Công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử thực sự dân chủ, khách quan
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa ban hành thông tri hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử thực sự dân chủ, khách quan, đúng luật, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng, chất lượng người được giới thiệu.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND cùng cấp để thành lập Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo quy định. Căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng của các tổ chức phụ trách bầu cử, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cử đại diện lãnh đạo tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; bảo đảm đủ cơ cấu, thành phần của Ủy ban MTTQ Việt Nam tham gia các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và các tổ chức chính trị – xã hội tham gia Ban bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Về tổ chức các hội nghị hiệp thương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động phối hợp với Thường trực HĐND, Ủy ban bầu cử cùng cấp thực hiện các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND theo đúng quy định. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động đề nghị và thống nhất với Thường trực HĐND cùng cấp dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử để danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định.
Hướng dẫn nêu rõ, những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo bằng văn bản để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định. Trường hợp đặc biệt là những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND nhưng do điều kiện công tác đặc thù ít tiếp xúc với cử tri và nhân dân nơi cư trú nên không đạt được trên 50% tổng số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị…
Video đang HOT
Về tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác, hướng dẫn nêu rõ, trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc giới thiệu người khác. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không có người đủ điều kiện để dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp điều chỉnh cơ cấu người ứng cử.
Với việc tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử cư trú thường xuyên tại địa phương; thông báo đầy đủ, sớm trước 5 ngày về người ứng cử, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị cử tri, thông tin tóm tắt tiểu sử của người ứng cử trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri được biết.
Về tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với UBND ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh. Trường hợp đặc biệt do điều kiện khách quan mà Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh không thể trực tiếp chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử thì phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện chủ trì, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phải cử cán bộ của mình tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri nhằm chủ động nắm tình hình và bảo đảm cho hội nghị tiếp xúc cử tri được thực hiện an toàn, đúng luật. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình.
Với việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, hướng dẫn cũng nêu rõ, phải bảo đảm công bằng giữa những người ứng cử để cử tri và nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có điều kiện hiểu rõ hơn về người ứng cử. Tóm tắt tiểu sử người ứng cử gửi đến các gia đình, phát thanh trên hệ thống loa công cộng. Người ứng cử có thể gửi chương trình hành động của mình cho các cử tri dự hội nghị tiếp xúc. Số cuộc tiếp xúc cử tri đối với người ứng cử ĐBQH ít nhất là 10 cuộc; đối với người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh ít nhất là 5 cuộc; đối với người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã ít nhất là 3 cuộc. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (ngày 28-4) và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22-5).
Hướng dẫn cũng nêu rõ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã phối hợp với Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử các cấp, các cơ quan có liên quan trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến công tác bầu cử.
TPHCM chỉ định Bí thư Thành ủy Thủ Đức trong tuần tới
UBND TPHCM đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy và Thành ủy viên của thành phố Thủ Đức trước ngày 8/1.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan vừa ký quyết định điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM.
Việc này nhằm đảm bảo việc thành lập Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đúng quy định của luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và công văn của Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Lãnh đạo TPHCM đón nhận Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức ngày 31/12 (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo đó, từ ngày 1/1 đến 7/2, phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp, bàn giao, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự tổ chức Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức thuộc ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tại các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp. Bộ máy hành chính nhà nước của thành phố Thủ Đức chính thức hoạt động vào ngày 7/2.
UBND TPHCM đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của 3 quận, Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của thành phố Thủ Đức.
Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy Thủ Đức và Thành ủy viên, hoàn thành trước ngày 8/1.
Trước ngày 17/1, HĐND TP Thủ Đức tiến hành bầu các chức danh thuộc thẩm quyền, bao gồm: Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của các ban thuộc HĐND; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên UBND. Trước ngày 20/1, HĐND các phường mới tiến hành bầu các chức danh thuộc thẩm quyền.
Đối với các cơ quan ngành dọc trực thuộc Trung ương, TPHCM đề nghị tiến hành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy; tài sản; biên chế, công chức, viên chức và người lao động trước ngày 25/1.
Ngoài ra, UBND TPHCM cũng đề nghị Thủ trưởng các sở ngành xây dựng nội dung hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển tiếp; trực tiếp xử lý những vấn đề vướng mắc của cơ sở theo thẩm quyền, hoàn tất trước ngày 25/1.
Các cơ quan, đơn vị và địa phương thay đổi bảng tên, biển hiệu trước ngày 1/2. Thành lập Ủy ban bầu cử ở TP Thủ Đức các ở các phường nơi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 7/2.
TP Thủ Đức rộng hơn 211km2 với hơn 1 triệu dân (ảnh: Phạm Nguyễn)
Từ ngày 7/2 đến ngày bầu cử 23/5 , tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ sau khi sắp xếp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính.
Sau ngày bầu cử 23/5 , tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan sau bầu cử; hoàn thành cơ bản phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Quyết định của lãnh đạo TPHCM đồng thời đề ra yêu cầu xây dựng và ban hành quyết định phân cấp, ủy quyền cho UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức mang tính đột phá, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của thành phố mới.
UBND TPHCM cũng thành lập Tổ công tác xử lý những vấn đề phát sinh do Sở Nội vụ làm tổ trưởng.
Không đưa vào danh sách hiệp thương người có tín nhiệm dưới 50%, 'trường hợp đặc biệt' phải báo cáo Theo hướng dẫn của Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ "trường hợp đặc biệt" cần báo cáo bằng...