng để lấy trứng và kiến.
Người Rơ Măm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,…nhưng ấn tượng nhất là món cá gỏi kiến vàng. Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Măm. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhẹ.
Video đang HOT
Món gỏi cá kiến vàng.
Theo người dân của làng Le, cách làm cá gỏi kiến vàng khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, lọc thịt rồi băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để hạn chế mùi tanh. Sau đó, lấy kiến vàng và trứng giã sơ qua, phơi ngoài nắng một lúc cho se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), bột này có tác dụng làm dậy lên mùi thơm. Khoảng 30 phút sau, bóp đều kiến vàng và cá, rồi dùng ít rau rừng để cuốn. Bà con gọi đây là món Plat (gỏi kiến vàng), nếu trộn thêm thính gạo vào gỏi thì gọi là món Trót IagLia. Khi ăn, lấy lá sung cuốn lại vừa miệng và thưởng thức. Vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên món ăn đặc trưng.
Món gỏi kiến vàng độc lạ của người Rơ Măm
Để làm đúng hương vị của người Rơ Măm thì phải chọn cá suối để thịt tươi ngon. Như vậy, khi bóp gỏi với kiến vàng sẽ mang lại vị ngọt, dai và thơm tự nhiên mà không có vị tanh.
Gỏi kiến vàng có hương vị rất lạ miệng. Lúc thưởng thức sẽ thấy vừa có vị ngọt và thơm của cá suối hòa với vị chua chua của kiến. Để ngon miệng hơn, bà con Rơ Măm thường dùng những lá rừng như: Lá sung, lá lộc vừng, lá xoài non… ăn kèm, giúp món ăn đỡ ngán, hấp dẫn hơn. Món ăn này thường được bà con làm trong các dịp lễ Tết hoặc tiếp khách quý đến thăm.
Đến Kon Tum thưởng thức xôi măng cá
Nếu Tây Bắc nổi tiếng với món xôi nhiều màu sắc làm từ các loại lá tự nhiên thì ở Kon Tum có món xôi măng cá độc đáo. Đúng như tên gọi của nó, món ăn chỉ bao gồm xôi nếp dẻo, măng và cá nục kho.
Đến TP Kon Tum, tìm xôi măng cá để ăn sáng sẽ được người dân hướng dẫn đến số 59 Lê Lợi. Quán ăn rất đơn sơ, chỉ gồm vài chiếc ghế nhựa nhỏ, một tủ kính đựng các nguyên liệu và nồi xôi, nồi cháo to bên cạnh. Theo người dân địa phương, quán bán từ năm 1978, đến nay đã hơn 40 năm nhưng món ăn vẫn ngon như ngày đầu.
Chị chủ quán cho biết để làm nên món xôi măng cá thơm ngon, ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải hết sức kỹ lưỡng. Xôi được nấu từ loại nếp tròn dẻo, ngâm với nước có pha nghệ qua một đêm rồi mới đem đi nấu để có màu vàng đẹp mắt. Măng kho ăn kèm xôi phải là loại măng le rừng nhỏ chỉ có ở vùng Tây Nguyên. Riêng cá nục, để tươi ngon, quán luôn đặt mua riêng từ một người quen ở Bình Định.
Xôi deo dẻo, những sợi măng dai cùng cá kho đậm vị, tất cả nguyên liệu của núi rừng và biển hòa trộn vào nhau vừa thơm vừa bùi rất tuyệt. Nếu thích ăn cay thì bạn đừng quên xin thêm quả ớt kho cho thêm đậm đà.
Để thưởng thức món này, thực khách phải đến từ rất sớm bởi quán chỉ mở bán từ 5 giờ đến 8 giờ. Vào những ngày khách đông, chỉ tầm 7 giờ 30 phút thì quán đã bán hết hàng. Ngoài xôi măng cá, quán còn bán cháo đậu ăn kèm măng, cá.
Nếu mua mang đi, xôi măng cá sẽ được gói trong lớp lá chuối đã rửa và lau chùi sạch sẽ, vừa bảo vệ môi trường vừa tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, tùy vào sức ăn và nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể mua xôi măng cá hay cháo măng cá với nhiều mức giá khác nhau, chỉ từ 5.000 - 15.000 đồng.
'Lộc trời' 4 năm có một lần, dân Hà thành mong 1 lần hưởng Mọc nhiều ở vùng đồi núi nhưng 4 năm cây mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế hạt đười ươi được coi là "lộc trời". Nắng nóng, nhiều người tìm mua loại hạt này về uống giải nhiệt bất chấp giá khá đắt đỏ. Về nhà sau giờ tan sở, chị Trần Thị Thu Khuyên ở Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa,...