Công thức bí mật gìn giữ mối quan hệ không phải ai cũng biết
Nếu không thể tha thứ, bạn sẽ khó lòng vượt qua những mối bất hòa của mối quan hệ.
Sự tha thứ và tin tưởng
Nếu không thể tha thứ, bạn sẽ khó lòng vượt qua những mối bất hòa của mối quan hệ. Bất đồng luôn xuất hiện giữa mọi người dù tình cảm họ dành cho nhau lớn thế nào và học cách tha thứ chính là giúp thể hiện tình cảm đó. Bên cạnh đó, tình yêu bền vững luôn xuất hiện bóng dáng của sự chân thành. Nếu không có sự tin tưởng, mối quan hệ không thể tồn tại lâu dài bởi chúng sẽ sớm vỡ vụn bởi những nghi ngờ vô cớ nhỏ nhặt.
Bạn có thể hiểu về đối tác của bạn trong thời điểm hiện tại nhưng những gì thuộc về quá khứ thì chưa chắc bởi bạn không trải nghiệm những gì đối phương từng trải qua trước đây. Do đó, mỗi mối quan hệ bền vững đều đòi hỏi mỗi người nỗ lực tìm hiểu về đối phương, cả quá khứ lẫn hiện tại. Chia sẻ những cảm xúc và lắng nghe là cách để cả hai dễ dàng tìm đến sự đồng điệu trong tiếng nói nhất.
Bạn có thể hiểu về đối tác của bạn trong thời điểm hiện tại nhưng những gì thuộc về quá khứ thì chưa chắc (Ảnh minh họa: Internet)
Không một cặp đôi nào sinh ra đã tự thuộc về nhau. Bạn không thể kiểm soát, đòi hỏi nửa kia phải hiểu mình dù có cố ép buộc bằng cách nào. Nếu bạn vội vã ép buộc họ họ sẽ cảm thấy áp lực. Khi gặp áp lực,cảm giác không an toàn sẽ bao trùm trí óc và đương nhiên không thể mở rộng trái tim để cảm nhận tình yêu.
Video đang HOT
Do đó, điều quan trọng nhất bạn cần là cho đối tác đủ không gian riêng tư – một không gian riêng cho những cảm xúc và suy nghĩ cá nhân. Khi thời điểm phù hợp nửa còn lại sẽ dần dần kéo bạn vào lấp những chỗ trống đó. Nên nhớ rằng tình yêu không phải là sự vội vã mà thuận theo sự phát triển dần dần của cảm xúc.
Nụ cười
Hẳn bạn từng nghe nụ cười là bài thuốc hiệu nghiệm. Bất kể hoàn cảnh nào, một nụ cười cũng có thể phá tan bầu không khí im lặng, những khoảng thời gian ‘chiến tranh lạnh’ giúp xua tan đi không gian u ám đang bao trùm giữa hai người. Đừng tiếc những nụ cười bởi không mối quan hệ hẳn sẽ căng thẳng khi vắng bóng tác nhân đặc biệt này.
Không một cặp đôi nào sinh ra đã tự thuộc về nhau (Ảnh minh họa: Internet)
Những cặp đôi cần có các nói chuyện thẳng thắn, cởi mở để thống nhất quan điểm trước khi chúng bị đẩy tới những bất đồng khó giải quyết. Nếu một cặp đôi không thể thống nhất quan điểm từ việc nói chuyện, xung đột ắt hẳn là điều tất yếu. Hãy tự trả lời hai câu hỏi sau để biết được liệu khả năng trò truyện của bạn có vấn đề không:
Bạn có khả năng lắng nghe và cảm nhận niềm vui từ những tiếng cười, những giọt nước mắt của đối phương?
Bạn có sẵn sàng dẹp bỏ những thú vui cá nhân để chia sẻ cảm xúc khi đối tác cần?
Nếu câu trả lời là ‘không’, bạn cần xem xét lại bản thân trước khi mối quan hệ của bạn gặp những trục trặc không thể hàn gắn.
Theo SKĐS
Nỗi lo sợ của người chồng trẻ về cô vợ "siêu đoảng"
Tôi biết rằng ngoài việc đoảng việc nhà ra thì vợ tôi là người ngoan ngoãn, lễ phép nhưng tôi lo lắng vô cùng nếu em không tiến bộ thì sự nhẫn nại của mẹ tôi sẽ không kìm được nữa.
Gia đình tôi thuộc diện gia giáo, truyền thống, tôi lại là con trai, cháu đích tôn duy nhất của gia đình. Từ trước tới giờ, bố mẹ tôi luôn hi vọng tôi sẽ đem về cho bố mẹ một nàng dâu như ý. Người được chọn làm vợ tôi sẽ là người phụ nữ "ba đảm đang" với đầy đủ các tiêu chí: học hành, có công việc đàng hoàng; gia đình gia giáo; đảm đang chu toàn việc gia đình... Ngày tôi dẫn vợ về ra mắt, cả gia đình ra tận cổng đón chào. Ai nấy mặt hớn hở khi thấy nàng dâu tương lai xinh đẹp, ngoan ngoãn lại có học thức. Em là con gái duy nhất của một gia đình giàu có, vừa đi du học về và làm việc cho công ty nước ngoài. Thấy con dâu tương lai là con nhà giàu rồi có nghề nghiệp ổn định lại xinh đẹp, có phần ngoan ngoãn thì bố mẹ, gia đình tôi mừng ra mặt. Đã thế, lần đầu tiên ra mắt gia đình chồng tương lai, vợ tôi còn "thoáng" mua biết bao đồ ăn, hoa quả, quà cáp mang đến. Chỉ chừng ấy thôi, em đã ghi điểm tuyệt đối với gia đình tôi. Mặc cho tôi biết bao lần định nói trước chuyện em vốn chẳng đảm đang việc nhà; bố mẹ tôi gạt hết, cứ nói tôi "được voi đòi tiên". Chỉ cần vợ tôi thoáng với anh em, họ hàng; nghề nghiệp ổn định và ưa nhìn còn bao nhiêu việc chưa ổn, sẽ bổ túc sau. Tôi cùng đành ngậm ngùi, im lặng cho yên chuyện. Nhưng trong lòng lúc nào cũng lo nơm nớp vì em nấu nướng vốn vụng về, công việc bếp núc rất "đoảng".
Lần thứ hai, em đến nhà tôi chơi là dịp đám giỗ ông nội. Lúc đầu, tôi cũng yên tâm vì nghĩ: "Đám giỗ thì có nhiều người nấu nướng nên chẳng đến lượt em vào bếp đâu". Nên tôi yên tâm đưa em về cùng. Ai ngờ bố mẹ tôi năm nay chỉ làm một mâm cơm nhỏ trong gia đình, còn đợi khi cưới tôi sẽ mời đông đủ. Và tôi vô cùng lo lắng khi mẹ yêu cầu em xuống bếp chặt gà. Em luống cuống, tôi hồi hộp nhưng mọi chuyện rồi cũng qua đi khi em nói đủ can đảm để làm chuyện đó. Tôi ngồi nín thở chờ "thành quả" của em. Cả tôi và mẹ ngã ngửa khi thấy đĩa thịt gà bị em băm vằm tơi tả. Mẹ tôi lắc đầu ngán ngẩm, chắc mẹ đã bắt đầu mường tựa về sự vụng về của nàng dâu tương lai. Tôi vội vàng trấn an mẹ: "em vốn chưa quen chuyện bếp núc, từ từ dạy dỗ, hướng dẫn em sẽ quen". Mẹ đồng ý nhưng nét buồn lộ rõ.
Chẳng hiểu do đoảng hay sao mà em cho nhầm hết cả các loại gia vị (ảnh minh họa)
Rồi đám cưới của tôi cũng diễn ra, bên cạnh niềm vui hạnh phúc tôi còn lo sợ vợ tôi sẽ chẳng hoàn thành nổi "nhiệm vụ làm dâu của mình". Bởi nhà tôi có truyền thống cả gia đình ăn sáng cùng nhau, con dâu, phụ nữ trong gia đình phải chu toàn việc nhà, bếp núc, chợ búa ... vậy mà vợ tôi thì...
Mỗi buổi sáng, thay vì con dâu vào bếp nấu nướng cho cả nhà thì mẹ tôi lại tất bật dậy sớm để nấu. Phần vì thương con dâu mới chưa quen việc, sợ tôi bị gia đình chê trách nên mẹ đã phụ giúp em rất nhiều. Nhưng mẹ không thôi chép miệng vì sự đoảng quá mức của em. Mẹ ra lệnh em chỉ việc đứng bên nhìn cho quen việc. Em ngoan ngoãn làm theo. Tôi cũng yên tâm hơn rất nhiều.
Sau đám cưới, gia đình chị gái đầu của tôi qua chơi rồi ở lại ăn cơm. Khi thức ăn được bày ra giữa bàn, đợi vợ tôi bưng nồi cơm lên thì mở nắp ra vẫn thấy gạo, nước nguyên vẹn. Em há hốc miệng quay sang nhìn cả nhà rồi thốt lên: "Ối, con quên mẹ à! Thôi nhà mình gắng đợi thêm lúc nữa nhé!".
Nhìn vợ tôi vội vàng bưng nồi cơm xuống bếp, chị gái tôi lắc đầu ngán ngẩm, bố và anh rể cười còn mẹ tôi ngồi xuống ghế mà thở dài thườn thượt. Chắc mọi người vừa giận, vừa hoảng sự vụng về quá đỗi của em. Còn với tôi, cái câu "Ối, em quên..." vốn đã quá đỗi thân thuộc rồi.
Mẹ tôi là người cẩn thận nên trên mỗi lọ gia vị mẹ đều ghi tên rõ ràng, nhưng chẳng hiểu do đoảng không đọc kỹ hay sao em cho nhầm hết cả. Em chẳng thể phân biệt nổi, có hôm chè thì cho muối mặn chát, canh thì cho đường ngọt lịm khiến tôi và bố nôn thốc nôn tháo sau khi ăn thử.
Ngày hôm sau, mẹ tôi gọi riêng tôi nói mẹ thất vọng về con dâu quá, mẹ không ngờ lại đoảng đến vậy em chẳng biết một thứ gì trong chuỗi danh sách việc nhà. Tôi thì nói, tại ban đầu mọi người không cho tôi cơ hội để nói, không phải tôi và em giấu giếm. Mẹ cũng chấp nhận và yêu cầu tôi góp ý để em sửa chữa. 7 ngày làm dâu của em rôi đi với biết bao câu "ôi con quên" "con xin lỗi mẹ" "mẹ ơi, làm thế nào".. cũng thật may, vì thương tôi nên mẹ chẳng ý kiến gì.
Vợ chồng tôi đã quay lại với công việc của mình nên việc em vào bếp, cơm nước thưa dần. Hết giờ làm, thay vì lượn lờ làm đẹp, mua sắm, em trở về nhà với quyển sách dạy nấu ăn và căn bếp nhỏ. Chẳng biết kết quả sẽ ra sao, khi nhiều ngày sách vở nấu nướng rồi nhưng gia đình tôi vẫn phải ăn đồ ăn sẵn mỗi khi em xung phong làm bếp.
Vợ tôi ngoài đoảng việc bếp núc thì thú thực em còn vô tư quá mức đến độ tôi còn phải nóng mặt. Em cứ nghĩ phòng mình do mình dọn, nên em chỉ lau chùi, quét dọn khi rỗi rãi. Ngủ xong ít khi vợ tôi gấp chăn màn gọn gàng, có lần, mẹ vào phòng nhìn giường ngủ của chúng tôi mà lắc đầu nguầy nguậy. Sau lần đó, tôi nhắc nhở em nên gọn gàng hơn thì vợ tôi tỏ ra khi dỗi, nói tôi nhỏ nhen, xăm soi làm khó em. Nhưng em nào biết, lời tôi chính là lời nhắc nhở gián tiếp của mẹ.
Tôi biết rằng ngoài việc đoảng việc nhà ra thì vợ tôi là người ngoan ngoãn, lễ phép nhưng tôi lo lắng vô cùng nếu em không tiến bộ hơn thì sự nhẫn nại của mẹ tôi sẽ không kìm được nữa. Chắc hẳn em sẽ phải chịu những chỉ trích, thậm chí những lời nói gay gắt từ gia đình tôi. Hằng ngày, mẹ vẫn gọi nhắc nhở tôi bảo ban em cố gắng việc nhà. Tôi biết vợ đang cố gắng rồi nên chẳng muốn góp ý thêm nữa, sợ sẽ tạo áp lực cho em. Hơn nữa, em hay tự ái và tôi luôn biết rằng nếu tôi góp ý em sẽ lại giận cả tuần trời, điều đó khiến tôi khó chịu. Nhưng em cứ nhịp nhàng thế này thì tôi cũng lo lắng, tết này nếu em vẫn còn đoảng thì tôi không chắc mẹ có bảo vệ nổi cho hai vợ chồng nữa không. Một bên là người vợ yêu thương, một bên là trách nhiệm với gia đình, họ hàng. Tôi biết phải làm sao để em vừa tiến bộ, gia đình tôi hạ bớt tiêu chuẩn của dâu trưởng xuống để em đỡ khổ?
Theo Emdep
Hãy yêu như yêu mối tình đầu Mùa thu, mùa táo mèo xuôi về phố, tràn ngập các nẻo đường Hà Nội. Nếm thử một trái táo chín, chua, ngọt, chát đan xen, tôi nhớ đến lời một người bạn từng nói: táo mèo mang hương vị của mối tình đầu. Có ngọt ngào, có chua cay, hương vị của mối tình đầu có lẽ luôn là sự pha trộn...