Công tác phòng, chống dịch bệnh: Vẫn còn nhiều con số đáng lo ngại
Chiều 18/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019″. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cần sự tham gia các ban ngành và toàn dân.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tổng kết công tác y tế 10 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Lương Minh.
Những con số không thể coi thường
Theo báo cáo từ Bộ Y tế về kết quả công tác y tế 10 tháng năm 2019 cho biết, số ca mắc, tử vong của các bệnh dịch nguy hiểm như lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS đã giảm. Ngoài ra, đã thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ> 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Công tác kết hợp quân dân y cũng được triển khai sâu rộng trên toàn quốc. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng) được quán triệt sâu sắc đến chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch, tập trung vào các hoạt động giám sát, truyền thông, quản lý và kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để bùng phát, lan rộng.
Đồng thời, Bộ cũng cho thực hiện các giải pháp tăng số ngày tiêm chủng tại trạm y tế xã, triển khai tiêm chủng lưu động. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, dịch sốt xuất huyết lại có những con số rất đáng báo động. Cho đến thời điểm hiện tại thì dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp. Số ca mắc vẫn có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh thành. Theo đó, số tử vong từ sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sốt xuất huyết, thì dịch tay chân miệng cũng tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, theo thống kê từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết đã ghi nhận 188.529 trường hợp mắc, 36 ca tử vong. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về số ca tử vong do sốt xuất huyết, có 8 người tử vong. Ngoài ra, rải rác ở các tỉnh thành khác như: Đắk Lắk, Bình Dương 3 trường hợp tử vong; Bà Rịa Vũng Tàu 4 ca tử vong; Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bình Phước, Bạc Liêu, Bình Thuận , Gia Lai mỗi tỉnh có 2 ca tử vong; Quảng Bình, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh , Kiên Giang, An Giang đều ghi nhận 1 ca tử vong.
Theo đó, so với cùng kỳ năm 2018 (56.625/11) số mắc tăng 3,3 lần, tử vong tăng 3,2 lần (25 trường hợp).
Bên cạnh đó, số người mắc tay chân miệng cũng tăng lên 43.088 trường hợp tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 02 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 số số trường hợp nhập viện tăng 4,2%. So với cùng kỳ giai đoạn 2013-2017, số nhập viện giảm 40%.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, tình hình hiện tại với những biến đổi khó lường của khí hậu, thì công tác phòng chống dịch bệnh càng cần phải nâng cao đến từng ban ngành, địa phương. Công tác tuyên truyền phải thực sự thấm nhuần đến nhận thức của từng người dân thì công tác phòng, chống mới hiệu quả và đạt kết quả cao.
Qua đó, Bộ trưởng cũng thể hiện sự lo lắng cho diễn biến dịch bệnh vào mùa đông xuân sắp tới, Bộ trưởng Kim Tiến nhận định: “Tôi khá lo ngại về tình hình dịch bệnh trong đông – xuân sắp tới, đặc biệt là bệnh sởi. Chúng ta phải hết sức lưu ý với diễn biến thay đổi thời tiết để có những biện pháp cụ thể phòng, chống bệnh bảo vệ và chăm lo sức khỏe cho người dân.
Video đang HOT
ảnh minh họa
Giải pháp nào cho tình hình trước mắt
Ghi nhận những thành quả đạt được trong 10 tháng qua và cũng nhìn thẳng vào tình hình trước mắt với những khó khăn, thách thức không nhỏ, Bộ Y tế đã đề ra những biện pháp cho kế hoạch trong tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh Đông – Xuân năm 2019. Đó là việc tiếp tục sắp xếp, kiện toan bộ máy tổ chức: Triển khai xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
Bộ cũng sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế: cơ bản hoàn thành việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh, trung tâm y tế huyện đa chức năng và quản lý trạm y tế. Ngoài ra, xây dựng đề án hình thành các trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương, vùng; Cơ quan kiểm soát dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế trung ương và vùng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ.
Đồng thời, cải cách hanh chính, thanh kiểm tra, giám sát: Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ. Đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, triển khai 1 cửa Bộ Y tế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Đặc biệt, Bộ Y tế chủ trương phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế, xây dựng các văn bản pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Tiếp tục xây dựng chuẩn năng lực cơ bản các ngành khoa học sức khỏe để chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách toàn diện.
Trên quan điểm của việc dự phòng và bảo vệ sức khỏe người dân,TS. Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng, Cục Y tế dự phòng cho biết, “Đứng trước tình trạng, một số dịch bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng…, trong khi một số bệnh có vắc xin dự phòng có tỉ lệ tiêm thấp chưa đạt yêu cầu như: Sởi, bạch hầu, dại,… Đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thời tiết năng mưa thất thường dẫn đến sự gia tăng của một số bệnh truyền nhiễm. Theo đó cần tăng cường, đẩy mạnh các công tác phòng, chống dịch bệnh cho thời gian sắp tới là rất cần thiết”.
Đối với công tác dự phòng: Cần tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý. Thực hiện tốt cách ly và phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Đồng thời, thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin kịp thời, chính xác để bộ ngành nắm được và có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu. Tổ chức điều tra và khoanh vùng xử lý ổ dịch và báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh theo quy định. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo tiêm đủ mũi, đúng lịch với các bệnh, đặc biệt đối với bệnh sởi, rubella, ho gà, bạch hầu, viêm não. Rà soát đối tượng, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung và tổ chức các chiến dịch tiêm phòng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95%.
“Đối với công tác điều trị: Phải tập trung các nguồn lực, nhân lực để thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp tử vong. Tổ chức phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thực hiện phòng chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Tập huấn phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập huấn công tác điều trị bệnh nhân và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật các địa phương, đơn vị tuyến dưới ” – Ông Quang Tuấn nhấn mạnh
Lương Minh
Theo Congluan
Bộ trưởng Y tế: 'Tôi cũng bị gọi là thị phi đấy!'
Sáng 20-10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ với báo chí trước khi kết thúc hai nhiệm kỳ làm bộ trưởng.
. Phóng viên: Nếu có một thang điểm 10 chấm điểm cho việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ trưởng, bà tự chấm cho mình bao nhiêu điểm?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi chả dám chấm cho mình, có ai tự chấm cho mình được đâu. Chỉ biết rằng trong thời gian giữ cương vị bộ trưởng, anh em toàn ngành đã rất nỗ lực. Trên cơ sở những quyết sách rất đúng của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt; từ sở y tế đến huyện, trạm y tế, phải nói là áp lực công việc rất nhiều. Tôi cũng có cái hơi áy náy là áp lực cho nhân viên quá.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Mình thay đổi nhiều quá, nhiều việc nhưng đến lúc có kết quả thì các giám đốc sở, giám đốc bệnh viện tỉnh, huyện lại là người hạnh phúc. Họ cứ dẫn tôi đi đến bệnh viện khoe rằng đã làm được những gì: "Đây này bộ trưởng, chỗ này công đoàn làm, chỗ này thanh niên làm, chỗ này kẻ vạch hướng dẫn người dân, nhà vệ sinh phải như thế này... Bộ trưởng ở trên chỉ đạo là bọn em làm đúng như thế".
Đi thăm bệnh nhân thì ai cũng nói: "Bây giờ đỡ lắm rồi bộ trưởng ạ". Có người còn ôm lấy tôi nói: "Chỉ mong bộ trưởng khỏe cho chúng tôi được nhờ". Đây cũng là niềm hạnh phúc của ngành y tế chúng tôi, từ bệnh viện huyện, tỉnh, sở y tế, trạm y tế. Tôi đến bệnh viện chỉ hỏi người dân chứ mình không hỏi cán bộ nhà mình. Tôi hỏi: "Bác chờ lâu không, thái độ của cán bộ có tử tế không, người ta có đòi bác cái này cái khác không, bác có phải trả thêm nhiều tiền không, bác thấy bệnh viện bây giờ thế nào?...". Tất cả đều được trả lời tích cực và nói: "Sao bộ trưởng khác ở trên tivi thế?".
Trong khi trước đây, mỗi lần đến các bệnh viện nhiều khi tôi phải giả vờ, không dám nhìn. Đây là tâm sự thật, các bạn muốn viết thì viết. Cũng có thể tôi gặp các nhà báo ở Quốc hội kỳ họp này là lần cuối, sau này tôi chuyển chỗ làm khác.
. Tám năm qua, bà tâm đắc nhất với điều gì đã làm được?
Tăng sự hài lòng của người dân và chất lượng dịch vụ, có chính sách bảo hiểm y tế lo cho cả người nghèo và người khó khăn.
Đây là đánh giá độc lập của UNDP, đánh giá của tổ chức sáng kiến VN toàn trên 80% và đặc biệt đánh giá sự minh bạch tuyến huyện của UNDP.
. Bà có cảm thấy thiệt thòi và áp lực không khi là nữ bộ trưởng duy nhất, lại là tư lệnh ngành gắn nhiều với cuộc sống của người dân nên phải gánh chịu nhiều bức xúc của xã hội?
Bộ trưởng nào cũng phải vất vả. Để có động lực làm việc thì mình phải đặt mình vào vị trí của người dân, khi dịch vụ của mình chưa đạt được như mong muốn. Muốn thế thì phải nỗ lực toàn diện trong thời gian ngắn. Đó là áp lực rất lớn. Nhưng tôi nghĩ đó là quy luật của cuộc sống, không thể buông bỏ được. Nếu như mình quyết tâm thì phải cố gắng.
Còn rơi vào trường hợp là nữ bộ trưởng duy nhất thì đó cũng là chuyện của cuộc sống, chứ không phải là điều mang cho mình cảm giác gì khác.
Điều để lại nhất là mình làm được gì, ít ra phải có sản phẩm gì cho người dân và cho xã hội. Muốn vậy thì phải "siêng nhặt chặt bị", "lấy cần cù bù thông minh", nhất là ngành này đòi hỏi phải có thời gian. Luôn đặt niềm tin để có sự nỗ lực hết sức nhưng phải có chiến lược bài bản, có hệ thống cấu trúc từng bước, cái nào giải quyết trước, cái nào giải quyết sau, phải tranh thủ học tập rất nhiều kinh nghiệm của nước ngoài để rút ngắn đoạn đường.
. Có lúc nào bà thấy quá áp lực, muốn buông bỏ không?
Tôi nghĩ đó là quy luật cuộc sống, mâu thuẫn luôn phát sinh và phát triển. Giải quyết xong việc này lại phát sinh mâu thuẫn khác và phải giải quyết các mâu thuẫn để phát triển ở mức cao hơn. Mâu thuẫn đó luôn có, không chỉ ở xã hội thu nhập trung bình ở mức thấp mà cả ở những nước thu nhập rất cao, riêng y tế là như vậy. Vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, mà người dân lúc nào cũng muốn được chăm sóc tốt hơn.
. Khi rời cương vị bộ trưởng, điều gì khiến bà trăn trở nhất? Điều gì bà nghĩ có thể làm tốt hơn nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa làm được?
Vừa rồi tôi phải tập trung vào bệnh viện nhiều để "hạ hỏa" những bức xúc của người dân. Số người bị bệnh chỉ chiếm 5%-10% dân số, còn lại chúng ta cần phải chăm sóc, dự phòng và phát hiện bệnh sớm; khuyến khích người dân có lối sống lành mạnh để phòng bệnh, nhất là các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư và các bệnh lớn tuổi.
Lối sống sinh hoạt, phát hiện bệnh sớm thế nào và cái đó phải gắn với y tế cơ sở, tiến tới mục tiêu bao phủ y tế toàn dân. Mơ ước của Liên Hiệp Quốc, y tế thế giới, các tổ chức quốc tế là không để lại ai phía sau.
. Còn tâm tư thì sao, thưa bà?
Còn nhiều thứ phải lo cho người dân và trách nhiệm với thế hệ sau, giải quyết mâu thuẫn này lại có mâu thuẫn khác phát sinh. Tôi cũng trăn trở một số công trình xây dựng có vướng mắc, chưa xong sớm để phục vụ người dân tốt hơn. Cạnh đó, một số vấn đề về dược vẫn đang giải quyết.
Tôi cũng bị gọi là thị phi đấy nhưng thực chất là bị thông tin không trung thực, không chính xác qua những mạng trái lề. Nhưng tôi nghĩ cơ quan chức năng sẽ làm một cách công minh, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng việc, không bỏ sót, không làm oan sai...
. Dù đến nay chưa có nhân sự kế nhiệm nhưng khi có người kế nhiệm, bà kỳ vọng họ sẽ giải quyết được vấn đề gì ở nhiệm kỳ của mình mà bà chưa giải quyết được?
Chắc ai cũng phải tâm huyết với nhiệm vụ và mỗi một nhiệm kỳ phải có một chiến lược công việc.
. Xin cám ơn bà.
Dự kiến tại kỳ họp thứ 8, sáng 25-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc tờ trình đề nghị miễn nhiệm bộ trưởng Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ thảo luận ở đoàn và bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, Quốc hội thông qua nghị quyết miễn nhiệm bộ trưởng Y tế.
Tại cuộc họp báo trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trả lời câu hỏi "Vì sao bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được dự kiến miễn nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ và ai sẽ thay bà Tiến?", Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lý giải: Bộ trưởng Tiến đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định; ngoài ra ba tháng trước, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm bà Tiến làm trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thay ông Nguyễn Quốc Triệu.
Bà Tiến sinh ngày 1-8-1959. Bộ luật Lao động quy định tuổi hưu của nam là 60, nữ là 55. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ cho phép nới tuổi hưu thêm năm năm với một số chức vụ từ thứ trưởng và tương đương trở lên.
Bà Tiến quê Hà Tĩnh, là tiến sĩ y khoa, phó giáo sư; ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI; bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Y tế từ năm 2011. Bà Tiến không trúng cử Trung ương khóa XII và là nữ bộ trưởng duy nhất trong Chính phủ hiện nay.
Ngày 14-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, đã nhận quyết định kiêm chức bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế, thay bà Kim Tiến.
ĐỨC MINH
Theo PLO
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Gánh nặng do lạm dụng rượu bia là rất lớn Ngày 16/10, tại Hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại rượu bia vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là Luật khó khăn mà Bộ Y tế đã mất 7 năm xây dựng, bảo vệ mới thành công. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, lần...