Công tác nhiệm kỳ khó kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai
Đó là một trong những khó khăn được nêu ra tại Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai tổ chức tại TP.HCM, ngày 24.11.
Đánh giá cao những kết quả đạt được, ông Trần Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng cần đánh giá lại vai trò chỉ đạo của Ủy ban Bảo vệ môi trường (UB BVMT) trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (gọi tắt: Đề án) giai đoạn 2016-2017 vừa qua.
Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong báo cáo tổng kết, Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) thừa nhận, tình hình triển khai Đề án trong năm 2016-2017 vẫn còn một số mặt hạn chế.
Cơ chế hoạt động và các quyết nghị của Ủy ban không mang tính ràng buộc chặt chẽ mà chủ yếu dựa trên sự đồng thuận giữa các tỉnh trên lưu vực sông. Việc triển khai thực hiện Đề án vì thế còn nhiều vướng mắc, chưa giải quyết triệt để các vấn đề bức xúc liên tỉnh.
Bản đồ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
“Chủ tịch của UB BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là do Chủ tịch UBND các tỉnh thuộc lưu vực sông luân phiên đảm nhận nên việc chỉ đạo phối hợp giữa các tỉnh còn hạn chế”, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Chủ tịch UB BVMT LVHT sông Đồng Nai thừa nhận.
Video đang HOT
Theo ông Thái, nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố trên lưu vực trong phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt của hàng triệu người dân đang sinh sống ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã và đang bị ô nhiễm cục bộ, tập trung chủ yếu tại các đoạn sông chảy qua Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tuy nhiên, sức ép từ các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội lên môi trường nước của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày càng lớn. Hậu quả là nguồn nước mặt thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã và đang bị ô nhiễm cục bộ, tập trung chủ yếu tại các đoạn sông chảy qua các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất…
Nguồn lực tài chính thực hiện Đề án lưu vực sông rất thiếu do các nhiệm vụ của Đề án không có nguồn tài chính riêng mà được tính chung trong tổng nguồn kinh phí BVMT nên địa phương gặp nhiều khó khăn.
Tại một số khu vực nội thành, nội thị, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh thành phố vẫn đang tồn tại các điểm nóng ô nhiễm môi trường nước cục bộ. Đơn cử như chất lượng nước kênh Ba Bò từ cuối năm 2016 đã có dấu hiệu ô nhiễm trở lại.
Tốc độ phát triển kinh tế cần đảm bảo cân bằng bảo vệ môi trường, xã hội. Ảnh Nguyên Vỹ
Một số điểm nóng ô nhiễm khác như kênh Thầy Cai, An Hạ, suối Siệp, suối Linh, suối Săn Máu, sông Cần Giuộc… tiến độ khắc phục còn chậm. Một số điểm nóng ô nhiễm cục bộ phát sinh mới đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.
Công tác BVMT lưu vực sông mang tính đặc thù cao. Các địa phương rất khó phân tách các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án với các nhiệm vụ, dự án BVMT nói chung. Do vậy, việc tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá là rất khó khăn, đôi khi chồng chéo.
Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, lấy ví dụ cụ thể lại hồ Dầu Tiếng. Hồ này thuộc quản lý cấp Bộ, nằm trong hệ thống tài nguyên chiến lược quốc gia, lại nằm trên địa bàn quản lý của cả 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. Việc kiểm tra xử phạt nạn khai thác cát lậu rất khó khăn.
Hồ Dầu Tiếng thuộc quản lý của nhiều địa phương và bộ ngành gây chồng chéo. Ảnh Nguyên Vỹ
Đồng tình ý kiến của đại diện 11 tỉnh thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng cần thiết phải thống nhất cơ sở dữ liệu quản lý lưu vực sông giữa các địa phương với cấp bộ ngành.
“Dữ liệu của địa phương thì địa phương biết, dữ liệu của Cục thì cục nắm; việc khai thác dữ liệu chung cho vấn đề của toàn lưu vực chưa hiệu quả”, bà Mỹ nói.
Chia sẻ các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, các tỉnh thành nằm trong lưu vực đã ký kết quy chế phối hợp chung. Đây là hành động cần thiết nhưng thực tế công tác triển khai còn rời rạc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh Nguyên Vỹ
“Quá trình triển khai Đề án còn không ít khó khăn. Điều này cho thấy cần thiết phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa từ bộ nghành, đặc biệt là sự quyết tâm của cấp địa phương. Sắp tới Bộ sẽ thực hiện lại quy hoạch tổng thể toàn lưu vực gắn với điều kiện phù hợp từng địa phương”, Thử trưởng chia sẻ.
Theo Danviet
Vụ doanh nghiệp xả thải tại Hưng Yên: Bộ trưởng Bộ TNMT chỉ đạo làm rõ
Trước thông tin doanh nghiệp xả thải ra môi trường tại Hưng Yên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã yêu cầu Tổng cục Môi trường phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an để điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.
Ngay sau khi nhận được thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về một doanh nghiệp xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra kênh Bắc Hưng Hải, tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vừa bị Tổ công tác Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an bắt quả tang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục Môi trường:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Báo Đầu Tư.
1. Theo dõi sát vụ việc; phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền; làm rõ và kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp ở địa phương; báo cáo Bộ trưởng kết quả trước ngày 10 tháng 12 năm 2017.
2. Chỉ đạo, phối hợp rà soát toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động xả thải ra kênh Bắc Hưng Hải; tổ chức kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện trong Quý I năm 2018.
Hiện nay, Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng giao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng thông báo đến phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí./.
Theo Danviet
Vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh: Yêu cầu bồi thường gần 9 tỉ đồng Trần Văn Giang dù không có bằng lái tàu thủy vẫn được chủ tàu cho điều khiển tàu kéo sà lan chở 800 tấn cát. Sau đó, do thiếu kinh nghiệm lái tàu nên Giang đã để sà lan tông sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai. Ngày 14/11, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử các bị...